IV. Các tổ chức chính trị xã hội và nghề nghiệp của tỉnh:
4.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Tính khả thi trong thực hiện các chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bao gồm: phạm vi và đối tượng thụ hưởng chính sách, nội dung của chính sách, nguồn lực để thực thi chính sách và đặc điểm và năng lực của cơ quan thực thi chính sách…Tuy nhiên, trong nội dung này nghiên cứu quan tâm phân tích yếu tố về nguồn lực để thực thi chính sách và năng lực của cơ quan thực thi chính sách.
4.2.4.1 Nguồn lực thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn a/ Phát triển kinh tế - xã hội:
Trong những năm qua, kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, một số ngành có mức tăng trưởng nhanh và toàn diện. Tổng sản phẩm (GDP) tăng bình quân 15,1%; trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 18,3%, khu vực dịch vụ tăng 19,1%, nông nghiệp - lâm nghiệp - thuỷ sản tăng 1,2%. Năm 2010, GDP bình quân đầu người ước đạt 1.800 USD, tỷ trọng nông nghiệp 11%, công nghiệp - xây dựng 64,8%, dịch vụ 24,2%. Giá trị sản xuất công nghiệp 23.000 tỷ đồng (giá cốđịnh 1994), tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 ước đạt 1.250 triệu USD, tăng bình quân 67,2%/năm. Thu ngân sách trên địa bàn năm 2010 ước đạt 5.000 tỷ đồng, tăng bình quân 30,4%/năm tất cả những yếu tố phát triển trên đã góp phần không
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 79 nhỏ làm tăng nguồn ngân sách của tỉnh vì vậy nó giúp cho đời sống, nhu cầu sinh hoạt cũng như vấn đề nhận thức về ngành nghề đã được nâng cao, lao động trong các xã, huyện cũng bắt đầu quan tâm đến vấn đề học nâng cao chất lượng tay nghề.
b/ Về lao động việc làm:
Năm 2006, tổng số người trong độ tuổi lao động khoảng 613 ngàn người và tăng lên 656 ngàn người năm 2010. Trong đó:
- Ở khu vực thành thị: 157,4 ngàn người (bằng 24%); - Ở khu vực nông thôn: 498,6 ngàn người (bằng 76%);
Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong các ngành Công nghiệp - Xây dựng - Dịch vụ và giảm trong khu vực nông nghiệp. Tuy nhiên, lao động trong khu vực nông nghiệp của tỉnh vẫn còn cao. Giai đoạn 2006-2010, cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế như sau:
Bảng 4.14: Cơ cấu ngành nghề lao động tỉnh Bắc Ninh
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2010
Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 63,3% 42,8% Công nghiệp và xây dựng 22,3% 33%
Dịch vụ 14,4% 24,2%
(Nguồn: Số liệu thống kế tỉnh Bắc Ninh)
Chia theo khu vực: 33.800 người làm việc trong khu vực Nhà nước, 529.500 người làm việc trong khu vực ngoài Nhà nước, 36.200 người làm việc trong khu vực FDI (có vốn đầu tư nước ngoài).
- Chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn cùng với các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội của tỉnh được thực hiện đã tạo động lực mới cho sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch tích cực.
- Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các làng nghề được đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần phát triển nhanh chóng. Sau khi đầu tư và đi vào sản xuất, các doanh nghiệp đã tạo việc làm cho hàng chục ngàn lao động.
- Công tác xuất khẩu lao động trong những năm qua đã đóng góp không nhỏ trong việc giải quyết việc làm. Từ 2004 đến 2010 đã có 19.453 người đi làm việc ở nước ngoài. Bình quân mỗi năm xuất khẩu 2.700 lao động.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 80 - Từ năm 2006 đến năm 2010 toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 110.750 LĐ, bình quân mỗi năm trên 22.000 lao động.
c/ Công tác dạy nghề trên địa bàn tỉnh trong những năm qua
1. Mạng lưới cơ sởđào tạo nghề:
Năm 2006, toàn tỉnh có 25 cơ sở dạy nghề. Đến năm 2010 đã có 48 cơ sở dạy nghề (tăng 23 cơ sở dạy nghề so với năm 2006), trong đó:
- Các Bộ, ngành Trung ương quản lý: 6 cơ sở; (gồm 01 trường CĐN, 03 trường CĐ có dạy nghề, 02 trường trung cấp nghề).
- Tỉnh quản lý: 42 cơ sở; (gồm 1 trường CĐN, 13 trường TCN, 20 trung tâm dạy nghề và 8 cơ sở khác có đăng ký hoạt động dạy nghề; Đã có 8/8 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh có cơ sở dạy nghềđang hoạt động).
2. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề:
- Các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề công lập và một số trường tư thục có diện tích đất và phòng học đạt chuẩn theo quy định tại Quyết định số 71/2008/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Lao động - TB và XH.
- Hầu hết các trung tâm dạy nghề cấp huyện và các cơ sở dạy nghề tư thục chưa được giao đất và vốn để xây dựng trụ sở làm việc, còn phải đi thuê, mượn... Đặc biệt là các trung tâm dạy nghề cấp Huyện, Thị xã, Thành phố.
- Trang thiết bị dạy nghề còn thiếu và lạc hậu nên ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo.
- Từ năm 2006 đến nay: Tổng số kinh phí được đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy nghề từ các chương trình mục tiêu quốc gia (nguồn vốn TW) là 54.280 triệu đồng.
- Một số các cơ sở dạy nghề đã liên kết với các doanh nghiệp để học sinh thực tập, tiếp cận với các trang thiết bị hiện đại mà doanh nghiệp đang sử dụng.
3. Đội ngũ giáo viên:
- Tổng số cán bộ, giáo viên dạy nghề hiện nay: 1.205 người.
- Số cán bộ, giáo viên của các cơ sở dạy nghề thuộc tỉnh quản lý: 881 người.
Trong đó:
+ Số giáo viên cơ hữu: 836 người; + Số giáo viên thỉnh giảng: 369 người;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 81 được yêu cầu về chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Đối với hệ thống các trung tâm dạy nghề cấp huyện và các cơ sở dạy nghề ngoài công lập: đội ngũ giáo viên thiếu, đa số là giáo viên thỉnh giảng; Ở một số nghề giáo viên chỉđáp ứng khả năng truyền nghề, không có nghiệp vụ sư phạm DN.
4. Chương trình, giáo trình dạy nghề:
- Một số chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn đã được thống nhất dùng chung trên địa bàn toàn tỉnh (10 nghề). Đồng thời các cơ sở dạy nghề đã chủ động biên soạn, chỉnh sửa, bổ sung, phê duyệt chương trình, giáo trình theo nhu cầu của thị trường lao động để tổ chức thực hiện.
- Các chương trình khung, các chương trình - giáo trình môn học chung ở trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề do Bộ Lao động TB và XH ban hành đã được các cơ sở dạy nghề sử dụng có hiệu quả.
5. Ngành nghềđào tạo:
Tổng số nghề đào tạo là 44 nghề; hiện nay các nghề đào tạo tương đối phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Trình độ cao đẳng nghề với 10 nghề, tuyển sinh đào tạo 2.000 người/năm, gồm các nghề: Kế toán doanh nghiệp; Công nghệ ô tô; Điện; Điện tử; Hàn; Cấp thoát nước; Xây dựng và hoàn thiện công trình; Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt; Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính; May và thiết kế thời trang.
- Trình độ trung cấp nghề với 30 nghề, mỗi năm đào tạo được 3.000 - 3.500 người, gồm các nghề: Cắt gọt kim loại; Hàn; Điện công nghiệp; Điện tử công nghiệp; Điện nước; Mộc mỹ nghệ; May và thiết kế thời trang; Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính; Kế toán doanh nghiệp; Quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi, công nghệ ô tô...
- Trình độ sơ cấp nghề với 14 nghề, năm 2010 đào tạo trên 30.000 người, gồm: Hàn; Điện công nghiệp; Mộc mỹ nghệ; May CN; Mây tre đan; Lái xe ôtô; Điện dân dụng; Thêu ren; Kỹ thuật trồng trọt (trồng nấm, rau, hoa...); Nuôi trồng thuỷ sản; Thú y,...Trong đó dạy nghề cho lao động nông thôn trên 10.000 lao động.
4.2.4.2 Yếu tố kinh phí ảnh hưởng đến chính sách đào tạo nghề cho LĐNT
Kế hoạch và tình hình sử dụng kinh phí thực hiện đề án chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82 Tổng kinh phí thực hiện chính sách đề án trong 3 năm từ năm 2010 - 2012 là: 80.001 triệu đồng
(Tám mươi nghìn không trăm linh một tỷđồng) Trong đó: Ngân sách Trung ương: 48.153 triệu đồng Ngân sách địa phương: 31.837 triệu đồng * Kinh phí đầu tư cho các TTDN cấp huyện như sau:
Kinh phí hỗ trợ cho công tác đào tạo nghề còn thấp, thực tế không đủ chi cho đào tạo việc sử dụng kinh phí sai mục đích dẫn tới tình trạng thất thoát nguồn ngân sách làm cho công tác đào tạo bị sai lệch
Bảng 4.15: Kế hoạch và tình hình sử dụng kinh phí thực hiện đề án chính sách
đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong 3 năm 2010 - 2012
ĐVT: Triệu đồng TT Nội dung Tổng hợp trong 3 năm 2010 - 2012 Tổng số NSTW Ngan sách tỉnh Ngân sách huyện I Hỗ trợ LĐNT học nghề, mô hình DN, XD chương trình , học liệu, đào tạo bỗi dưỡng giáo viên, người dạy nghề 32.975,25 4.000 12.617,8 16.357,4 1 Hỗ trợ LĐNT dạy nghề 31.733,7 4.000 11.461,31 16.272,46 1.1 Kinh phí đào tạo 1.241,48 1.156,5 84,98 1.2 Kinh phí hỗ trợ tiền ăn 2 Điều tra khảo sát 400 400 3 Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, người
dạy nghề, cán bộ quản lý dạy nghề