2.2.3.1 Quế Võ nâng cao hiệu quảđào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động
Những năm gần đây, huyện Quế Võ đã triển khai thực hiện khá hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu khả quan, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở Quế Võ cũng đang gặp một số khó khăn, thách thức như: Các ngành nghềđào tạo chưa thật phù hợp với nhu cầu của người lao động, của sự phát triển thị trường lao động; việc đào tạo ngắn hạn còn nhiều hạn chế, chưa gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với nhu cầu tuyển dụng; nhiều lao động qua đào tạo nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, thiếu tác phong lao động công nghiệp.
Trước yêu cầu thực tiễn đặt ra, để làm tốt hơn công tác đào tạo nghề, giải quyết việc, UBND huyện Quế Võ tập trung chỉđạo các cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền sâu rộng chủ trương đào tạo nghề, giải
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32 quyết việc làm, xuất khẩu lao động trong cộng đồng dân cư. UBND các xã, thị trấn xác định nhu cầu việc làm, nhu cầu học nghề của lao động nông thôn nói chung và nhu cầu việc làm của hộ nghèo nói riêng, số người trong độ tuổi có thể tham gia đào tạo nghề, xuất khẩu lao động chưa có việc làm ổn định để xây dựng cơ sở dữ liệu cho công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm tại địa phương.
Chỉ tính riêng từ năm 2012, các ngành của huyện đã phối hợp tổ chức 278 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, thu hút 26.844 người tham gia, 43 lớp đào tạo nghề cho 1.231 lao động, giải quyết việc làm mới cho 5.613 lao động, đạt 103,9% kế hoạch. Trong đó, lao động vào làm việc trong các khu, cụm công nghiệp 2.167 người; làm việc tại các doanh nghiệp dân doanh 1.176 người; xuất khẩu lao động 474 người. Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện giải ngân 20.533 triệu đồng cho 1.115 lượt hộ nghèo vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, 3.768 triệu đồng cho vay giải quyết việc làm, góp phần tạo điều kiện cho trên 2.000 người có việc làm ổn định. Thời gian tới, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, các xã, thị trấn đẩy mạnh chương trình phối hợp đào tạo nghề, giải quyết việc làm giai đoạn 2011-2015 và đề ra các biện pháp tổ chức thực hiện sát với từng thời điểm, phát huy lợi thế của từng địa phương, đơn vị. Trên cơ sở phát triển kinh tế xã hội từng xã để giải quyết việc làm tại chỗ, tạo thêm nhiều việc làm mới ổn định gắn với xây dựng nông thôn mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ thuần nông sang kinh tế công, nông nghiệp dịch vụ. Phát triển ngành công nghiệp xây dựng tạo ra sự vượt trội trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng CNH - HĐH làm nền tảng cho kinh tế huyện phát triển nhanh và bền vững.
Tổ chức nhiều buổi tham vấn về dạy nghề, việc làm và xuất khẩu lao động đến các thôn và người lao động trên địa bàn. Tăng cường tuyên truyền, vận động các trường hợp đã hết hạn hoặc sắp hết hạn hợp đồng lao động tại Hàn Quốc trở về nước đúng quy định để các trường hợp khác có đủ điều kiện được xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc theo hợp đồng đã ký kết. Đẩy mạnh các hoạt động cho vay vốn giải quyết việc làm, vay vốn giảm nghèo nhằm hỗ trợ lao động có hoàn cảnh khó khăn, lao động nông thôn sau thu hồi đất canh tác giúp họ tự tạo việc làm thông qua các hoạt động sản xuất, kinh doanh buôn bán nhỏ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33 Tăng cường trách nhiệm Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo huyện trong kiểm tra, đôn đốc việc sử dụng vốn vay của chủ dự án, thu hồi vốn đúng thời hạn giúp các dự án khác vay giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động. Tiến hành bố trí, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên Trung tâm Dạy nghề huyện, bảo đảm đủ về số lượng, đạt về chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụđề ra.
2.2.3.2 Đào tạo nghề cho lao động ở thị xã Từ Sơn
Trên địa bàn thị xã Từ Sơn đã hình thành 14 khu, cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề… Để phục vụ nguồn nhân lực có trình độ vào làm trong các doanh nghiệp và cho lao động trong diện thu hồi đất, thị xã Từ Sơn đã và đang đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động.
Thị ủy, UBND thị xã ban hành Nghị quyết và xây dựng đề án đào tạo nghề cho lao động giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020. Dự báo đến năm 2015, thị xã có 99.400 lao động trong độ tuổi, chiếm 64,72%, đến năm 2020 là trên 108 nghìn người lao động trong độ tuổi, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn đạt 58,5%, hàng năm giới thiệu việc làm bình quân cho 3000 lao động.
Để đạt được mục tiêu trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thị xã đã gắn việc đào tạo với nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để lao động tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện và sở trường của từng người. Thị xã đã giao cho các ngành chức năng tổ chức khảo sát, điều tra nhu cầu học nghề trên địa bàn 12/12 xã, phường và đăng ký nhu cầu tham gia học nghề.
Đối với các cơ sở dạy nghề trên địa bàn được kiểm tra, đánh giá năng lực đào tạo và hướng dẫn các đơn vị dạy nghề xây dựng kế hoạch, chương trình tuyển sinh. Ưu tiên các địa phương có nhiều diện tích đất nông nghiệp được thu hồi để phát triển các khu công nghiệp, cụm CN - TTCN và khu đô thị. Trung tâm dạy nghề TX hiện đang dạy các nghề chính như: Kỹ thuật may công nghiệp, kỹ thuật trồng trọt, thú y, điện dân dụng, điện tử, tin học văn phòng, nấu ăn… Việc tuyển sinh và đào tạo nghề khá đa dạng, theo nhu cầu người học, chỉ tập trung loại hình đào tạo ngắn hạn dưới 3 tháng. Trên địa bàn có 1 trường Đại học, 3 trường Cao đẳng đào tạo nhiều ngành nghề từ hệ sơ cấp đến cao đẳng, đại học ngày càng tăng…
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34 Bằng việc triển khai và các hình thức đào tạo nghềđa dạng, từ năm 2006 đến năm 2012, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội, Trung tâm Dạy nghề thị xã phối hợp với các tổ chức hội đoàn thể và liên kết với các đơn vị đào tạo nghề tổ chức được 45 lớp cho 1370 học viên với các ngành nghề. Toàn thị xã đã có khoảng trên 29.000 lao động đã được đào tạo qua các mô hình đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 51,4% lên 58,5%. Qua đó, góp phần đưa thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn TX lên 68 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo trong TX giảm xuống còn 1,68%. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Trần Tưởng, Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội thị xã: Việc đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn TX vẫn còn những hạn chế nhất định. Đó là các cơ sởđào tạo nghề trên địa bàn TX nhiều nhưng chưa chú trọng đào tạo nghề ngắn hạn cho người lao động. Đặc biệt do điều kiện kinh tế phát triển, nhiều gia đình chỉ mong muốn cho con em mình theo học các chương trình dài hạn. TT dạy nghề TX chưa có trụ sở, các ngành nghềđào tạo chưa đa dạng và không đáp ứng được nhu cầu của người lao động cũng như yêu cầu của các khu công nghiệp và phát triển kinh tế xã hội ởđịa phương.
Từ những khó khó khăn này, Thị uỷ, UBND TX đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng cần đánh giá cụ thể xem việc đào tạo nghề cho người lao động có phù hợp với nhu cầu của địa phương hay không, số lao động đã được đào tạo có hiệu quả trong thực tiễn hay không. Đặc biệt sau đào tạo cần có đánh giá rút kinh nghiệm về hướng đào tạo và ngành nghềđào tạo; đồng thời xem xét kế hoạch đào tạo cụ thể về ngành nghề để tạo việc làm cho người lao động, đồng thời cũng cần chính sách để yêu cầu các doanh nghiệp lấy đất trên địa bàn tạo điều kiện để con em địa phương có việc làm… Đây là vấn đề cần được tháo gỡ để Từ Sơn khai thác được nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội của thị xã trong những năm tới.