ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.5 Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu
3.1.5.1 Những thuận lợi
- Bắc Ninh có điều kiện tự nhiên rất phong phú, là trung tâm kinh tế dịch vụ thương mại, nơi tập trung các trung tâm nghiên cứu khoa học, các ứng dụng khoa học công nghệ, có vị trí địa kinh tế, chính trị quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa không chỉ của thành phố mà còn của cả tỉnh. Kinh tế của tỉnh Bắc Ninh có nhiều ngành kinh tế mũi nhọn, nhiều nhà máy xí nghiệp, cơ sở công nghiệp tập trung của trung ương, của tỉnh đóng trên địa bàn, đây là tiềm năng để tỉnh Bắc Ninh đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ, là điều kiện thuận lợi để tạo việc làm cho người lao động.
- Người dân Bắc Ninh vốn có truyền thống văn hiến cách mạng, mạng bản sắc của người dân xứ Kinh Bắc, thông minh cần cù, năng động và sáng tạo. Cộng đồng dân cư có nhiều ngành nghề truyền thống như may mặc, sản xuất đồ mộc, thủ công mỹ nghệ, xây dựng, làm giấy, nông nghiệp hàng hóa...Cùng với phát triển làng nghề truyền thống đã góp phần tạo sựổn định về việc làm cho người lao động.
- Công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh kéo theo tăng trưởng kinh tế cao sẽ tạo nhiều làm việc mới cho người lao động.
- Lực lượng lao động trẻ, dồi dào, số lao động có trình độ văn hoá và tay nghề cao có khả năng lao động và tiếp cận tốt với chuyển giao khoa học công nghệ hơn các khu vực huyện, thị lân cận, nên cơ hội tìm việc làm dễ dàng hơn và đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Với vị trí địa lý thuận lợi cùng với những chính sách ưu đãi đối với hoạt động đầu tư của tỉnh, thành phố mà Bắc Ninh có được nhiều chính sách đầu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40 tư phát triển sản xuất theo đó tạo việc làm cho người lao động. Đồng thời, chính sách hỗ trợ vốn vay và những ưu đãi đi kèm còn tạo điều kiện để người lao động tự tạo việc làm cho mình như phát triển các ngành nghề sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ hoặc hợp tác gia công...
3.1.5.2 Khó khăn
- Thành quả kinh tế mà Bắc Ninh đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế là trung tâm thành phố vệ tinh của cả nước, là trọng điểm kinh tế của vùng, là đầu mối giao thông, kinh tế giao thương quan trọng: Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng. Kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao nhưng chưa toàn diện. Tiềm năng về phát triển du lịch gắn với lễ hội chậm được đầu tư và khai thác có ảnh hưởng tác động đến giải quyết việc làm cho người dân
Tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa kéo theo việc thu hồi đất nông nghiệp với lượng lớn gây nên tình trạng nhiều lao động nông nghiệp thiếu việc làm do thiếu đất canh tác và chưa thể một sớm một chiều chuyển đổi nghề mới, vì vậy đời sống gặp nhiều khó khăn.
- Kinh tế của khu vực ngoài quốc doanh và cá thể còn nhiều hạn chế do cơ chế quản lý, do năng lực tiêu thụ sản phẩm, do nguồn vốn đầu tư hạn chế…nên khả năng thu hút lao động và tạo việc làm còn thấp.
- Trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ tay nghề tuy có cao hơn so với khu vực lân cận, song còn thấp, nhất là lượng lao động thất nghiệp, đây là bài toán khó trong giải quyết việc làm cho lực lượng lao động này của thành phố.
- Khủng hoảng suy thoái kinh tế thế giới đã tác động mạnh mẽ đến kinh tế trong nước dẫn đến tình trạng sản xuất của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, đình đốn. Do vậy, nhiều lao động bị mất việc làm và thiếu việc làm.
Đó là một số yếu tố cơ bản tác động đến quá trình phát triển kinh tế xã hội cũng như giải quyết việc làm cho người lao động trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bắc Ninh.