Cơ chế chính sách chung về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH đào tạo NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN địa bàn TỈNH bắc NINH (Trang 92 - 95)

IV Truyền thông, kiểm tra, giám sát 428.433 428

B ảng 4.18: Về cơ chế chính sách

4.3.1 Cơ chế chính sách chung về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

4.3.1.1 Đào tạo nghề cho lao động làm việc trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp

Phát triển đào tạo nghề tại chỗ cho người lao động trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp nhằm nâng cao kỹ năng sản xuất nông, lâm và ngư nghiệp góp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 92  phần nâng cao năng suất lao động trong sản xuất nông nghiệp nói chung. Đây là một trong những đề xuất chính rất cần được các cơ quan quản lí nhà nước nhất là ở cấp trung ương nghiên cứu, xem xét ban hành các chính sách ở cấp quốc gia về việc chuẩn hóa hình thức đào tạo nghề tại chỗ với các tiêu chí cụ thể, hỗ trợ phù hợp và hướng nghiệp tốt để đảm bảo dạy được nghề cho lao động nhất là lao động nông thôn hiện vẫn đang chiếm đa số trong lực lượng lao động cả nước đồng thời đẩy nhanh được tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

Tăng cường đa dạng hóa các hình thức dạy nghề cho nông dân thông qua hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khôi phục dạy nghề cho nông dân ở các vùng chuyên canh như vùng nguyên liệu thuốc lá, cây cao su, cà phê… có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp. Đây là hình thức đào tạo nghề mang tính tập trung cao vào từng lĩnh vực sản xuất cụ thể có thể áp dụng cho các ngành hàng nhất là các ngành hàng đặc sản nhằm đẩy mạnh sản xuất, nâng cao giá trị.

Đa dạng hoá phương thức và phương pháp đào tạo, chú trọng phương pháp dạy tại hiện trường sản xuất; phương pháp có sự tham gia của người học; lưu ý đến tính đặc thù của các nhóm đối tượng yếu thế (người dân tộc, người tàn tật…). Thu hút các nhà khoa học, các giáo viên trong các cơ sở dạy nghề, các cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, những người có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp tham gia dạy nghề cho nông dân.

Xây dựng các chương trình dạy nghề phù hợp với từng loại đối tượng và yếu tố mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp. Ví dụ, thiết kế chương trình đào tạo theo từng giai đoạn phát triển của cây trồng từ khi gieo cấy, đến khi thu hoạch. Đây cũng là một điểm mới đáng lưu ý vì hiện nay do tính chất bắt buộc và cứng của chương trình, giáo trình dạy nghề làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác dạy nghề. Trong thời gian tới, các cơ quan quản lí nhà nước về công tác dạy nghềở cấp trung ương cần nghiên cứu điều chỉnh vấn đề này để đảm bảo chương trình, giáo trình dạy nghề linh hoạt một cách tối đa, đáp ứng các yêu cầu của thị trường lao động. Đồng thời, các quy định về cập nhật giáo trình cần được chi tiết hóa để đảm bảo chất lượng của giáo trình dạy nghề tương ứng với yêu cầu của sản xuất công nghiệp, hiện đại.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 93  Đổi mới chính sách hỗ trợ dạy nghề cho nông dân, giảm dần tính bình quân hoá kinh phí dạy nghề cho nông dân và thay đổi hình thức hỗ trợ nhằm sử dụng nguồn vốn hỗ trợ một cách hiệu quả. Cụ thể, xác định rõ từng loại đối tượng được hỗ trợ và định mức hỗ trợ tương ứng đồng thời hình thức hỗ trợ cần được thay đổi phù hợp với từng đối tượng (bao gồm cả hiện vật, tiền mặt, thẻ tín dụng…) đảm bảo cung cấp được đầy đủ các hỗ trợ cần thiết để đưa được nông dân đến với các chương trình đào tạo nghề. Các hỗ trợ có thể không chỉ cho bản thân người đi học nghề mà trong trường hợp cần thiết có thể cung cấp cho cả người sống phụ thuộc vào người đi học nghề.

4.3.1.2 Đào tạo nghề cho lao động nông thôn chuyển sang hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp

Khuyến khích sự tham gia dạy nghề của các doanh nghiệp, các tổng công ty và các trường dạy nghề tư thục (ví dụ, ưu đãi về thuế và các nghĩa vụ khác). Thu hút sự tham gia của các nghệ nhân, những người có kinh nghiệm trong các làng nghề, những người có tay nghề cao trong các doanh nghiệp tham gia dạy nghề cho người lao động nông thôn. Trong chừng mực nhất định, có thể yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện việc đào tạo nghề như một nghĩa vụđối với xã hội.

Phân loại đối tượng để tổ chức các khoá dạy nghề (ngắn hạn, dài hạn) một cách phù hợp bao gồm cả vấn đề về thời gian, kinh phí, nội dung và hình thức giảng dạy. Cải tiến chính sách cho vay vốn bao gồm cả vấn đề về thủ tục và định mức cho vay để người dân tham gia học nghề chuyển đổi nghề nghiệp đồng thời xây dựng cơ chế kiểm soát nguồn vốn học nghề từ quá trình cho vay đến sử dụng vốn vay.

4.3.1.3 Đào tạo, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ cơ sở

Đây là công tác tương đối quan trọng, có ảnh hưởng không nhỏđến tính hiệu quả và thành công của cả quá trình phát triển dạy nghề tại địa phương sau này do hiện tại từ nhận thức đến kiến thức, kỹ năng quản lí của đội ngũ cán bộ này còn khá hạn chế. Vì vậy, cần tập trung đào tạo, nâng cao kỹ năng quản lý của cán bộ hợp tác xã, cán bộ thôn, xã. Đồng thời đào tạo các kiến thức chung như kiến thức phát triển nông nghiệp, nông thôn; các kiến thức về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; kiến thức về quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn; các kiến thức về thị

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 94  trường…Xây dựng các chương trình đa dạng, thiết thực với từng nhóm đối tượng đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương và đội ngũ cán bộ quản lí cấp cơ sở.

Phối kết hợp nhiều ngành, nhiều cấp trong quá trình đào tạo, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở nhằm đào tạo được đội ngũ quản lí có nhận thức tốt, năng động và có kỹ năng quản lí phù hợp với sự phát triển của thực tế.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH đào tạo NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN địa bàn TỈNH bắc NINH (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)