Kết quả và tác động ban đầu của chính sách đào tạo nghề cho LĐNT

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH đào tạo NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN địa bàn TỈNH bắc NINH (Trang 75 - 79)

IV. Các tổ chức chính trị xã hội và nghề nghiệp của tỉnh:

4.2.3Kết quả và tác động ban đầu của chính sách đào tạo nghề cho LĐNT

4.2.3.1 Nâng cao nhận thức về vai trò trong đào tạo nghề

Thông qua công tác chỉ đạo điều hành của Chính Phủ về thực hiện đề án chính sách đào tạo nghề, các cấp các ngành địa phương đã thực sự hiểu được vai trò của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn là quan trọng. Cùng với phê duyệt chính sách đề án đào tạo nghề cấp tỉnh, phê duyệt chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương gắn với công tác đào tạo nghề. Công tác tuyên truyền, tư vấn dạy nghề cho LĐNT đối với 5361 cán bộ dạy nghề của Sở LĐTB&XH, cán bộ phụ trách dạy nghề cấp huyện, cấp xã, các cơ sở tham gia dạy nghề. Các cấp các ngành đã hiểu được vai trò của công tác đào tạo nghề, từ đó nâng cao trách nhiệm của bản thân trong công tác đào tạo nghề.

Qua hàng nghìn bài viết, bản tin, phóng sự giới thiệu về chính sách của đào tạo nghề và tình hình thực hiện chính sách đề án, cùng hàng chục buổi tư vấn, hàng trăm lớp tập huấn, báo đài địa phương, người dân nơi có đề án đi qua đã hiểu được vai trò của công tác đào tạo nghề là quan trọng, xóa đi quan điểm, người lao động nông thôn hay nông dân không cần học nghề vì đơn giản họ coi mình làm nghề nông nghiệp thì không cần học. Theo khảo sát, điều tra của BCĐTW thì hầu hết bà con nơi có đề án đi qua đều hiểu được chính sách của đề án, hiểu được vai trò của đào tạo nghề. Có thể thấy nhận thức thay đổi là quan trọng nhất, đó là điều kiện quan trọng để thực hiện chính sách đào tạo nghề thành công.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 75 

4.2.3.2 Góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người lao động

Hình 4.2: Mô hình trồng nấm ở huyện Gia Bình - Tỉnh Bắc Ninh

Sau hơn 3 năm thực hiện chính sách của đề án đào tạo nghề, thông qua nhiều hình thức đào tạo và đào tạo gắn với nhu cầu giải quyết việc làm, đến nay, đã có hơn 55.397 lao động nông thôn được đào tạo nghề, 70,5% số lao động qua đào tạo có việc làm ổn định. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm hơn 50%. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn được thực hiện theo 2 mục tiêu chính: Một là đào tạo nghề tại chỗ, áp dụng các mô hình dạy nghề để phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Hai là đào tạo nghềđể cung cấp nguồn lao động có tay nghề cho các khu, cụm công nghiệp trong tỉnh.

Trong quá trình đào tạo, các địa phương đã xác định và lựa chọn được nghề phù hợp với điều kiện thực tế, bằng hình thức đào tạo nghề tập trung ngay tại thôn, xã. Hiện một số mô hình đào tạo đã cho kết quả khả quan trong nông dân như mô hình trồng nấm, mô hình nuôi gà thương phẩm, với mức thu nhập từ 1,5 đến 2 triệu đồng/người/tháng. Những mô hình này đã được nhân rộng ở nhiều địa phương trong tỉnh. Điều đáng nói là trong quá trình đào tạo, không những giúp lao động nông thôn được nắm chắc kỹ thuật và áp dụng kiến thức vào sản xuất mà còn tận dụng được các nguyên liệu sẵn có của địa phương như rơm, rạ để trồng nấm, ngô, khoai phụ giúp thêm nuôi gà…vừa tiết kiệm chi phí sản xuất, vừa tăng thu nhập cho nông

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 76  dân. Các lớp đào tạo nghề liên tục được mở ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Ngoài các mô hình áp dụng sản xuất tại chỗ, nhiều ngành, nghề học đã đáp ứng được tốc độ phát triển công nghiệp hoá - hiện đại hoá như sửa chữa cơ khí, điện nông thôn, may công nghiệp, xây dựng, điện tử, điện lạnh…

Để đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo, các lớp đào tạo được thực hiện khép kín từ khâu lựa chọn nghề, lựa chọn người học cho phù hợp, đồng thời phối hợp với các doanh nghiệp trong tỉnh, nhằm tạo việc làm cho người lao động sau đào tạo. Bên cạnh, việc nâng cao thu nhập, người lao động sau khi được học nghề, phổ biến về kiến thức họ đã ý thức được nhiều vấn đề như an toàn lao động, vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường....Với tác động tích cực trên, đề án sẽ mang lại nhiều thành công,đóng góp lớn vào công cuộc đổi mới nông nghiệp nông thôn, góp phần vào xóa đói giảm nghèo bền vững.

4.2.3.3 Tạo nguồn lao động cho doanh nghiệp địa phương

Với hơn 50% lao động được đào tạo học nghề thủ công và đào tạo chuyển đổi nghề đã góp phần vào việc cung cấp cho lao động cho các cơ sở sản xuất địa phương. Việc liên kết giữa cơ sởđào tạo là doanh nghiệp, các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm, thủ công mĩ nghệ, lao động sau khi được học nghềđược các cơ sở sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Trước đây, khi chưa có đề án đào tạo nghề, các cơ sở sản xuất kinh doanh rất khó tìm được lao động biết nghề, phần lớn chỉ là lao động trong họ hàng, gia đình, vì thế rất khó để mở rộng quy mô sản xuất. Khi lao động được học nghề sẽ là tiền đềđể họ dễ dàng mở rộng quy mô sản xuất

Bên cạnh đó với những nghề như công nghiệp, xây dựng dịch vụ, hầu hết lao động sau khi học nghề tại doanh nghiệp, họ được nhận vào làm việc tại các cơ sở kinh doanh. Có thể thấy, việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn vừa đem lại hiệu quả tích cực cho lao động, bên cạnh đó có hiệu quả cho doanh nghiệp. Từđó, giúp địa phương dễ dàng thu hút đầu tư,phát triển kinh tếđịa phương mình.

4.2.3.4 Vực dậy sức sống của các làng nghề truyền thống

Tỉnh Bắc Ninh hiện có 62 làng nghề, trong đó có 32 làng nghề truyền thống. Phân theo ngành nghề sản xuất thì có 53 làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp, 4

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 77  làng nghề xây dựng, 3 làng nghề thương mại, 1 làng nghề vận tải thủy, 1 làng nghề kinh doanh giống thủy sản. Trung bình 1 làng nghề hoạt động ổn định thu hút 80% số lao động địa phương và mang lại nguồn thu nhập khá ổn định bảo đảm cuộc sống cho người lao động. Các làng nghề đã tạo ra nhiều loại sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ khắp thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu, tập trung vào các mặt hàng: đồ gỗ mỹ nghệ, gốm, tre trúc, tơ tằm, giấy, thép, đồng, nhôm… Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt hàng nghìn tỷ mỗi năm, chiếm tỷ lệ cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 78 

4.2.3.5 Góp phần vào quá trình xây dựng nông thôn mới

Trong 19 tiêu chí của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) có 4 tiêu chí liên quan lao động nông thôn bao gồm: thu nhập, hộ nghèo, cơ cấu lao động và hình thức tổ chức sản xuất. Mục đích chủ yếu của đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn là nâng cao nhận thức của lao động nông thôn, tăng thêm cơ hội việc làm, từđó góp phần tăng thu nhập, chuyển dịch cơ cấu lao động, từng bước thực hiện có hiệu quả. Có thể thấy trong thời gian vừa qua, chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã góp phần đào tạo gần 1 triệu lao động, đảm bảo tỉ lệ có việc làm trên 73%. Lao động sau khi học nghề áp dụng được kiến thức, kỹ năng mới vào sản xuất, góp phần tăng thu nhập. Bên cạnh đó, ngoài kỹ năng về dạy nghề, một số lớp các học viên còn được trang bị các kiến thức về khởi sự doanh nghiệp, kỹ năng mềm như bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, tạo dựng mối quan hệ cộng đồng, làng xóm. Đó là tiền đề quan trọng góp phần vào xây dựng nông thôn mới trong thời gian vừa qua.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH đào tạo NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN địa bàn TỈNH bắc NINH (Trang 75 - 79)