Bài học rút ra từ việc nghiên cứu chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH đào tạo NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN địa bàn TỈNH bắc NINH (Trang 36 - 38)

khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Đổi mới trong cách tư duy: Học nghề là quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nông thôn nhằm tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống. Trước đây, chúng ta thường quan điểm, trong khu vực nông thôn thì cần gì đào tạo, bởi con người sinh ra đã gắn với lao động trong khu vực nông nghiệp. Tuy nhiên có thể thấy, muốn là anh thợ cầy giỏi, một người người cấy lúa giỏi hay một việc khác để có năng suất lao động cao thì việc học và dạy nghề là vô cùng quan trọng.

- Đổi mới trong cách đào tạo: Chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương; Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình.

2.2.5 Bài hc rút ra t vic nghiên cu chính sách đào to ngh cho lao động nông thôn nông thôn

Từ những chính sách về đào tạo lao động ở một số nước trong khu vực được lựa chọn là những nước có kinh nghiệm hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đã có nhiều năm tham gia công tác đào tạo với số lượng lớn hoặc những nước mà công tác đào tạo nguồn nhân lực được coi là quốc sách trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua các chính sách của các nước này có thể lựa chọn một số bài học kinh nghiệm phù hợp với Việt Nam trong quá trình ban hành các chính sách về hoạt động quản lý đào tạo cho lao động nông thôn hiện nay. Có thể xem xét các bài học kinh nghiệm này về một số nội dung của các chính sách sau đây:

Mt là: Tạo sựđa dạng về hình thức trong hoạt động trong đào tạo nghề cho người lao động, khảo sát để sử dụng, quản lý một cách hệ thống các tổ chức dịch vụ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 36  tham gia hoạt động đào tạo nghề

Hai là: Hỗ trợ công tác đào tạo, nâng cao tay nghề tại chỗ cho lao động, có chính sách ưu tiên cho đối tương lao động và vùng, khu vực nghèo, khó khăn.

Ba là: Xây dựng kế hoạch về ngành nghề cho phù hợp với nhu cầu thị trường, khu vực vùng miền. Có điều luật điều chỉnh chế độ lao động phù hợp, điều hành các tổ chức quản lý lao động một cách hợp lý.

Bn là: Có tổ chức quốc gia về tiếp nhận thông tin và quyết định đưa ra xử lý các vụ tranh chấp về quản lý lao động và các trường hợp phát sinh từ mối quan hệ hợp đồng giữa chủ sử dụng và lao động trong các công ty

Năm là: Hoàn thiện cấu trúc của hệ thống quản lý hoạt động đào tạo lao động để tổ chức thực hiện có hiệu quả.

Sáu là: Có chính sách cho các tổ chức kinh tế, xã hội quan tâm và ưu đãi trong hoạt động đào tạo dạy nghề cho các loa động nghèo vượt khó, xây dựng hệ thống thông tin và trao đổi thông tin các lĩnh vực liên quan đến hoạt động đào tạo nghề cho lao động

By là: Xây dựng Quỹ phúc lợi phục vụ một số các nội dung trong hoạt động hỗ trợđào tạo nghề cho lao động. Có sự tham gia của các tổ chức xã hội khác trong hoạt động đào tạo và dạy nghề cho người lao động

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 37 

PHẦN III

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH đào tạo NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN địa bàn TỈNH bắc NINH (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)