0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Đánh giá thực hiện triển khai của chính sách dạy nghề cho LĐNT

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH (Trang 66 -75 )

IV. Các tổ chức chính trị xã hội và nghề nghiệp của tỉnh:

4.2.2 Đánh giá thực hiện triển khai của chính sách dạy nghề cho LĐNT

4.2.2.1 Chính sách đối với người học nghề

* Hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí

- Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ tối đa không quá 3 triệu đồng/người/khóa học; hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực học/người; hỗ trợ tiền đi lại tối đa không quá 200.000 đồng/người/khoá học đối với người học xa nơi cư trú từ 15 km trở lên;

- Lao động nông thôn thuộc diện hộ cận nghèo được hỗ trợ với mức tối đa không quá 2,5 triệu đồng/người/khóa học.

- Lao động nông thôn khác được hỗ trợ với mức tối đa không quá 2 triệu đồng/người/khóa học.

- Mỗi lao động nông thôn chỉ được hỗ trợ học nghề một lần. Riêng những người đã được hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì được UBND tỉnh xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm theo chính sách của đề án này nhưng tối đa không quá 3 lần.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 66 

Bảng 4.7: Danh mục nghề và chi phí đào tạo cho từng nghề

(Kèm theo Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011- 2015 định hướng đến năm 2020) TT Tên nghềđào tạo Thời gian đào tạo (tháng) Quy mô lớp học (học viên/lớp) Mức hỗ trợ (nghìn/người/ khoá) 1 Hàn 3 30-35 2.000 2 Sửa chữa, lắp ráp điện tử dân dụng 3 30-35 2.000 3 Điện tử công nghiệp 3 30-35 2.000 4 Điện dân dụng 3 30-35 2.000 5 Kỹ thuật nấu ăn 3 30-35 2.000 6 Thêu ren 3 30-35 2.000 7 Điện công nghiệp 3 30-35 2.000 8 Tiện 3 30-35 2.000 9 Sửa chữa xe máy 3 30-35 2.000 10 Sửa chữa điện thoại di động 3 30-35 2.000 11 Kỹ thuật làm răng giả 3 30-35 2.000 12 Kỹ thuật trồng và chế biến nấm 3 30-35 2.000 13 Đúc kim loại (đúc đồng) 3 30-35 2.000 14 Nuôi trồng thủy sản 3 30-35 1.800

15 May công nghiệp 3 30-35 1.800

16 Tin học 3 30-35 1.800 17 Kỹ thuật trồng rau sạch 3 30-35 1.800 18 Kỹ thuật Chăn nuôi thú y 3 30-35 1.800 19 Xây dựng 3 30-35 1.800 20 Kỹ thuật sản xuất gốm thô 3 30-35 1.800 21 Mộc mỹ nghệ 3 30-35 1.800 22 Mây tre đan 3 30-35 1.800

23 Sửa chữa máy khâu công nghiệp 3 30-35 1.800 24 Dịch vụ nhà hàng, khách sạn 3 30-35 1.800

25 Kỹ thuật trồng trọt 3 30-35 1.800

(Nguồn: Sở LĐTB-XH tỉnh Bắc Ninh)

Theo các kết quả khảo sát trên thực tế, hiện vẫn có hơn 52% số người đang học nghề nhận được các hỗ trợ của Nhà nước trong quá trình học nghề.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 67  Bảng 4.8: Các hỗ trợ người học nghề nhận được Chính sách hỗ trợ Mức hỗ trợ (%) Hộ nghèo, gia đình chính sách 27,7 Giảm học phí 22,2 Hỗ trợ về chỗở 8,3 Miễn toàn bộ học phí 2,8 Hỗ trợ thiết bị học tập 5,6 Cấp học bổng 11,1

Cho vay tín dụng ưu đãi 22,2

Tổng số 100,0

(Nguồn: Kết quả khảo sát tại TP Bắc Ninh, Gia Bình và Quế Võ)

Tương ứng với các chương trình của Nhà nước, người đi học nghề thường được tập trung hỗ trợ theo một số hình thức chủ yếu là hỗ trợ cho hộ nghèo, gia đình chính sách hoặc miễn giảm học phí, cho vay ưu đãi…Nhìn chung, các hỗ trợ đều có tác dụng nhất định giúp cho người đi học vượt qua thời gian khó khăn khi đi học không kiếm được thu nhập từ lao động. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể chưa có một hình thức nào hỗ trợ hiệu quả một cách toàn diện giúp cho người lao động nhất là lao động nông thôn nghèo vừa học được nghề vừa có thể giúp đỡ được gia đình trong thời gian đi học nghề do họ thường là lao động chính.

Bảng 4.9: Khó khăn khi tham gia học nghề

Khó khăn Lúc chun bị tham gia Trong quá trình học Khi kết thúc học Tiền học phí 17,6

Chưa quen môi trường mới 70,5

Học theo ca 5,9

Không nhận được hỗ trợ 5,9

Thời gian lý thuyết nhiều 27,3

Thời gian học ngắn 9,1

Thiếu trang thiết bị học nghề 27,3 Phương tiện đi lại khó khăn 18,2 Chất lượng dạy chưa đáp ứng nhu cầu 9,1

Không biết ngoại ngữ 9,1

Khó xin việc 80,0

Xin được việc nhưng không đúng nghề 20,0

Tổng số 100,0 100,0 100,0

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 68 

* Hỗ trợ về tín dụng

- Lao động nông thôn học nghề được vay để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.

- Lao động nông thôn sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.

Có thể thấy việc thay đổi một số cơ chế chính sách so với những chính sách đào tạo trước kia cho ta thấy điểm mới trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Điều đó sẽ tạo không khí tích cực tham gia học nghề của lao động nông thôn, có thể thấy đối tượng nhận được nhiều sự quan tâm nhất trong chính sách là người nghèo, đồng bào miền núi, gia đình có công với cách mạng, điều đó có thể thấy sự quan tâm của Đảng tới những đối tượng còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, một cơ chế rõ ràng, lao động đi học nghề sẽ được hỗ trợ nhưng nếu lao động muốn học nghề có chi phí cao hơn mức hỗ trợ thì lao động đó phải bù thêm phần chênh lệch đó. Điều này sẽ làm mỗi cá nhân đi học nghề sẽ nâng cao được trách nhiệm bản thân, phải quan niệm rằng tiền nhà nước chỉ là hộ trợ chứ không phải là cho không như những dự án trước. Đó là tiền đề để nâng cao trách nhiệm của mỗi người lao động khi tham gia đề án đào tạo nghề.

4.2.2.2 Chính sách với giáo viên dạy nghề

Người dạy nghề (cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và các trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề lao động nông thôn) được trả tiền công giảng dạy với mức tối thiểu 25.000 đồng/giờ; người dạy nghề là các tiến sĩ khoa học, tiến sĩ trong lĩnh vực nông nghiệp, nghệ nhân cấp tỉnh trở lên được trả tiền công giảng dạy với mức tối thiểu 300.000 đồng/buổi

Thời gian giảng dạy của các giáo viên dạy nghề là rất khác nhau tùy theo năng lực và kể cả môn học mà họ đảm nhiệm. Trừ những trường hợp đặc biệt, thông thường các giáo viên dạy nghề lên lớp trong khoảng từ 300-700 giờ. Trung bình một năm các giáo viên này dạy khoảng 570 giờ trên lớp tức là tương đương với ít nhất 2 giờ mỗi ngày tuy nhiên có khoảng hơn 32% số giáo viên được phỏng vấn cho biết phải dạy nhiều hơn nhiều so với mức bình quân này, thậm chí hơn gấp 2

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 69  lần. Đây là mức thời gian lên lớp khá cao và nó cho thấy lực lượng giáo viên dạy nghề hiện đang thiếu đáng kể nên họ hầu hết đều phải thực hiện chương trình giảng dạy khá dày thậm chí 50% giáo viên còn phải dạy thêm cho các cơ sởđào tạo khác dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, điều đáng mừng là cho đến nay đời sống vật chất, điều kiện làm việc và nhiều điều kiện khác của đội ngũ giáo viên dạy nghề nói chung đã được nâng lên khá nhiều chính vì thế 100% các giáo viên được phỏng vấn đều trả lời không có ý định chuyển nghề. Về mặt chính sách, trong tương lai sẽ cần tiếp tục đẩy mạnh các hỗ trợđể tiếp tục khuyến khích lực lượng giáo viên này có động lực tiếp tục phục vụ tốt cho sự nghiệp dạy nghề.

Bảng 4.10: Thời gian giảng dạy và thu nhập của giáo viên dạy nghề

Nội dung đánh giá Thấp nhất Cao nhất Trung bình Số giờ giảng dạy trung bình của giáo

viên (giờ dạy/năm) 70 1100 570,63

Mức thu nhập (triệu đồng/tháng) 1 4 2,44 Thu nhập từ giảng dạy (%) 30 100 80,94

Thu nhập từ các nguồn khác (%) 0 70 19,06

(Nguồn: Kết quả khảo sát tại TP Bắc Ninh, Gia Bình và Quế Võ)

Trung bình các giáo viên dạy nghề hiện có mức thu nhập khoảng gần 2,5 triệu đồng/tháng. Thu nhập từ giảng dạy của đội ngũ giáo viên này thường chiếm bình quân khoảng hơn 80% tổng thu nhập còn lại là các nguồn thu nhập khác. Đây là mức thu nhập không tồi so với nhiều công việc và ngành nghề khác nhất là khi các cơ sở đào tạo này lại thường tập trung nhiều tại các tỉnh, huyện hoặc các khu vực nông thôn. Mức thu nhập này sẽ là nền tảng cơ sởđể tiếp tục khuyến khích đội ngũ giáo viên yêu nghề hơn và cùng với những hỗ trợ khác của Nhà nước nâng cao chất lượng của công tác dạy nghề. Tuy vậy, cần nhấn mạnh rằng đây là thu nhập bình quân nên vẫn có khá nhiều giáo viên có mức thu nhập thấp hơn mức bình quân nhiều và cần có biện pháp để nâng cao thu nhập cho họ nhất là đối với lực lượng giáo viên ở những vùng sâu vùng xa hoặc vùng đặc biệt khó khăn.

4.2.2.3 Chính sách với cơ sở dạy nghề

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 70  cơ sởđào tạo nghề không tốt còn lại phần lớn người học nghề (hơn 86%) cho rằng phòng học của họ tương đối tốt hoặc ít nhất cũng ở mức khá. Tuy nhiên, khi mô tả cụ thể về phòng học tại các cơ sởđào tạo có tới hơn 47% số người học nghề tại các cơ sở đào tạo này lại cho rằng các phòng học chưa được trang bị đầy đủ cho việc dạy nghề. Rất có thể đã có một chút sai lệch trong quá trình phỏng vấn dẫn đến các kết quả không trùng khớp hoặc có thể người trả lời phỏng vấn có đôi chút thiên lệch khi trả lời câu hỏi này. Mặc dù vậy lí do đánh giá chất lượng cũng cho thấy tình trạng thực của các phòng học trong các cơ sở đào tạo nghề nhìn chung là rộng rãi nhưng thiếu trang thiết bị (chiếm hơn 82% số người trả lời). 0

Bảng 4.11: Bảng hỗ trợđầu tư cho các cơ sở dạy nghề Đơn vị thụ

hưởng

Hỗ trợđầu tư cơ sở vật chất Số tiền đầu tư/mỗi

đơn vị

- Thực hiện theo Nghị Quyết 30a - Thực hiện theo nghị quyết 30a

TP Bắc Ninh

- Đầu tư phòng học lí thuyết - Xưởng thực hành

- Kí túc xá

- Nhà công vụ cho giáo viên - Nhà ăn - Phương tiện đi lại Thiết bị dạy nghề. 12,5 tỷđồng Huyện Gia Bình - Xưởng thực hành - Kí túc xá

- Nhà công vụ cho giáo viên. - Nhà ăn - Phương tiện đi lại - Thiết bị dạy nghề 7 tỷđồng - Hỗ trợđầu tư thiết bị dạy nghề 1 tỷđồng - Hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở vật chất,thiết bị dạy nghề 5 tỷđồng Huyện Quế võ - Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng - Thiết bị dạy nghề. 10,5 tỷđồng - Hỗ trợđầu tư thiết bị dạy nghề. 3 tỉđồng (Nguồn: Sở LĐTB-XH tỉnh Bắc Ninh)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 71 

Bảng 4.12: Đánh giá chất lượng phòng học nghề

Đánh giá chất lượng %

Không đầy đủ trang thiết bị dạy học 47,1

Rộng rãi 35,3

Có đủ trang thiết bị dạy học 11,8

Phòng học hẹp 5,9

Tổng số 100,0

(Nguồn: Kết quả khảo sát tại TP Bắc Ninh, Gia Bình và Quế Võ)

Tình hình cũng tương tự như trên khi phần lớn người học nghề đánh giá chất lượng các cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề của các cơ sởđào tạo là khá tốt và chỉ khoảng dưới 1/4 số người được phỏng vấn cho rằng chất lượng này ở mức trung bình hoặc kém. Như vậy, hoặc là người học nghề có đánh giá sai về vấn đề này hoặc chất lượng giáo viên chưa tốt và cuối cùng có thể là nhận thức của chính người học nghề đang bị giới hạn bởi vì chính họ cho rằng chất lượng đào tạo nghề nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế sản xuất và họđang gặp khó khăn khi tìm kiếm việc làm sau khi học nghề. Vấn đề này có thể sẽ cần được nghiên cứu thêm tuy nhiên kết hợp với nhiều kháo sát khác kể cả trong và ngoài nghiên cứu này thì gần như chắc chắn là các đánh giá trên không chính xác - cơ sở hạ tầng, vật chất, trang thiết bị dạy nghề nhìn chung không đảm bảo cho việc đào tạo lao động chất lượng cao.

Bảng 4.13: Đánh giá chất lượng các cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy nghề khác

Đơn vị: % Mức độ Phòng thí nghiệm Nơi thực hành Dụng cụ dạy học Tốt 78,0 69,1 75,9 Khá 2,0 5,9 3,7 Trung bình 16,0 22,1 16,7 Kém 4,0 2,9 3,7 Tổng số 100,0 100,0 100,0

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 72 

4.2.2.4 Nhận xét về tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho LĐNT a/ Về tổ chức chỉđạo

Sở, Ban ngành đã tập trung chỉđạo các huyện, ngành, địa phương triển khai thực hiện nhiệm vụ của chính sách, đề án. Nhiều huyện, ngành, địa phương đã tích cực triển khai, thực hiện các nhiệm vụ. Tuy nhiên, vẫn còn có huyện, ngành, địa phương chưa tập trung chỉđạo đúng mức. Về cơ bản công tác thực hiện triển khai chính sách của đề án là tốt, tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều vấn đề cần giải quyết.

b/ Về thực hiện mục tiêu

- Mặt được

+ Số lượng LĐNT được học nghề đạt được phần nào chỉ tiêu kế hoạch; xu thế lao động nông thôn học nghề phi nông nghiệp tăng.

+ Tỷ lệ lao động học nghề gắn với việc làm và có việc làm mới ở nhiều địa phương đạt mức cao; sau đào tạo ở một số lĩnh vực, địa phương đã có hiệu quả rõ rệt, góp phần tăng năng suất và hiệu quả sản xuất, LĐNT tận dụng được thời gian nông nhàn để sản xuất, một bộ phận LĐNT chuyển sang lĩnh vực phi nông nghiệp, một số hộ dân đã thoát nghèo.

+ Có mô hình thí điểm đã hoàn thành, được tổng kết và có thể ứng dụng rộng. Các mô hình thí điểm khác đã dần dần rõ nét và nhiều mô hình có thể tổng kết và có thểứng dụng ở các năm tiếp theo. Đã xuất hiện và tiếp tục thực hiện thí điểm những mô hình mới.

+ Các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề cho LĐNT được chuẩn bị tích cực, bài bản.

+ Nhận thức của các cấp, các ngành, đặc biệt là nhận thức của người dân về học nghề tăng rõ rệt.

- Mặt chưa được

Mặc dù, đã có được những kết quả bước đầu hết sức quan trọng, nhưng công tác dạy nghề cho người lao động nông thôn trong hơn hai năm vừa qua mới chỉ tập trung vào mô hình thí điểm, việc đào tạo mở rộng ở các địa phương vẫn còn hạn chế, yếu kém: còn tình trạng nghềđào tạo chưa phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người học, chưa gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương và nhu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 73  cầu lao động của doanh nghiệp. Nhiều xã chưa hoàn thành quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.Không đạt chỉ tiêu về dạy nghề, đặc biệt là 6 tháng đầu năm 2013, chỉ đào tạo được hơn 25.397, chưa đạt 30% kế hoạch năm. 2 năm 2010 và 2011 con số này lần lượt đạt 81,3% và 85.8%. Có 3 huyện, địa phương không đạt mục tiêu tỉ lệ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH (Trang 66 -75 )

×