IV Truyền thông, kiểm tra, giám sát 428.433 428
B ảng 4.18: Về cơ chế chính sách
4.3 Định hướng một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện chính sách trong hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Có thể nói công tác đào tạo nghề đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm phát triển nguồn nhân lực nông thôn trong những năm qua đã đạt được
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 91 nhiều thành công đáng kể. Mạng lưới cơ sở đào tạo nghề đã phát triển khá rộng khắp trên phạm vi cả nước và qua đó lượng lao động được qua đào tạo nghề cũng tăng lên đáng kể theo thời gian góp phần không nhỏ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất đang diễn ra ngay càng nhanh chóng. Cùng với sự gia tăng về số lượng, chất lượng đào tạo nghề cũng đang được từng bước cải thiện bởi các nỗ lực của cả Nhà nước, các cơ sởđào tạo nghề, người học nghề cũng như phía người sử dụng lao động.
- Trước hết, đó là vấn đề về phát triển cơ sở hạ tầng đảm bảo đáp ứng đủ về mặt số lượng đối với yêu cầu học nghề ngày càng gia tăng của lao động nhất là trong tình hình chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngày càng mạnh mẽ như hiện nay.
- Thứ hai, do các đặc thù của lao động nông nghiệp nông thôn tỉnh Bắc Ninh sẽ cần có những hỗ trợ một cách phù hợp cả về nội dung và hình thức đểđảm bảo đưa được khối lao động này đến với các chương trình đào tạo.
- Thứ ba, Tỉnh cũng như hệ thống các cơ sởđào tạo nghề sẽ cần phải có các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề để đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất công nghiệp, hiện đại - các biện pháp này sẽ liên quan đến cả vấn đề về cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học nghề, chất lượng giáo viên dạy nghề và giáo trình dạy nghề.
- Cuối cùng, mặc dù không trực tiếp liên quan đến công tác dạy nghề nhưng mạng lưới trung gian xúc tiến việc làm cần được hết sức quan tâm hoàn thiện và phát triển làm cầu nối cho người học nghề - cơ sở đào tạo - doanh nghiệp, tạo ra động lực thúc đẩy người lao động đến với các chương trình dạy nghề và thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo chủ trương, đường lối của tỉnh Bắc Ninh ta đã xác định một cách đúng đắn và hợp lí.
Hệ thống các cơ chế chính sách đề xuất nhằm tập trung giải quyết các tồn tại của các nhóm vấn đề trên.