2.2.2.1 Kinh nghiệm đào tạo nghềởĐức
Đức là nước có trình độ cao về giáo dục đào tạo, là nước có nền kinh tế với các ngành dựa trên trí thức chiếm tỷ trọng cao 50%, năm 1998 nước này có 80 triệu dân thì chỉ có 5% lao động không qua đào tạo trong 30 triệu người ở tuổi lao động. Tỷ lệ thất nghiệp năm 1996 là 4,7%, con số này cho thấy nước này đã thành công trong việc giải quyết việc làm cho người lao động. Có được kết quả này là do Hệ thống giáo dục mà trong đó các cơ sở đào tạo nghề được chính phủ quan tâm và phát triển mạnh. Luật pháp của Đức quy định trách nhiệm và quyền lợi rõ ràng giữa người học nghề và người sử dụng lao động, phát triển mạnh hệ thống đào tạo nghề theo hướng đa dạng các hình thức và loại hình đào tạo, các ngành nghề đào tạo. Tính đến năm 2003, tổng số ngành nghề đào tạo của nước Đức đã nên đến 400 nghề. Loại hình đào tạo của nước này hiện nay thu được nhiều thành công, cung cấp cho thị trường lao động đội ngũ lao động có trình độ và tay nghề cao là loại hình đào tạo song hành hay loại hình đào tạo “gắn lý thuyết với thực hành - hệ thống đào tạo nghề kép”. Hệ thống này là quá trình đào tạo nghề có sự kết hợp chặt chẽ giữa dạy lý thuyết ở các trường dạy nghề và dạy thực hành ở các doanh nghiệp. Kiến thức lý thuyết của học sinh tiếp thu từ các trường dạy nghề còn các doanh nghiệp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25 cung cấp các kiến thức kỹ năng thực tế, đặc biệt là kiến thức kỹ năng phù hợp với công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Bên cạnh đó thì người học nghề có quyền lựa chọn nơi học nghề phù hợp với yêu cầu của bản thân và trong thời gian học nghề được hưởng một mức học bổng từ 1000 DM - 1200 DM/ tháng. Trong thời gian thực tập tay nghề tại doanh nghiệp, nếu sản xuất ra sản phẩm thì người học nghề sẽ được hưởng một khoản tiền lương căn cứ số sản phẩm họ tạo ra. Việc ra đời của hệ thống đào tạo nghề kép là do sự phát triển của nền kinh tế, của khoa học kỹ thuật, có nhiều cơ sở sản xuất lớn và nhỏ hình thành. Các doanh nghiệp công nghiệp mở rộng cần nhiều lao động có kỹ thuật cao hơn, hình thức dạy nghề của các phường nghề và các thợ cả truyền nghề cho công nhân tại các xưởng sản xuất không đáp ứng đầy đủ kiến thức về lý thuyết cho các công nhân. Hệ thống dạy nghề tại các doanh nghiệp tuy đã hình thành nhưng vẫn riêng lẻ, do doanh nghiệp quản lý, chương trình, nội dung đào tạo chỉ phù hợp với xí nghiệp đào tạo nên học sinh học nghề ra trường chỉ có thể làm tại doanh nghiệp đó nên không đáp ứng được nhu cầu của thị trường, nhu cầu tìm việc làm của người. Mặt khác vào đầu thế kỷ 20 ngành dạy nghềởĐức đã hình thành, ởđây người học nghềđược học lý thuyết trung bình 1- 2 buổi/tuần. Nhưng trong khi đó các doanh nghiệp thì không muốn có các trường dạy lý thuyết vì họ sẽ bị mất học sinh trong những buổi học lý thuyết mà vẫn phải chi phí cho các trường nghề. Chính vì thế mà các doanh nghiệp muốn quản lý các trường theo ý mình cả về nội dung, chương trình và phương thức đào tạo phù hợp với dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp vì họ cho rằng tất cả các chi phí đào tạo đều do họ trả. Còn về phía nhà nước thì lại muốn người học được đào tạo toàn diện để khi ra nghề có thể làm việc ở mọi nơi. Nên nhà nước đã mở trường dạy nghề công lập đào tạo khép kín nhưng chi phí rất tốn kém vì thế nên số trường công lập không nhiều, không đáp ứng được nhu cầu của học sinh muốn học nghề
Những lý do trên mà ởĐức đã hình thành hệ thống dạy nghề kép nhằm kết hợp giữa các doanh nghiệp trong thực hành và các trường dạy lý thuyết. Và để xác định rõ trách nhiệm của các doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề, nhà nước trong công tác đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cho đất nước
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26
Một sốđặc điểm của hệ thống đào tạo nghề kép
Đặc điểm đặc trưng nhất của hệ thống đào tạo này là sự phân quyền quản lý trong hệ thống. Đây là đặc điểm đặc trưng nhất của hệ thống đào tạo nghề kép. Giữa doanh nghiệp có sự phân công trách nhiệm và phân quyền quản rõ ràng.
Về phía nhà nước: Nhà nước Đức quản lý việc dạy nghề thông qua bộ luật Dạy nghề va các văn bản pháp quy về dạy nghề. Chính quyền các bang ban hành các chương trình đào tạo chi tiết cho các trường còn chính quyền địa phương quản lý giám sát việc thực hiện tại các cơ sở dạy nghề. Nhà nước sẽ xây dựng các trường dạy lý thuyết và cung cấp kinh phí hàng năm cho các trường hoạt động, các trường này chỉ dạy phần lý thuyết trong chương trình đào tạo. Bên cạnh đó thì nhà cũng đứng ra tuyển dụng giáo viên lý thuyết theo quy chế công chức. Các giáo viên phải đạt trình độở bậc đại học về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm
Về phía các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp căn cứ vào luật dạy nghề có trách nhiệm đầu tư cấp kinh phí và quản lý các xưởng thực hành tay nghề thuộc doanh nghiệp mình. Các doanh nghiệp sẽ có một đại diện đó là nghiệp đoàn công nghiệp và thương mại (IHK) chịu trách nhiệm giám sát hoạt động dạy nghề hay phần thực hành tại các xưởng ở từng địa phương. Đồng thời các doanh nghiệp cũng tuyển đội ngũ giáo viên hướng dẫn thực hành có bằng quốc gia nhưng không nhất thiết đòi hỏi phải là bằng đại học. Chương trình thực hành thì do IHK xây dựng theo tiêu chuẩn của quốc gia và có định hướng theo đặc thù công nghệ của doanh nghiệp. IHK cũng có trách nhiệm ra đề thi và hàng năm và đánh giá kết quả thi, cấp bằng tốt nghiệp. Học sinh phải đạt bài thi thực hành thì mới được cấp bằng tốt nghiệp. Các doanh nghiệp ký hợp động đào tạo với các học viên trong khoá học và cấp học bổng cho họ nhưng doanh nghiệp không bị ràng buộc trong việc phải bố trí việc làm cho học viên khi ra trường. Việc các doanh nghiệp cấp học bổng cho học viên không làm tăng chi phí cho các doanh nghiệp mà còn đem lại lợi nhuận. Vì khi thực hành thì học viên đã tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp. Điều này cũng chứng tỏ đào tạo đã gắn với sản xuất thực tế. Các doanh nghiệp cũng kết hợp với các trường dạy lý thuyết để sắp xếp lịch học cho học viên để không gây chồng chéo. Đặc điểm thứ hai của hệ thống dạy nghề kép là sự phân định hai địa điểm học tách biệt: trường dạy lý
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27 thuyết và xưởng thực hành.
Đối với trường dạy lý thuyết: Trường dạy lý thuyết (trường dạy nghề) sẽ dạy phần lý thuyết về chuyên môn cũng như kiến thức về văn hoá cho người học. Trên mỗi Bang thì có phần khung lý thuyết và chương trình giảng dạy khác nhau tại các trường dạy nghề ở địa phương của Bang quản lý nhưng vẫn phù hợp với quy chế đào tạo thống nhất trên cả nước. Chương trình môn lý thuyết được xây dựng cho từng nghề, do chính quyền từng Bang ban hành và bao gồm cả ba phần kiến thức: môn giáo dục chung, môn kỹ thuật cơ sở và môn kỹ thuật chuyên ngành. Thời gian giảng dạy ở các trường nghề chủ yếu là giảng dạy về chuyên môn chiếm 2/3 còn lại 1/3 thời gian là giảng dạy kiến thức văn hoá chung. Người học nghề chỉ học 1-2 buổi / tuần còn lại là học thực hành, các học sinh học cung một lớp lý thuyết có thể đi thực tập ở nhiều xưởng khác nhau. Còn giáo viên dạy nghề có trách nhiệm giảng dạy lý thuyết chuyên ngành và kiến thức văn hoá chung tại các trường dạy nghề. Giáo viên phải là những người được thực tập nghề nghiệp, tốt nghiệp đại học. Đội ngũ giáo viên dạy lý thuyết phải là những người đã hoàn thành kì thi thợ cả thủ công hoặc tốt nghiệp cao đẳng và có 2 năm kinh nghiệm nghề nghiệp, được đào tạo lý thuyết và thực hành giảng dạy.
Về phía các xưởng dạy nghề: Xưởng dạy thực hành thuộc các doanh nghiệp hoặc do các doanh nghiệp hợp tác thành lập ra, đây là nơi để học sinh thực tập tay nghề trong quá trình học. Trong các xưởng dạy nghề người hướng dẫn thực hành thuộc biên chế của doanh nghiệp không chịu sự quản lý của ngành giáo dục Đội ngũ giáo viên hướng dẫn thực hành được lựa chọn từ các phòng làm việc của doanh nghiệp và phải đảm bảo yêu cầu có 5 năm kinh nghiệm trở lên, có đủ năng lực sư phạm và chuyên môn để tham gia giảng dạy. Các học viên thực hành tại các xưởng dạy nghề sẽđược tiếp cận với điều kiện máy móc thiết bị hiện đại của doanh nghiệp nên sau khi tốt nghiệp học viên có thểđảm nhiệm ngay công việc của doanh nghiệp
Qua nghiên cứu hình thức đào tạo nghề này ta thấy có ưu điểm làm giảm bớt chi phí cho ngân sách nhà nước trong việc đầu tư cho các xưởng thực hành. Các doanh nghiệp vẫn có thể tham gia vào việc đào tạo nghề cho lao động mà không phải chi phí cho phần dạy lý thuyết. Đồng thời hình thức này cũng tránh được tình trạng quá thiên về lý thuyết hay quá thiên về thực hành do hai bên phải cân đối
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28 chương trình. Hình thức này thì thực hành thường chiếm thời gian học là khá cao với tỷ lệ thực hành: lý thuyết là 4:1. Nhưng vẫn đảm bảo cho người học nắm được kiến thức chung, cơ bản về lý thuyết, nó cũng giúp cho lao động tiếp cận với công nghệ của doanh nghiệp. Bên cạnh những thuận lợi thì hình thức này cũng có một số những tồn tại do có thể có tâm lý của giáo viên hướng dẫn quá coi trọng lý thuyết hay thực hành. Do sinh viên cùng một lớp hay cùng một trường có thể thực tập ở các doanh nghiệp khác nhau lên khó quản lý và khó khăn trong việc sắp xếp chương trình học cho các học viên.
Do hệ thống đào tạo kép của Đức có nhiều ưu điểm nên đã được nhiều quốc gia áp dụng. Hiện nay nước ta đang tiến hành nghiên cứu và áp dụng mô hình này, nhưng do điều kiện nước ta có một số khác biệt so với Đức nên cần phải nghiên cứu cụ thể để áp dụng cho phù hợp để nâng cao chất lượng đội ngũ lao động cũng như trình độ tay nghề của người lao động.
2.2.2.2 Kinh nghiệm dạy nghềở Trung Quốc a/ Mở rộng đào tạo nghềở cấp phổ thông
Trung Quốc hiện nay là nước có nền kinh tế phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm cao, các sản phẩm tung ra thị trường ngày càng phong phú đa dạng và có mặt trên khắp thị trường thế giới. Thành công này là do rất nhiều nguyên nhân nhưng trong đó phải kểđến đó là vấn đề đào tạo nghề nâng cao chất lượng lao động phục vụ nhu cầu của đất nước.
Trung Quốc đã mở rộng giáo dục nghề ngay ở bậc trung học với tất cả các trường phổ thông trong cả nước, nguyên nhân là do sự thiếu hụt đội ngũ lao động có chuyên môn và tỷ lệ thất nghiệp cao và sức ép về vấn đề tuyển sinh đại học lớn. Giáo dục nghề ở cấp trung học bao gồm hệ thống các trường dạy nghề mới và các trường kỹ thuật hiện có. Các trường dạy nghề mới có thể là do các trường phổ thông chuyển đổi sang. Học sinh ở các trường nghề này vẫn có thể thi vào đại học nhưng trên thực tế thì có rất ít học sinh ở các trường này dự thi đại học nên cũng giảm được áp lực khi thi đại học, chương trình học của các trường này thì bao gồm cả các môn phổ thông và các môn học nghề, Nhưng kiến thức phổ thông thường ở mức thấp hơn so với các trường phổ thông.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29
b/ Đào tạo nghềở nông thôn
Ở khu vực này, đào tạo nghề rất linh hoạt cả về thời gian và nội dung và cách tổ chức các khoá học. Khoá học được tổ chức tại các trường hoặc các doanh nghiệp tuỳ thuộc vào nội dung chương trình học. Các khoá học được đưa ra dựa trên nhu cầu việc làm của địa phương, do chính sách lao động của nhà nước đòi hỏi các vị trí làm của người lao động phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Chương trình đào tạo nghề ở nông thôn nhằm mục đích phát triển nông thôn do có đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật làm tăng năng suất lao động. Vì vậy đào tạo nghề cho lao động nông là cần thiết cho việc phát triển xã hội.
c/ Xây dựng hệ thống quản lý đào tạo nghề liên kết với doanh nghiệp sản xuất
Hệ thống quản lý đạo tạo nghề ở Trung Quốc được tổ chức theo hệ thống quản lý kinh tế của nước này. Nó được sự quản lý các cấp chính quyền địa phương. Các doanh nghiệp cũng trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý dạy nghề. Các doanh nghiệp liên kết với các trường dạy nghề để đào tạo đội ngũ lao động cho mình. Đồng thời cũng tạo tâm lý yên tâm cho người lao động khi ra trường sẽ có việc làm. Bên cạnh đó thì các doanh nghiệp cũng có thể trực tiếp tổ chức mở các trường dạy nghề, khó dạy nghề
d/ Thành lập một hệ thống nghề cấp đại học gọi là trường đại học tổng hợp nghề phi truyền thống
Mục đích là cung cấp nhân lực có tay nghề cao cho các doanh nghiệp có vai trò quan trọng với nền kinh tế. Đồng thời thu hút được học sinh khá giỏi không thi đỗ đại học do cạnh tranh quá gay gắt. Trường này có điểm thi thấp hơn các trường khác nhưng học sinh phải cam kết làm việc tại doanh nghiệp trong tỉnh sau khi ra trường và phải thực hiện đúng cam kết. Học sinh chỉ phải đóng một phần học phí còn lại do doanh nghiệp sử dụng lao động trong tương lai đóng góp. Vì vậy mô hình này thu hút được nhiều học sinh tham gia.
2.2.2.3 Đào tạo nguồn nhân lực ở một số nước ASEAN
Các nước ASEAN nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực đối với sự phát triển của quốc gia cũng như phát triển kinh tế, nên các quốc gia ASEAN đã chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Biện pháp nâng cao
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30 chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao trình độ dân trí là phổ cập giáo dục và tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục sẽ mang lại những hiệu quả to lớn. Khi người lao động đạt được trình độ tri thức và kỹ năng nhất định họ sẽ có đủ khả năng chuyên môn để hoàn thành công việc được giao. Trong những năm vừa qua thành tựu mà các nước ASEAN đạt được trong phát triển kinh tế xã hội có sựđóng góp rất lớn của công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực. Các nước ASEAN đều chú trọng đến phổ cập giáo dục trong nhân dân và tăng cường đào tạo cho người lao động. Nhưng kinh nghiệm đào tạo của mỗi nước có nét riêng và rất phong phú
ỞMalaysia những năm 1960 do có sự chênh lệch về mức sống, thu nhập và