Sự tương quan giữa nghệ thuật miêu tả tâm lí với cốt truyện

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong truyện ngắn anton paplovich sekhov (LV00941) (Trang 93 - 102)

3.1.2.1. Diễn biến tâm lí, dòng tâm trạng - điểm tựa cốt truyện

Trong nhiều truyện của Sekhov, hầu như không có biến cố bước ngoặt để thúc đẩy nhanh tiến trình câu chuyện, mặc dù vậy, truyện vẫn phát triển. Nó được

phát triển theo diễn biến tâm lí của nhân vật với những thăng trầm của nó.

Truyện cái Chết của một viên chức có nguyên cớ chỉ là một cái hắt xì hơi.

Một cái hắt xì hơi vô tình của người viên chức vào gáy một vị tướng đã trở thành

duyên cớ để nhân vật tự bộc lộ tâm lí đớn hèn, tâm lí sợ hãi quyền lực của mình. Lúc đầu, anh ta không hề tỏ ra bối rối vì đã hắt xì hơi, vì “không có cái lệ nào cấm

bất cứ ai hắt xì hơi ở bất cứ đâu” và “ai chả hắt xì hơi”. Nhưng khi phát hiện ra

người bị hại” là một vị tướng thì y bắt đầu cảm thấy có lỗi: “dù sao thế cũng

phiền. Mình phải tạ lỗi mới được”. Từ cảm giác có lỗi, anh ta thấy áy náy không

yên: “Tsêrviacôp đâm bối rối, cười rất là “bệt”, và lại tiếp tục xem. Hắn xem

nhưng không thấy say sưa như trước nữa”[17, tr.5]. Nỗi lo lắng, day dứt dày vò anh

ta và ngày càng được đẩy lên cao. Hắn tìm mọi cách tiếp cận vị tướng để trình bày,

thanh minh cho cái hắt hơi vô tình nhưng vô lễ của mình, không chỉ một lần. Sự dằn

vặt, nỗi sợ hãi của anh ta lên tới đỉnh điểm.Và vị tướng kia không thể chịu nổi sự

quấy dầy của anh ta đã giậm chân quát, làm cho “ trong bụng Tsêrviacôp có một cái

gì đó long ra. Không còn trông, còn nghe thấy được gì nữa, hắn tự đi giật lùi ra

phía cửa, bước ra và chậm rãi kéo lê bước lộn về nhà...” [17, tr.5]. Kết cục của

người viên chức “mang hụ giun” ấy thật là thảm: “Như một cái máy không hồn, hắn

về tới nhà, và cứ để nguyên không cởi bộ quần áo mới ra nữa, viên thư kí ấy nằm

thẳng cẳng ra trên giường... mà chết”[17, tr.9].

Truyện ngắn Anh béo và anh gày cũng được xây dựng từ một tình huống

tình cờ ngẫu nhiên tương tự - hai người bạn cũ gặp nhau trên sân ga. Họ lâu ngày

không gặp nhau nay tình cờ gặp lại. Lúc đầu cả hai “đều ngạc nhiên một cách vui

vẻ”. Họ ôm hôn nhau đến ban lần, xúc động nhìn nhau “mắt ươn ướt”. Nhưng khi

biết người bạn cũ - anh béo nay là hội viên hội tư vấn nhà nước, có hai sao, thì “anh

mặt anh ta. Anh ta rúm người lại, nghiêng mình, rụt vai” [17, tr.11]. Sự thay đổi đột

ngột cảm xúc, thái độ của anh ta làm bộ dạng anh ta bỗng trở lên thảm hại, tới mức

các thứ vali, gói và hộp của anh ta cũng chợt lún xuống, bĩu môi” [17, tr.11-13].

Sự thay đổi tâm lí của nhân vật diễn ra nhanh nhưng hết sức tự nhiên, phù hợp với

kẻ mang sẵn trong lòng mình “dòng máu nô lệ”, sợ hãi quyền lực. Họ tự cho mình trước “bề trên”, uốn éo thay đổi như “con kì nhông” luôn đổi màu da để thích ứng

với môi trường. Câu chuyện là cái cười ra nước mắt và là tiếng nói phê phán mạnh

mẽ của tác giả.

Các truyện Con kì nhông, Mặt nạ, Lão quản Prisưbeep, ... đều được xây

dựng trên kiểu cốt truyện như vậy. Cái tâm lí đớn hèn, sợ quyền lực ấy là một trong

những chứng bệnh của thời đại. Bác sĩ - nhà văn Sekhov đã bắt đúng con bệnh ấy,

mổ xẻ nó, lên án nó, để mọi người “chắt lọc, loại bỏ từng giọt nô lệ ra khỏi con

người” (chữ dùng của Sekhov). Từ một sự kiện nhỏ, nhà văn đã xây dựng nên

những “bức tranh” diễn biến tâm lí khá phức tạp, rõ nét và dâng đến cao trào, để lại

ám ảnh nơi người đọc.

Cũng trong những sáng tác giai đoạn đầu, Sekhov có truyện Đêm Noen khá nổi tiếng với một cốt truyện tập trung vào diễn biến tâm trạng của nhân vật người

thiếu phụ trẻ. Dù cốt truyện này khá sắc nhọn với những tình tiết bất ngờ nhưng tâm điểm chú ý của người đọc vẫn là diễn biến tâm trạng của nhân vật, từ sự mơ hồ hi

vọng và chờ đợi đến niềm vui sướng rồi nỗi tuyệt vọng và cuối cùng là cảm giác ân

hận đến cực độ. Nhà văn đã thấu hiểu tâm trạng người thiếu phụ lấy chồng không

phải tình yêu, những suy nghĩ và hi vọng thầm kín trong lòng người, cả những mâu

thuẫn giằng xé trong cảm xúc, tình cảm phức tạp của con người và miêu tả nó một

cách chuẩn xác, sinh động.

Càng về sau, truyện ngắn của Sekhov càng ít những biến cố, tình tiết kịch tính căng thẳng, càng tập trung vào những diễn biến tâm lí của nhân vật và những

diễn biến ấy càng phức tạp hơn với sự nới rộng thời gian, không gian và nhân vật

của câu chuyện. Truyện Cây hồ cầm cho Rotsild miêu tả diễn biến tâm lí của một con người không đơn nhất. Ở nhân vật đã diễn ra sự thay đổi, sự “phục sinh” tâm

hồn. Lão già Iacôp bảy mươi tuổi chuyên nghề đóng quan tài, cả đời ki cóp, làm

giàu, cộc cằn, thô lỗ, ghen ăn tức ở, hằn học với đời, với người, luôn cảm thấy mình

bị thua thiệt, mất mát. Nhưng tâm lí, tính cách tưởng như đã hằng định ở con người ấy lại bất ngờ thay đổi vào những phút chót cuộc đời. Sau cái chết của người vợ,

Iacôp bị một cảm giác lo âu mạnh mẽ xâm chiếm. Sự suy nghĩ và nhớ lại của nhân

vật đã đưa lão về với bao kỉ niệm xưa, tâm hồn lão như được “phục sinh”. Lão nghĩ

về người vợ suốt bốn mươi năm chung sống chưa một lần lão âu yếm, xót thương

với niềm ân hận. Những kỉ niệm quá khứ được đánh thức, trở về hiện lên rõ nét đan

xen với hiện tại: cây liễu già nua mà thủa xưa lão cùng vợ và đứa con gái tóc vàng

bé bỏng ngồi chơi dưới gốc, con sông xưa sầm uất cảnh thuyền bè đi lại và những

cánh rừng bạch dương bát ngát, xen lẫn con sông hiện tại không bóng thuyền bè,

ngỗng vịt và cây bạch dương còn sót lại “giống một cô nương cô đơn đứng đó”.

Lão chua xót cho cuộc đời mình trôi đi với toàn thất bại, thua thiệt, chẳng có chút

vui thú nào. Bao nhiêu buồn khổ, thương xót, tiếc hận, lão trút cả vào tiếng đàn và

tiếng đàn của lão lúc này là một khúc nhạc buồn và cảm động đến nỗi nước mắt lão

chảy dài trên má. Trước lúc chết, lão trăn trối cho Rotsild cây hồ cầm - người mà

lúc sống lão hay nạt nộ. Và Rotsild chơi lại điệu mà Iacôp đã chơi lúc ông ngồi trên ngưỡng cửa thì nó thành một nhạc khúc buồn thảm và đau đớn khiến người nghe rơi

lệ.

Trong truyện của Sekhov, nói chung sự miêu tả những biến cố bên ngoài của

cuộc sống đã bị đẩy lùi xuống bình điện sau, nhường chỗ cho sự miêu tả, phân tích

cho đời sống tinh thần bên trong của nhân vật. Diễn biến tâm lí nhân vật trở thành điểm tựa cho mạch tự sự trong nhiều truyện ngắn của Sekhov. Trong một số truyện,

mạch tâm tư, tình cảm và ý thức của nhân vật còn được xây dựng phong phú và

phức tạp hơn tạo những truyện ngắn có “cốt truyện bên trong” hấp dẫn.

Thế giới bên trong của nhân vật có khi được mô tả, tái hiện như một dòng

tâm trạng xâu chuỗi trong đó cả quá khứ, hiện tại của nhân vật trong nhiều mối

quan hệ phức tạp, với nhiều biến cố, sự kiện. Câu chuyện tẻ nhạt (1888) là một tác

một cái mốc quan trọng cho những tìm tòi về tưu tưởng và nghệ thuật của Sekhov. Nhà văn Đức Thomas Mann đã nhận xét: “Đây là một tuyệt tác, một tác phẩm phi thường (...) Một nhà văn tuổi chưa quá ba mươi mà hiểu rõ thâm tâm một ông già,

một nhà khoa học đã nổi danh thế giới” [44, tr.282].

Truyện gồm 6 chương, với lời đề từ “Trích bút kí một người già”. Đó là

những dòng tâm trạng của một vị giáo sư, một nhà khoa học, đã trải qua hơn sáu mươi năm sống và cống hiến cho khoa học, nay khi cái chết đang đến gần, mới

ngoái nhìn và ngẫm lại những ngày qua của cuộc đời mình. Tâm tư, suy ngẫm của

nhân vật được gợi ra từ những câu chuyện vụn vặt, nhàm chán hàng ngày, từ

chuyện bà vợ sáng nào cũng nói với ông ngần ấy chuyện: bắt đầu bằng việc hỏi thăm sức khỏe của ông, sau đó là chuyện anh con trai họ hiện là sĩ quan phục vụ ở nơi đất khách quê người, lương thì ít, chưa đứng vững được, họ phải gửi thêm tiền

giúp đỡ, rồi chuyện bánh mì đã rẻ hơn còn đường thì đắt hơn 2 côpếch, rồi lại đến

chuyện Lida, con gái họ học ở nhạc viện, luôn phải đi lại trong giới thượng lưu mà ăn mặc thì “không biết nói thế nào”, đặc biệt cô quyết định yêu một anh chàng có

vẻ ngoài lố bịch, ngày nào cũng đến nhưng không ai biết cội rễ của anh ta: học ở đâu, sống bằng gì,... Rồi chuyện Katia - cô cháu gái mà ông rất yêu quí, mơ ước trở

thành diễn viên, nhưng bị phụ bạc, sống cô đơn, tuyệt vọng và bế tắc,... tất cả những

chuyện ấy bắtđầu từ bao giờ, phát triển ra sao và tại sao như vậy, ông không biết.

Giờ đây, nhìn đến chúng, ông thất vọng và rơi vào khủng hoảng. Thì ra cái cuộc

sống bấy lâu ông tưởng là tốt đẹp thực ra không phải như vậy. Ông cảm thấy cuộc đời mình trôi qua thật tồi tệ, đầy những sai lầm, chẳng có gì là căn bản và quan

trọng. Ông mất ngủ thường xuyên và đó là những đêm giông tố trong lòng ông. Sự

bất hạnh của ông - một nhà khoa học nổi danh thế giới, xuất phát từ chỗ không có được một ý niệm chung, như ông nói: “Trong sự ham thích mãnh liệt của tôi đối với

khoa học, trong lòng ham sống, trong cái cách ngồi trên giường đệm của thiên hạ,

trong sự ham muốn được hiểu rõ bản thân mình, trong tất cả mọi ý nghĩ tình cảm và

nhận thức của tôi đối với mọi người, mọi vật không có cái gì là ý niệm chung để có

trong người tôi riêng biệt, và trong tất cả những suy luận và trong tất cả các bức

tranh mà do tưởng tượng của mình vẽ nên, ngay cả một nhà phân tích khéo léo nhất

cũng sẽ không tìm thấy được cái điều mà người ta gọi là ý niệm tổng quát hay là

đức Chúa của người sống” [41, tr.62]. Ông cắt nghĩa nguyên nhân dẫn đến bất hạnh

của mình đồng thời phát hiện ra những mâu thuẫn gay gắt trong quan điểm của

mình, song không đủ sức để giải quyết những mâu thuẫn ấy. Cuộc sống đối với ông đã trở thành một gánh nặng, một sự khủng khiếp, càng ngày càng trở nên không

chịu đựng nổi. Tư tưởng, tâm hồn, tình cảm, cảm xúc của ông cứ chết dần chết mòn trước khi cái chết về thể xác. Trên mạch tâm tư, tình cảm, ý thức của nhân vật, thời

gian và không gian nghệ thuật bị xáo trộn. Nhân vật khi sống với hiện tại, khi ngoái lại những trang đời quá khứ, thời gian thay đổi hết sức phóng túng và những đối

chiếu “trước kia” với “bây giờ” ấy càng khiến dòng tâm trạng nhân vật thêm cuộn

trào, sâu xoáy. Nhân vật cũng không trăn trở tại không gian cố định mà luôn có sự

dịch chuyển: khi trong phòng mình, lúc ở phòng ăn, lúc ở phòng Katia, lúc ở một

phòng nghỉ tại Khaccôp, ... Tất cả đều bị chi phối bởi dòng chính là dòng tâm trạng

nhân vật. Đây là kiểu “cốt truyện bên trong” tiêu biểu của Sekhov đã tạo lên một

hiệu quả nghệ thuật lớn.

3.1.2.2. Những kiểu tâm lí, tính cách điển hình - cơ sở của cốt truyện

Bên cạnh những kiểu cốt truyện được xây dựng trên những diễn biến tâm lí,

tâm trạng của nhân vật từ một sự kiện, biến cố hay một khoảnh khắc, giai đoạn nào đó của cuộc đời nhân vật, Sekhov còn xây dựng nhiều cốt truyện dựa trên tâm lí -

tính cách điển hình nào đó của nhân vật mà tâm lí - tính cách ấy chi phối cả cuộc đời nhân vật, ý nghĩa khái quát của nó không dừng ở từng số phận hay một thời đại.

Một trong những kiểu tâm lí - tính cách ấy là kiểu người trong bao được kết

tinh ở kiệt tác Người trong bao, Khóm phúc bồn tử, Một chuyện tình yêu đều được sáng tác năm 1898, có sự gần gũi về kết cấu, cốt truyện, chủ đề và thời gian

những biến cố, mà chỉ là những câu chuyện hết sức đời thường, nhưng từ đó hé lộ

tâm lí - tính cách nhân vật.

Hạt nhân của truyện Người trong bao là câu chuyện về thầy giáo dạy tiếng

Hi lạp tên là Bêlicốp, cả đời sống thu mình vào trong bao. Từ chân dung, trang

phục, đến ý nghĩ, tư tưởng, thói quen đến cả nghề nghiệp của y cũng đều “trong bao”. Y sợ những ảnh hưởng xung quanh, sợ những đổi thay, sợ cấp trên, sợ cái

mới, nói chung là ghê sợ cuộc sống hiện tại nhưng lại tôn sùng quá khứ. Dạy tiếng

Hi lạp cổ cũng là cách lẩn trốn hiện tại của anh ta. Anh ta luôn phủ quanh người nào

áo choàng bông dựng cổ lên, giày cao su, ô, kính râm, nhét bông lỗ tai, bọc đầu kín

khi ngủ, đóng chặt của phòng, kéo mui xe kín mít,... Từ tâm lí luôn sợ hãi, đớn hèn,

anh ta trở lên cô độc, ích kỉ, giáo điều, máy móc, bảo thủ, lẩn trốn cuộc đời, ngày

càng chui sâu vào “bao” và cuối cùng là nằm trong cái “bao” an toàn, bền vững

nhất - chiếc quan tài. Y tự thủ tiêu cuộc sống, hạnh phúc của chính mình, không thể đến được với tình yêu vì cứ sợ thế này thế nọ và cuối cùng là cái chết, và cũng đầu độc cả bầu không khí xung quanh, bóp nghẹt sự sống của con người, cản trở sự phát

triển của xã hội. Bêlicôp vừa là nạn nhân của chế độ chuyên chế Nga lúc đó vừa là

công cụ của chế độ ấy. Hình tượng Bêlicôp với tâm lí “người trong bao” đã trở

thành hình tượng mang ý nghĩa điển hình. Từ đó, đã xuất hiện “thói Bêlicôp” trong tác phẩm và trong cuộc sống. Tâm lí “người trong bao” đã xâu chuỗi các nhân vật,

xâu chuỗi cả câu chuyện của Burơkin về Bêlicôp với câu chuyện của tác giả.

Nhân vật Ivanưts trong Khóm phúc bồn tử lại chui vào “bao” theo một kiểu

khác. Anh ta nguyên là một công chức, mang trong mình khát vọng được sở hữu

một trang trại có những khóm phúc bồn tử và bằng mọi cách thực hiện ước mơ ấy.

Tránh xa cuộc sống ồn ào, nhiều bất công, anh ta tìm cho mình một trang trại, một

góc vườn yên tĩnh với những luống phúc bồn tử, và ở đó nhấm nháp hương vị của

hạnh phúc vật chất tầm thường. Anh ta trở nên “tha hóa” tự lúc nào, trở thành con người khác hoàn toàn cả về dáng vẻ bề ngoài lẫn đời sống nội tâm bên trong: “Hắn

già hơn trước, đẫyđà hơn, xộc xà xộc xệch; má, mũi, môi trệ, làm như chúng có thể

nghèo túng trước đây nữa, bây giờ trông ra dáng địa chủ, quý phái ra mặt. Hắn

quen với nếp sống mới ra vẻ khoái chí lắm”[17, tr.446]. Hắn ăn khỏe lắm, tắm hơi

mỗi ngày, trở nên phì nộn, đã đâm đơn kiện hội đồng xã và hai xưởng máy và rất

bất bình khi bọn nhà quê quên không gọi hắn là “ngài”,... Tâm lí của Ivanưts là tâm

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong truyện ngắn anton paplovich sekhov (LV00941) (Trang 93 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)