Hành động, cử chỉ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong truyện ngắn anton paplovich sekhov (LV00941) (Trang 80 - 84)

Trong bất kì tác phẩm nào hành động, cử chỉ của nhân vật không chỉ là yếu

tố thúc đẩy diễn biến cốt truyện mà còn là yếu tố cần thiết để bộc lộ tính cách nhân

vật. Đó chính là những việc làm cụ thể của nhân vật trong quan hệ ứng xử với các

nhân vật khác và trong những tình huống khác nhau của cuộc sống. Nhân vật được

xây dựng thành công sống động chính là nhà văn biết kết hợp trên cả hai phương

diện “biện chứng pháp hành động” và “biện chứng pháp tâm hồn”. Điều đó có

nghĩa là tính tất yếu trong hành động của nhân vật thường liên quan chặt chẽ với hành động nội tâm của nhân vật.

Để tạo hình nhân vật, Sekhov đặc biệt chú ý miêu tả cử chỉ, hành vi của nhân

vật. Có những hình vi, cử chỉ mang đậm tính cách của từng loại nhân vật, hoặc diễn

Mixuyt trong Ngôi nhà có căn gác nhỏ thì khi muốn hỏi điều gì đều bước quá lên để nhìn thấy người đối thoại, còn điền chủ Bêlacurôp lười biếng thì để quên hàng

tuần trong túi của mình những lá thư mà người ta nhờ bỏ vào bưu điện. Trong

truyện Cây vĩ cầm cho Rotsild, cái tính ki bo, chắt bóp, tâm lí lúc nào cũng sợ thua

thiệt, thất thoát của lão chỉ được khắc họa qua lời của “người kể chuyện ẩn tàng” (về việc lão không cho vợ ăn uống đầy đủ, thậm chí bắt uống nước lã cho khỏi tốn

tiền), mà còn thông qua hàng loạt hành động của lão. Đó là việc lão đo kích thước

của người vợ đang còn sống để đóng quan tài, sau đó ghi giá tiền vào sổ thanh toán, trước lúc hạ huyệt còn kịp vuốt nắp quan tài tầm tắc: “cỗ quan tốt thật!”. Để một người dường như tính cách đã “hằng định” như vậy thay đổi tâm tính, bản chất quả

không dễ. Nhưng Sekhov đã miêu tả quá trình ấy diễn ra thật tự nhiên. Iacôp ở cuối

truyện hoàn toàn khác nhưng người đọc vẫn nhận ra “con người ấy” qua hàng loạt

hành vi của nhân vật. Trận ốm báo hiệu cái chết của bản thânđến cùng với cái chết

của người vợ đã làm nảy sinh bao ý nghĩ trong Iacôp. Nỗi ân hận vì chung sống dưới mộtmái nhà hơn năm mươi năm mà chưa một lần nghĩ tới bà, không để ý, coi

bà chẳng khác nào con vật trong nhà giày vò ông. Trên đường từ nghĩa địa trở về,

Iacôp “lạc bước” ra bờ sông, nơi suốt hơn bốn mươi năm ông không hề tới đó. Cảnh tượng nơi đây đã đánh thức trí nhớ của ông: “A, mà cây liễu to lớn, già nua với cái

hốc tướng đây rồi, và trên cây cao su mà nắm tổ quạ... Bỗng nhiên trong trí nhớ

của lão hiện lên hình ảnh một đứa trẻ tóc vàng, như sống thật, và cả cây liễu mà

Marpha đã nói tới. Đúng rồi, chính là cây liễu đó - nó vẫn còn xanh, nhưng im

nặng và buồn bã... Nó già quá rồi, cây liễu khốn khổ!”[63, tr.343]. Trước đó, lúc

hấp hối, người vợ của ông có nhắc tới đứa con gái chết từ lúc nhỏ, nhắc tới cây liễu

bên sông mà họ từng ngồi chơi dưới gốc, ông đã cho là vợ mình mê sảng. Khả năng

nhớ lại”, hồi tưởng là đấu hiệu “phục sinh” của tâm hồn.

Để khắc họa thế giới nội tâm muôn hình, ngàn vẻ của nhân vật, Sekhov

thường lựa chọn những chi tiết thật “đắt” và diễn tả một cách cô đọng, ngắn gọn.

Trong truyện Dọc đường, chỉ bằng mấy dòng mô tả cử chỉ, hành động nhân vật, nhà văn đã gợi cho người đọc thấy rõ trạng thái giằng co tư tưởng của nhân vật giữa một

bên là lòng thương kẻ “lỡ bước sa chân”, một bên là nỗi lo ngại làm tổn thương

lòng tự trọng của người đàn ông cương nghị: “cô đi đi lại lại mấy lần rồi dừng lại ở

gác phòng, nghĩ rất lung. Likharev nói gì đó, song cô không nghe rõ. Quay lưng lại

anh, cô rút từ trong một chiếc ví lớn tờ giấy bạc hai mươi năm rúp, vò rất lâu trong

tay, nhìn Likharev,... cô đỏ mặt đút nó vào trong túi áo”[63, tr.431].

Có khi tình cảm và ý nghĩ của nhân vật chỉ được đoán ra qua ấn tượng của chúng đối với xung quanh, trong hành động và lời lẽ của chúng. Những lời phần đoán thoáng qua dường như là bỏ dở nửa chừng về các tình cảm và ý định của các

nhân vật lại trở lên có vai trò quan trọng. Những chi tiết ấy ẩn chứa “mạch ngầm

văn bản” đòi hỏi sự “giải mã” tích cực của người đọc. Trong truyện ngắn Người

đàn bà có con chó nh, khi Gurôp đáp xe đến thành phố S. để gặp Anna

Xécgâyepna, anh nhìn thấy ở cổng nhà cô một con chó xồm, anh “muốn gọi con

chó lại, nhưng tim anh bỗng đập rộn ràng, và vì quá xúc động, anh không thể nhớ

ra tên con chó nữa” [17, tr.493]. Chỉ hai chi tiết nhỏ: tim đập rộn ràng và không

nhớ ra được tên con chó, nhà văn đã gợi cho người đọc về những tình cảm lớn và

nghiêm túc của nhân vật, nó đảo lộn toàn bộ đời sống, mặc dầu nhà văn không trực

tiếp nói ra tình yêu của Gurôp đối với Anna Xécgâyepna. Những chi tiết như vậy đối với người đọc trở thành những “kí hiệu” về tâm lí của nhân vật. Trong truyện

ngắn Chuyến xe bưu điện, tâm lí của người đưa thư cũng không được biểu hiện qua

diện mạo bề ngoài mà chỉ bằng sự im lặng, hoặc trả lời nhấm nhẳn, nhát gừng, lời

trách mắng vô duyên cớ chàng sinh viên hay nói và việc anh đi nhờ xe công. Đó là tâm lí của một kẻ bị cuộc sống nhọc nhằn, cơ cực biến thành cái thây sống, từ ngoại

hình với “khuôn mặt ướt sương đêm, khô khan và bất động, giống như mặt người

chết”, tới sự câm điếc trước thiên nhiên và tình cảm con người.

Dường như con người này chỉ còn biết đau nỗi đau thể xác (khi rời khỏi xe)

và trạng thái tinh thần duy nhất còn sót lại đó là sự nghiệt ngã, hằn học của một người cùng khổ thấy người khác may mắn hơn mình. Cái tâm trạng bực dọc, u sầu,

rầu rĩ của người đưa thư trong hành trình ngắn ngủi - một chuyến xe bưu điện gợi cho người đọc tưởng tượng, suy nghĩ về cả một đời người. Và sự phân tích tâm lí

của tác giả ở đây cũng mang tính chất “đoán bệnh”, gợi ý mà thôi với kết thúc là

những câu hỏi gieo vào lòng người đọc: “Bác ta giận ai nhỉ? Giận người, giận sự

nghèo khó, hay giận những đêm thu lạnh lẽo?”. Ngược lại với “linh hồn chết” ấy là

chàng sinh viên yêu đời, nhạy cảm, thích trò chuyện, nhìn cây cối dọc đường mà thương chúng chịu rét, giữa đêm thu đi qua đầm mà mà thương những con cá chép, cá măng đang phải dầm mình trong nước lạnh. Chi tiết miêu tả không nhiều và về

những cái tưởng không đâu vào đâu nhưng kì thực lại là sự chon lọc và sắp đặt kĩ lưỡng của tác giả, có sức ám ảnh và khơi gợi sâu xa người đọc.

Hành động thể hiện bản chất của một con người, Sekhov rất ít miêu tả một

cách cặn kẽ, tỉ mỉ, diễn biến tâm lí, quá trình hình thành và phát triển của tâm lí mà

chủ yếu những tâm lí đó được thể hiện qua hành động của nhân vật. Không cần phải

cắt nghĩa lí giải dài dòng mà người đọc vẫn hiểu, vẫn thấy được thế giới thầm kím ở

bên trong với những mâu thuẫn giằng xé của nhân vật, những phản ứng tâm lí của

bản thân nhân vật trước những cảnh ngộ, vừa thể hiện tính cách và nội tâm nhân vật

một cách đầy đủ và sắc nét.

Trong truyện Người đàn bà có con chó nhỏhành động ngoại tình của Anna

chính là sự phản kháng lại cuộc sống buồn bã, vô vị và tẻ nhạt. Diễn biến của câu chuyện diễn ra dường như rất ngẫu nhiên song lại là một điều tất yếu đối với quy

luật tình cảm. Anna đi theo tiếng gọi của tình yêu, nàng tìm đến với tình yêu trong

biết bao tâm trạng đan xen day dứt: nàng thấy hạnh phúc, nàng cười, nàng khóc,

nàng tự khinh bỉ, tự lên án bản thân. Song tiếng gọi tha thiết của tình yêu đích thực đã chiến thắng. Nàng chấp nhận hạnh phúc trong đau khổ, dằn vặt, nàng lừa đối

chồng để tìm đến với người tình, bởi chỉ ở bên người đó nàng mới thật hạnh phúc. Hành động vượt ra ngoài khuôn khổ những quy chuẩn đạo đức xã hội là một hành động phá cách của nàng và là một hành động phát triển tất yếu của cốt truyện. Điều đó nói lên rằng con người phải sống hoàn thiện về cuộc sống vật chất lẫn tinh thần,

phải phủ lấp những khoảng trống trong tâm hồn của mỗi con người.

Đối lập với Anna là Ônga trong Người đàn bà phù phiếm - một người phụ

chơi của tầng lớp quý tộc xuống cấp, rỗng tuếch và tôn thờ “tài năng” một cách mù quáng. Nàng đã ngoại tình, quay lưng lại với chồng - một tài năng thực sự mà nàng

không biết. Nàng đi tìm những thú vui, gặp gỡ và làm quen với đám người có danh

tiếng, giao du kết bạn, hội họp tụ tập với những sinh hoạt vô bổ, tầm thường, tẻ

nhạt, nhàm chán cho đến khi nàng thấy mệt mỏi và nàng nhận ra sự thật đau đớn thì đã quá muộn màng. Hàng động cuối cùng là Ônga vừa khóc, vừa chạy bổ ra... lao

vào phòng làm việc của chồng và gọi to “Đưmốp!” mong muốn được chuộc tội với

anh, tỏ lòng kính trọng, tôn thờ anh thì Đưmốp đã vĩnh viễn ra đi. Đây là một hành động đầy kịch tính, nó thể hiện sự đau khổ tột cùng của con người trong cô đơn và

tuyệt vọng. Chính vì thế nó làm cho âm hưởng của truyện kéo dài hơn.

Xây dựng những tình tiết, những hành động mang tính kịch đòi hỏi tác giả

phải có tài năng và khả năng thể hiện và dẫn dắt vấn đề, tạo được tình huống. Một hành động mang tính kịch phải tạo được những cao trào, đẩy đến một mâu thuẫn

quyết liệt, đòi hỏi phải giải quyết.

Truyện ngắn Trong khe núi, Acxinhia sau khi biết tin bố chồng đã viết di chúc để lại cho bé Nhikipo - con của anh trai chồng, ả điên tiết lồng lộn hành động

một cách điên cuồng. Ả ném chùm chìa khóa xuống chân ông già, ả gào lên khóc nức nở, ả giật váy áo, chạy lồng lộn khắp sân, giật tung mọi thứ ném xuống đất,

dẫm chân lên. Rồi ả chạy xuống bếp, giật lấy cái áo. Và khi nhìn thấy bé Nhikipo

nằm trên chiếc ghế cạnh đó thì hành động quyết liệt cuối cùng và cũng là kết thúc hành động kịch: “Acxinhia giật gầu nước sôi đổ ập vào bé Nhikipo”. Xung đột càng căng thẳng thì thiên hướng hành động càng trở nên quyết liệt và vì thế hấp dẫn của

tác phẩm càng tăng. Người đọc không khỏi rùng mình trước hành động “lặng lẽ lên

nhà” và nụ cười “ngây thơ” của Acxinhia sau khi ả làm một việc mất hết nhân tính.

Điều đó nói lên tính chất quyết liệt của hành động và cũng là quá trình suy thoái

nhân cách của nhân vật.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong truyện ngắn anton paplovich sekhov (LV00941) (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)