Không gian với nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong truyện ngắn anton paplovich sekhov (LV00941) (Trang 52 - 64)

Tìm hiểu không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Sekhov, người đọc như bước vào một “mê cung” không gian đa dạng, nhiều màu sắc. Trước tiên có thể

nhận thấy rất rõ không gian trong tác phẩm Sekhov là không gian sinh hoạt đời thường muôn mặt được định hình một cách cụ thể. Sekhov viết truyện ở mọi lúc,

mọi nơi, mọi nhà, mọi người, là truyện đời không tránh khỏi. Ông kể cho người đọc

nghe những câu chuyện bình thường dung dị nhất về cuộc sống hàng ngày của một

anh viên chức, người thầy giáo, thầy thuốc, cô gia sư xảy ra nơi bão biển, nhà ga

hay quán trọ, trường học. Không gian truyện Sekhov bắt ngay từ cuộc sống muôn

màu xảy ra xung quanh và đậm chất đời thường. Nhưng chính từ không gian đời thường này, Sekhov tìm thấy ý nghĩa cuộc sống một cách đậm đặc nhất, điển hình

nhất và có thể làm môi trường hành động giúp nhân vật bộc lộ tâm lý bản thân

mình. Và như vậy Sekhov đã tạo ra nét đặc sắc trong không gian nghệ thuật của

ông.

Khác với Lep Tônxtôi xây dựng những bức tranh không gian hoành tráng như chiến trường, bầu trời, mặt đất... đó là những không gian vĩ mô được xây dựng tương phản và đối lập: bầu trời cao xanh đẹp đẽ tượng trưng cho những ý tưởng cao đẹp, nhân văn, mặt đất ngổn ngang xác chết đẫm máu tượng trưng cho cái ác.

Những bức tranh hoành tráng khắc họa thời đại lịch sử ác liệt, dữ dội. Tác phẩm của

Sekhov hầu như không có những bức tranh hoành tráng, không gian trong truyện

sống bằng những chi tiết nhỏ nên không gian trong tác phẩm của ông là không gian

nhỏ hẹp, khép kín.

Một đặc điểm tiêu biểu là không gian trong truyện ngắn Sekhov thường bị

khép kín bởi chính tâm lí nhân vật của ông, bằng công việc hay sinh hoạt của họ.

Truyện Khóm phúc bồn tửNhicôlai Ivanưts là một viên chức nhỏ ở Sở thuế vụ, bao nhiêu năm bị bó hẹp, mệt mỏi vì công việc nhàm chán, Nhicôlai ao ước “làm sao

tậu được một trang ấp nhỏ”. Ước mơ là chuyện bình thường, chính đáng. Song vì

ước mơ ấy anh ta lại tự bó mình trong cuộc sống bần cùng và tầm thường hơn nữa. Đó là sự “chi tiêu rất dè xẻn, ăn không no, uống không đủ, mặc xoàng xĩnh thế nào

cũng xong thôi, trông như kẻ hành khất” [17, tr.444]. Hơn thế, vì tham lam,

Nhicôlai Ivanưts lấy một bà góa già xấu xí, không yêu thương mà chỉ để thừa hưởng số tiền của bà ta. Tất cả vì đồng tiền, vì trang ấp. Hình ảnh Nhicôlai Ivanứt

người béo bệu, trắng nhợt, má, mũi và môi cứ chảy ra trong cái trang trại mà ngay

cả con chó cũng béo ục ịch như lợn, gợi lên cảm giác chán chường về sự thỏa mãn

[17, tr.446]. Cuộc sống trong trang trại nhàn nhã, no nê cùng với “tính hợm hĩnh tự

phụ” của Nhicôlai gây một cảm giác chật chội. Con người anh ta luôn tự khép mình

trong một không gian sống tủn mủn, vụn vặt, thỏa mãn với ước mơ “khóa chặt cả

đời mình vào trong một trang ấp”. Suốt đời tự bó hẹp mình bằng cuộc sống tầm

thường, dung tục, đó là ước mơ, mục đích mà Nhicôlai Ivanưts phấn đấu trong cả

một đời người.

Câu chuyện về Nhicôlai Ivannưts nghe vừa nực cười lại vừa chua xót. Thật đáng sợ là trong thời đại của Sekhov có biết bao nhiêu con người có tính cách như

thế - những con người tự thu hẹp không gian sống của mình tới mức ngột ngạt

Bêlicốp - Người trong bao là điển hình của loài người “ốc sên”. Qua hình ảnh vỏ ốc, tác giả muốn khắc họa tính cách nhân vật. Suốt đời ông ta sống trong một không

gian hẹp, căn phòng bé như chiếc hộp, nằm ngủ trên giường có móc màn, cơ thể được bao kín bằng cái vỏ. Lối sống của Bêlicốp không phải do xã hội đem lại mà do

chính bản thân anh ta tạo ra. “Hắn có một tính là luôn luôn, ngay cả những hôm trời

màu xám, và khi hắn rút con dao cũng nằm trong một cái bọc, và cả mặt hắn hình

như cũng thu mình trong một cái bọc vì hắn luôn dựng cổ áo để che mặt đi” [17,

tr.262]. Hắn luôn cố tình phủ quanh mình một cái bọc để sống cô độc, tránh mọi ảnh hưởng bên ngoài. Bêlicốp luôn luôn theo dõi mọi chuyện xung quanh và báo

cáo. Cũng như lão quản Prisưbeep, Bêlicôp cho mình là đúng và tự nguyện làm cái

việc báo cáo lên trên. Và mọi người dân trong thành phốđâm ra sợ tất cả “sợ nói to,

sợ gửi thư, sợ làm quen, sợ đọc sách, giúp đỡ người nghèo, dạy học chữ...”[17,

tr.269] với tâm lí như vậy, con người tự tạo ra không khí ngột ngạt dường như mất

cả sự hồn nhiên bản năng trong tính cách.

Không gian trong sáng tác của Sekhov là những ngôi nhà vắng vẻ, những căn

buồng lạnh lẽo. Sống ở đây nhân vật của Sekhov luôn trong trạng thái tâm lí cô đơn,

lo lắng, thường triền miên dằn vặt, nghĩ suy, tính toán. Thế giới khép kín, thế giới

của những căn phòng chật hẹp, ngột ngạt ngự trị hoàn toàn cuộc sống con người được thể hiện trong Câu chuyện tẻ nhạt (1889). Giáo sư Nhicôlai Stêpanôvich đã bất lực để cho tháng ngày cuối cùng của cuộc đời mình trôi đi một cách nặng nề

trong những căn phòng. Từ phòng riêng, nơi thường xuyên bị dày vò vì bệnh mất

ngủ, ông chuyển sang phòng ăn và có cảm giác bực bội, khó chịu vì phải ngồi cùng

bàn ăn với một kẻ không biết “cội rễ” Gơneckơ, vì tiếng cười “rần rật” của cô con

gái và vì dáng vẻ trịnh trọng của bà vợ. Không khí trong nhà làm ông không sao chịu nổi, phải “trốn ra ngoài”. Nhưng nơi mà ông tìm đến với mục đích để giải toả

tâm trạng nặng nề không có gì vui vẻ và dễ chịu hơn. Phòng của Katia với sự ấm áp,

ngăn nắp cũng không gợi cho ông cảm giác hài lòng, mà thay vào đó là “một lời kêu

gọi mạnh mẽ phải than trách, phải phàn nàn”. Từ không gian tù túng này ông lại

rơi vào không gian tù túng khác. Cảm giác ngột ngạt khiến ông băn khoăn tự hỏi:

Các người ngồi đây làm gì như hai con cóc đầu độc bầu không khí với hơi thở của

các người?”[44, tr.91]. Đến Khaccôp, gian phòng khách sạn lại bủa vây, giam hãm

ông trong những ý nghĩ về sự thiếu vắng một “ý niệm tổng quát” – nguyên do của

những bất hạnh. Ở đây ông không sao thoát khỏi cảm giác hết sức bi quan về cái

Sự tối tăm, ngột ngạt cũng bao trùm lên ngôi nhà của Laepxki và Nagiêgiơđa trong Quyết đấu (1891): hai người “bước vào những căn phòng tối tăm, ngột ngạt

và buồn tẻ”. Ở trong ngôi nhà của mình Laepxki luôn bị dằn vặt bởi cảm giác có lỗi

với Nagiêgiơđa, có lỗi với chồng cô, có lỗi với cuộc đời mình, anh buộc tội bản

thân không có lý tưởng và tư tưởng chỉ đạo cuộc sống.

Nhân vật Gurôp trong Người đàn bà có con chó nh (1899) cũng không tìm

thấy niềm vui và sự bình yên trong ngôi nhà của mình: “anh sợ nàng (vợ anh) và

không thích ở nhà nhiều”. Điều đó có thể lý giải phần nào việc từ lâu anh đã ngoại

tình và cũng dễ hiểu vì sao sau này khi hẹn hò với Anna Xecgâyepna trong căn phòng khách sạn “Chợ Xlavơ” nhân vật lại có cảm giác bình yên và ấm áp: “Anh…

ngả mình vào chiếc ghế bành”, “anh giật chuông gọi người đưa nước chè

đến…”[17, tr.490].

Gắn liền với không gian ngôi nhà trong Người đàn bà phù phiếm (1892) là sự hưảo, giả tạo và sự thiếu giao cảm giữa những người thân. Những bữa ăn trong ngôi nhà, việc tiếp đón “những con người nổi tiếng” chỉ càng nhấn mạnh thêm sự

hư ảo và giả tạo của nữ nhân vật. Cảm giác sợ hãi và xấu hổ của Ônga, sự ngại

ngùng, né tránh của Đưmôp tạo nên không khí nặng nề trong ngôi nhà của họ: “lòng

sợ hãi và sự xấu hổ đã ngăn trở nàng (Ônga) nói lại sự thật”, “…Đưmôp chừng

như đã đoán ra được mình đang bị lừa… Anh không dám nhìn thẳng vào mắt vợ,

không dám cười sảng khoái khi gặp nàng,… tránh ngồi một mình bên Ônga nhiều…

Khi nói chuyện với Ônga, anh ngượng ngùng…”[17, tr.390-391].

Sống giữa không gian chật hẹp, tù túng của ngôi nhà, như một lẽ tự nhiên,

trong nhiều nhân vật của Sêkhôp xuất hiện mong muốn chạy thoát ra khỏi đó. Sự dư

dật yên tĩnh, cảnh phong lưu ngự trị trong ngôi nhà của thầy giáo Nikitin sau ngày

cưới, nhưng chẳng bao lâu anh cảm thấy một nỗi buồn da diết. Anh thấy nặng nề

bởi không khí ngột ngạt trong nhà, giữa những người bà con và những mối quan

tâm nhỏ nhen của họ. Anh nhận ra rằng: “sự bình yên đã mất, có lẽ, mãi mãi mất và

rằng trong ngôi nhà hai tầng không trát vữa này hạnh phúc dành cho anh là không

“hợp quy luật”: “Trời ơi, tôi đang ở đâu thế này? Sự tầm thường, chỉ rặt có tầm

thường vây bọc lấy tôi. Những con người buồn tẻ, tầm thường, những chiếc bình

đựng váng sữa, những liễn đựng sữa, những con gián, những người đàn bà ngu

xuẩn… Không có gì đáng sợ hơn, xúc phạm hơn, đáng buồn hơn sự tầm thường.

Phải chạy ra khỏi đây, chạy ngay hôm nay nếu không tôi sẽ phát điên lên mất!”

(Thầy giáo dạy văn,1894) [41, tr.157-158]. Không khí ngột ngạt, sự lạt tình với

Nagiêgiơđa, những cảm giác khó chịu khi ở trong ngôi nhà cũng đưa Laepxki đến

suy nghĩ phải tìm cách thoát ra khỏi đó: “đây là nhà tù… phải ra đi…mình không

sao chịu đựng hơn được nữa…” (Quyết đấu,1891).

Sêkhôp không ít lần đưa các nhân vật của mình ra khỏi phòng kín đến với

không gian khoáng đạt của thiên nhiên. Nhưng nhiều nhân vật của ông đã quen với

không gian chật hẹp của mình, họ chỉ cảm thấy thoải mái khi ở trong không gian ấy.

Có thể nói, Bêlicôp chết là do bị đẩy ra ngoài trời (cùng đồng nghiệp và học sinh đi vào rừng chơi). Cuộc sống của thế giới bên ngoài (đặc biệt là việc Kôvalencô và

Varenca phóng xe đạp) đã tác động mạnh tới Bêlicôp (“mặt Bêlicôp đang từ xanh

mét chuyển sang trắng bệch, hắn ngẩn người ra”, “hắn thảng thốt đến mức không

muốn đi chơi nữa và bỏ về nhà”) và là nguyên nhân dẫn đến cái chết của hắn. Iônứt

cũng không phải là con người của không gian rộng lớn. Cuộc sống của anh ta gắn

liền với ngôi nhà - nơi anh ta tối tối đếm những tờ giấy bạc lôi ra từ các thứ túi, gõ

ba toong vào từng cánh cửa, với những câu lạc bộ - nơi anh ta đánh bài và ăn tối

một mình bên chiếc bàn to tướng,… tất cả những hành động này đều diễn ra trong

không gian khép kín của những căn phòng. Cả bác sĩ Raghin, con người với một đống lý thuyết, cũng cả đời chỉ quanh quẩn trong mấy gian phòng kín chất đầy sách

và báo cũ. Thậm chí, khi ra khỏi ngôi nhà của mình thì mọi sinh hoạt của ông vẫn

luôn gắn chặt với một căn phòng khép kín nào đó: đến Maxcơva, ông tuyên bố với

bạn là bị ốm và suốt ngày ở trong khách sạn, “nằm trên đi văng, quay mặt vào lưng tựa”, đến Peteburg cũng thế, “suốt ngày ông không ra khỏi phòng khách sạn, nằm lỳ

trên đi văng và chỉ dậy uống bia mà thôi”, và khi đến Varsava, ông cũng không ra

tẻ nhạt) [41, tr.49-50]. Khi nhân vật nhận thức ra ý nghĩa cuộc đời thì cũng là lúc

phải từ giã cõi đời.

Cũng từ không gian hẹp, ngột ngạt, khép kín, Sekhov đã cho nhân vật của

mình bộc lộ được bản chất tâm lí luôn sợ sệt quyền lực và nhân cách hèn kém của

bản thân. Đó là một sân ga nơi anh béo và anh gầy tình cờ gặp lại nhau ( Anh béo và anh gày). Cùng với thời gian cuộc gặp gỡ của 2 người bạn này khá nhanh và

không gian hẹp, bất biến làm dồn nén sự kiện tạo nên mâu thuẫn để từ đó bật ra

tiếng cười mỉa mai chua xót. Khi mới gặp nhau anh béo và anh gầy vô cùng sung

sướng và ôn lại kỉ niệm xưa, tình bạn thủa ấu thơ luôn in dấu ấn tốt đẹp trong tâm

hồn họ. Thế nhưng khi biết tin bạn mình đã là một quan lớn thì anh gầy bộc lộ tâm

lí sợ hãi quyền lực. Anh thay đổi lời nói đến hành động, làm cho anh béo muốn nói điều gì đó nhưng lại phải quay mặt đi, từ biệt anh gày. Tình bạn trong sáng chấm

dứt ngay trong không gian đó. Tâm lí khiếp sợ quyền lực đã trở thành bản chất dù ở

bất kì hoàn cảnh nào. Không gian hẹp còn được tác giả sử dụng trong Vở kịch vui, kịch bản “Vở kịch vui” được công bố trong phòng khách nhà ông chủ Oxip khi Klotskop đang hưng phấn về thành quả văn học của mình thì nghe tin vở kịch như

vậy đang chạm đến người này, người kia, người có vai vế chức tước, thì dần dần lo

sợ, co người lại và hủy bỏ vở kịch. Trong không gian đó một tài năng như Klotskop

bị thui chột. Hay trong Vé trúng s câu chuyện của vợ ông Đơmitơrits xảy ra trong một không gian hẹp, đó là căn nhà của họ chung sống. Cuộc sống của họ luôn khó khăn, miếng cơm manh áo luôn là những điều phải làm hai người lo nghĩ. Cứ ngỡ

sống trong cảnh bần hàn như vậy thì con người sẽ yêu thương, san sẻ cho nhau khi

cuộc sống sung túc đủ đầy. Và có sự trùng hợp ngẫu nhiên về xeri vé số, hai vợ

chồng nhà Ivan Đơmitơrits thỏa sức với trí tưởng tượng căn nhà bé nhỏ của họ thay đổi trong trí tưởng tượng đó, và bao điều sung sướng sau khi thắng vé số diễn ra. Trong đầu hai người đó không hề mảy may nghĩ đến sự chia sẻ với người kia mà họ

chỉ sợ chồng hay vợ mình ăn mất phần sung sướng. Bất ngờ kết quả vé số không như ý muốn cả hai đều thấy căn phòng họ từng sống ngột ngạt, khó chịu. Trong

Có thể nói, không gian hẹp, kín, bất biến trong truyện ngắn Sekhov phần nào đã phản ánh cuộc sống con người Nga trong những năm đen tối của xã hội phong

kiến mục nát. Xã hội đó tù đọng, ngột ngạt làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sự phát

triển tâm lí bình thường của con người. Tuy nhiên không gian nhỏ hẹp bất biến có

liên hệ với không gian lớn hơn: không gian mở vận động, phát triển. Nói cách khác những khoảng không gian khép kín là “những ngăn nhỏ” của một không gian lớn hơn. Chúng không bao giờ bị cô lập cách biệt mà ngược lại là sự bổ sung cho nhau,

là sự phối cảnh để tạo nên một bức tranh rộng lớn, phong phú. Đó là đặc điểm, thủ

pháp nghệ thuật trong cách xây dựng không gian của truyện ngắn Sekhov.

Một nhân vật của Sekhov đã từng nói: “con người không phải chỉ cần ba thước đất, không phải chỉ cần một trang ấp nhỏ, mà là cả trái đất, tất cả thiên

nhiên; trên cả miền đất bao la ấy con người mới bộc lộ được hết phẩm chất và đặc

điểm tinh thần của họ” ( Ivan Ivannưts - Khóm phúc bồn tử ) [17, tr.451]. Chính vì

vậy không gian rộng mở, vận động, phát triển là không gian dẫn nhân vật trên con đường đi tới hạnh phúc, có giá trị gợi lên ước mơ, hoài bão của mình hoặc có một tương lai đổi khác so với hiện tại. Cũng từ đây, nhân vật bộc lộ được tâm lí, tính cách của mình.

Đối diện với không gian rộng lớn, nhân vật thường thả hồn mình trong sự tự

do, sống với ước mơ và sống thực với tình cảm của mình, tìm đến tiếng gọi của

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong truyện ngắn anton paplovich sekhov (LV00941) (Trang 52 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)