Phong cảnh thiên nhiên trong sự đối sánh tương phản với tâm trạng nhân v ật

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong truyện ngắn anton paplovich sekhov (LV00941) (Trang 50 - 52)

Như đã trình bày, bên cạnh kiểu so sánh tương đồng, Sekhov còn sử dụng

kiểu so sánh tương phản giữa thiên nhiên và tâm trạng con người trong việc đi sâu

khám phá những khía cạnh tâm lí nhân vật. Đối lập với thế giới con người buồn tẻ, ngưng đọng, ở đó con người hàng ngày hàng giờ làm khổ nhau là một thiên nhiên đầy sức sống “dòng sông Vonga mặt nước lấp lánh kì diệu, bầu trời đêm quá bao

la: quá khứ tầm thường và chán ngắt, tương lai chẳng có nghĩa lí gì thế mà đêm

nay, đêm kì diệu duy nhất đang sắp tàn đang đắm mình vào vĩnh cửu. Vậy sống để

làm gì( Người đàn bà phù phiếm) [17, tr.377]. Hẳn người đọc còn ấn tượng với

bức tranh thiên nhiên Trong khe núi, ngoài ánh trăng ra thì thiên nhiên thờ ơ hoàn

toàn với tâm trạng của Lipa - một người mẹ trẻ bế đứa con đã chết do em chồng cô giết hại vì sự đố kị và lòng tàn nhẫn của ả. Lipa bước đi trong ánh trăng mà lòng

đau khổ, nhưng “trăng vẫn sáng khi thì ở phía trước, khi thì ở bên phải, con chim

câu hồi nãy kêu giọng đã khàn như có lẫn cả tiếng cười trêu ghẹo: “này cẩn thận

đấy, khéo lạc đường”. Lipa bước nhanh đến nỗi đánh rơi cả chiếc khăn trùm đầu.

Cô nhìn trời và nghĩ không biết bây giờ thằng bé của cô đang ở đâu, nó đang bay

sau lưng cô hay đang bay lượn trên cao kia giữa những vì sao mà không còn nghĩ

tới mẹ nó nữa. Ôi! Cô quạnh biết bao giữa cánh đồng đêm khuya, giữa tiếng chim

hót, khi chính mình không hát lên được, những tiếng kêu hân hoan không ngớt mà

chính mình không thể vui sướng được”[63, tr.573]. Chỉ thực hiện bằng ngôn ngữ

nhưng khi đọc đoạn văn trên hiện ra trước mắt ta một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp với những trăng sao, tiếng chim hót... nó đối lập hoàn toàn với tâm trạng và

hoàn cảnh của người mẹ mất con.

Trong truyện ngắn Vêrơska cũng có một đêm trăng đẹp, nhưng không phải là đêm trăng của mối đồng cảm, của những khát khao rung động. Tâm hồn Ôgơnhep bất chấp sự quyến rũ của thiên nhiên: “trăng mọc cao trên vườn cây, và dưới trăng

có những dải sương trong suốt đang bay về một nơi nào ở phía Đông. Dường như

cả thế giới chỉ hợp lại bằng những bóng đen và những cụm sương mờ trăng trắng

đang bay lang thang”[17, tr. 84]. Thiên nhiên mang vẻ đẹp của tự thân nó chứ không

hề được tưới chút cảm xúc của lòng người. Trong sự cảm nhận của Ôgơnhep, đó chỉ

là cảnh bài trí giả tạo. Không có sự rungđộng trước thiên nhiên, anh cũng không có chút rung động trước một cô gái dư dật, đầm ấm thơ ngây. Đó chính là sự lão hóa

của tâm hồn không chút xúc cảm với vẻ đẹp của cuộc đời và con người. Thiên nhiên

trong truyện ngắn này không chỉ làm nổi bật sự tương phản với thế giới tâm hồn Ôgơnhep mà còn là điểm tựa cho lời tự thú: “trên đường đi vào trong vườn, sương

đã hết, trăng rọi chiếu từ trên trời như vừa được rửa sạch, chỉ có phía Đông che

phủ một chút mây u ám”[17, tr.92] . Giờ đây Ôgơnhep ý thức được sự trả giá, đánh

đổi tâm hồn mềm mại trong suốt để giành giật lấy miếng ăn của một đời ở thuê, không người thân thuộc. Con người khi không còn biết rung động trước cái đẹp thì

không thể nào trở thành người tốt và sống đúng đắn. Đó cũng chính là thông điệp

mà Sekhov muốn gửi tới độc giả.

Kiểu so sánh tương phản giữa thiên nhiên và tâm trạng con người chúng ta cũng bắt gặp trong sáng tác của Nam Cao. Ở truyện Giăng sáng, vẻ đẹp của trăng

thật tuyệt vời lung linh huyền huyền ảo, song vẻ đẹp ấy chỉ là ảo ảnh phụ họa cho

đầu óc đẫm thơ văn của Điền. Nó chẳng giúp được gì cho cuộc sống thực tại của anh. Ngược lại nó còn tạo ra sự trớ trêu, làm rối bời trạng thái tâm lí của nhân vật. Trăng đẹp nhưng quá xa vời và ảo mộng, còn thực tại là một gia đình túng quẫn, nợ

nần chồng chất, con cái ốm đau, vợ chồng dằn vặt, cáu bẳn, gắt gỏng, thì luôn ở sát

cạnh mình. Trăng càng đẹp càng làm cho tâm trạng Điền thêm buồn khổ. Anh chua

chát và thú nhận rằng: ánh trăng đẹp tuyệt vời ấy chỉ là “ánh trăng lừa dối”.

Nghiên cứu vai trò của phong cảnh thiên nhiên trong việc thể hiện thế giới

nội tâm nhân vật trong các sáng tác của Sekhov, nhà văn L. Andreep đưa ra nhận

xét: phong cảnh của Sekhov “mang tính tâm lí không kém con người, con người

trong sáng tác của ông mang tính tâm lí không nhiều hơn những đám mây... Bằng

anh ta, bằng những cơn mưa ông miêu tả những giọt nước mắt của anh ta...”[dẫn

theo 43, tr.136]. Lấy cảnh nói tình là một trong những thủ pháp nghệ thuật truyền

thống đã được Sekhov kết hợp tài tình với nghệ thuật hiện đại, tạo gam độ phong

phú của tâm lí nhân vật, cũng như tính khách quan trong việc thể hiện thế giới nội

tâm phức tạp đa dạng của nhân vật. Điều này càng được thể hiện rõ hơn khi Sekhov miêu tả thế giới không gian và thời gian trong truyện ngắn của ông.

2.2. Không gian, thời gian với nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong

truyện ngắn Anton Paplovich Sekhov

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong truyện ngắn anton paplovich sekhov (LV00941) (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)