Thiên nhiên trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Anton

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong truyện ngắn anton paplovich sekhov (LV00941) (Trang 42 - 44)

Paplovich Sekhov

Mỗi nhà văn thường tạo cho mình một thế giới thiên nhiên riêng. Là đại biểu

xuất sắc của chủ nghĩa hiện thực Nga thế kỉ XIX, A.P. Sekhov cũng có một thế giới

nghệ thuật thiên nhiên đặc trưng cho mình.

Thiên nhiên của đất nước Nga đi vào trang văn của Sekhov vừa tươi thắm,

thuần hậu, vừa lãng mạn, trữ tình, lại vừa mang những nét riêng đầy bí ẩn - ra một

thiên nhiên đa diện, đa thanh. Trong các các sáng tác của mình, Sekhov rất chú tâm đến cảnh sắc thiên nhiên, có thể nói rằng, ở Sekhov ta luôn cảm nhận được: “một

trái tim sâu sắc, một tình cảm nóng bỏng đối với thiên nhiên, một sự hiểu biết mang

tính bản năng về cuộc sống của nó. Ông không chỉ nhìn ngắm nó một cách đơn

thuần như một người quan sát - một họa sĩ trầm lặng. Nó đã làm ông hoàn toàn say

mê, và đã để lại những dấu ấn không thể xóa nhòa trong tất cả những suy nghĩ và

Bằng tất cả tình cảm, sự hiểu biết và lòng say mê, Sekhov đã xây dựng cho

mình một thế giới thiên nhiên riêng, trong đó các hình ảnh, hiện tượng tự nhiên được ông miêu tả luôn hiện lên trong sự sinh động, phong phú, toàn vẹn, giàu sức

sống. Bức tranh phong cảnh thiên nhiên ấy là phương tiện giúp nhà vănđưa bạn đọc đi sâu vào thế giới thầm kín bên trong của nhân vật.

Lấy thiên nhiên như một phương tiện để nắm bắt đời sống bên trong của con người vẫn được các nhà văn thường dùng từ trước đến nay. Về vấn đề này G.N. Pospelov trong cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn học khẳng định: “Trong thế kỉ XVIII

- XX, các đoạn tả phong cảnh mang ý nghĩa tâm lí: chúng trở thành phương tiện

nghệ thuật để nắm bắt cuộc sống bên trong của con người”, Pospelov còn đưa ra

dẫn chứng cụ thể: “vinh dự hàng đầu này thuộc về cách nhà văn cảm thương chủ

nghĩa, nhất là về Rutso. Phong cảnh văn học trở thành hình thức biểu hiện các khát

vọng tự do cao cả trong thời đại chủ nghĩa lãng mạn - trong các trường ca của

Bairon, Puskin, Lermontop. Các bức vẽ thiên nhiên trong sáng tác của M. Gorki

như “Makar Tsuđra”, “Bà lão Idecghin”, “Bài ca chim Ưng” cũng đóng vai trò

tương tự”[61, tr.282]. Tương tự như vậy, M. Prisvin cũng từng xác định nhiệm vụ

quan trọng của nhà văn phong cảnh là “tìm kiếm và khám phá trong thiên nhiên các

phương diện đẹp đẽ của tâm hồn con người”[53, tr.283].

Kế thừa truyền thống miêu tả thiên nhiên tâm trạng trong văn học, Sekhov

với tài năng nghệ thuậtđộc đáođã sáng tạo con đường đi cho riêng mình.

Có thể thấy rằng, ở các nhà văn lớn thì mỗi nhà văn là một sự khẳng định các hình thức thể hiện tâm lí khác nhau. Nếu như L. Tônxtôi, Dôtxtôiepxki là những bậc

thầy trong chiếm lĩnh “phép biện chứng tâm hồn”, miêu tả chi tiết “quá trình bí ẩn” hình thành ý nghĩ và tình cảm của nhân vật, thì trong vấn đề này, A. Sekhov lại đươc mệnh danh là nhà tâm lí “giấu mặt” và miêu tả tâm lí của Sekhov được A.B.

Exin gọi là “chủ nghĩa tâm lí mạch ngầm”. Sekhov không giống như L. Tônxtôi, Dôtxtôixepki thể hiện tâm lí nhân vật một cách công khai, trực quan và luôn cố

gắng đi sâu lí giải tận cùng những ngõ ngách bề sâu của đời sống tâm hồn. Sekhov thường thể hiện tâm lí nhân vật trong trạng thái lấp lửng, bỏ ngỏ, không cụ thể hóa,

chi tiết hóa thế giới nội tâm mà ông luôn tìm cách tái hiện một cách nghệ thuật cái cơ bản, chủ đạo của cuộc sống bên trong nhân vật. Đối tượng miêu tả được Sekhov đặc biệt chú ý đến ở đây không phải là những trạng thái tâm lí của những nhân cách đặc biệt, những con người phi thường như ở L. Tônxtôi hay Dôtxtôiepxki mà là những ý thức đời thường, những trạng thái tâm lí có nguyên cớ trực tiếp từ những

sự kiện sinh hoạt vặt vãnh. Do vậy phong cảnh thiên nhiên trong truyên ngắn A.

Sekhov không rộng lớn như phong cảnh của Turgenev hay của Tônxtôi mà chỉ được

vẽ bằng vài chi tiết sắc nét. Đáng nhẽ phải sử dụng hàng loạt những chi tiết khi

miêu tả một bức tranh thiên nhiên nào đó thì nhà văn chỉ sử dụng vài ba chi tiết sắc

nét có sức gợi nhất. Nó như những tấm gương phản chiếu, soi sáng nội tâm nhân vật. Viêc lựa chọn và sử dụng các chi tiết tự thân nó là biểu hiện của một tài năng

lớn, rất tinh tế “chỉ bằng vài nét có thể chuyển tải nét cơ bản rất đặc trưng cho nhân

vật hay một phong cảnh” ( kịch Chim Hải âu). Sekhov chống khuôn sáo và mong

muốn sau khi đọc, bạn đọc nhắm mắt lại vẫn hình dung được bức tranh phong cảnh. Phương châm của ông là: “tả thiên nhiên phải sinh động, đúng chỗ và ngắn”, “vẻ

đẹp và tính biểu cảm trong tảthiên nhiên đạt được nhờ sự giản dị”[63, tr.359].

Như vậy, khám phá thiên nhiên trong thế giới nghệ thuật của Sekhov là vô cùng thú vị, hấp dẫn và cũng không kém phần phức tạp. Tuy nhiên trong khuôn khổ

một tiểu mục của luận văn này, chúng tôi chỉ tìm hiểu một thủ pháp nghệ thuật mà nhà văn thường sử dụng là sự đối sánh hòa hợp và tương phản giữa phong cảnh

thiên nhiên với tâm trạng nhân vật.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong truyện ngắn anton paplovich sekhov (LV00941) (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)