Chân dung ngoại hình

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong truyện ngắn anton paplovich sekhov (LV00941) (Trang 77 - 80)

Chân dung ngoại hình là một trong những yếu tố được các nhà văn chú ý xây

dựng nhân vật. Trước chủ nghĩa hiện thực, trong văn học đã tồn tại lối miêu tả lí tưởng hóa kệch cỡm dáng hình của nhân vật với một loạt biện pháp ẩn dụ ví von.

Đó là việc sử dụng triệt để thủ pháp Grôtesque - tô đậm cái nghịch lí, cái trác việt của nhân vật ở các tiểu thuyết của V. Huygô trong văn học lãng mạn Pháp cuối thế

kỉ XVIII (Nhà thờ đức bà Pari, Những người khốn khổ...). Sang nửa đầu thế kỉ

XIX, với sự ra đời của chủ nghĩa hiện thực, chân dung ngoại hình nhân vật đã trở thành phương tiện biểu hiện, soi chiếu chân dung tinh thần nhân vật.

Trong truyện ngắn Sekhov, người đọc thấy nhà văn thường bỏ qua hoặc chỉ

khắc họa sơ sài diện mạo bên ngoài của nhân vật để tập trung miêu tả thế giới nội

tâm của họ. Tác giả đã sử dụng khá thành công phong cách của chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa ấn tượng. Và điều này có nét tươngđồng với Nam Cao.

So với Tuôcghênhep, có lẽ dung lượng miêu tả chân dung, diện mạo nhân

vật của Sekhov ít hơn và có sức gợi lớn. Nhiều khi đó chỉ là những nét phác vẽ theo

phong cách của hội họa tượng trưng, để độc giả vẽ nhân vật theo kiểu của mình.

Trong truyện ngắn Sinh viên, người đọc chỉ được cung cấp một thông tin về nhân

vật chính: anh mới 22 tuổi, sinh viên thần học. Còn một nhân vật khác được miêu

tả: “Lukaria, một mụ nhà quê đặc sệt, khiếp nhược vì bị người chồng qua cố hành

hạ... nét mặt của mụ thật lạ lùng, như thể nét mặt người câm điếc”. Người đọc sẽ tự

hình dung ra chân dung anh sinh viên và tưởng tượng về nét mặt câm điếc của người phụ nữ nông dân kia, từ đó mà mường tượng về cuộc đời của họ. Cũng như

vật phải được miêu tả kĩ lưỡng xem nó ra làm sao mà ai cũng khó chịu, cũng tránh. Nhưng tác giả không làm như vậy, bởi nếu như vậy ông đã buộc độc giả phụ thuộc

vào một khuôn mặt duy nhất, tức một tính cánh nhất định, “nó làm sao ấy”. Trong truyện ngắn Chuyến xe bưu điện, ngoại hình chàng sinh viên không được miêu tả,

còn khuôn mặt người lái xe được vẽ bằng những nét chấm phá của chủ nghĩa ấn

tượng: “... đốm lửa điếu thuốc chuyển động trong bóng đêm, lúc lụi đi, lúc bừng

lên; trong khoảnh khắc nó soi sáng lúc thì một mẩu tay áo, lúc thìđám ria đen cùng

với cái mũi to, màu đồng thau, lúc thì đôi lông mày cau cau”, ở một chỗ khác là

khuôn mặt người đưa thư: “khuôn mặt ướt sương đêm, khô khan và bất động, giống

như mặt người chết” [dẫn theo 16]. Cũng như Điền trong Nước mắt, tuy có nghề

nghiệp trong xã hội, nhưng đồng lương ít ỏi, cuộc sống vật chất thiếu thốn đã khiến người tri thức khắc khổ, cúm rúm đến thảm hại. Chúng ta hãy đọc đoạn văn miêu tả

ngoại hình ông giáo Điền khi lên tỉnh lĩnh tiền: “Anh chàng gầy như một cái tăm,

mặc áo the, đi chân không và đầu đội một chiếc mũ trắng cũ kĩ đến mấy năm chưa

đánh phấn...” [14, tr.361]. Một vẻ ngoài được phác qua như thế gợi cho người đọc

hình dung về một con người đã bị cuộc sống cơ cực nhọc nhằn đầy đọa, trở lên cau

có, khó tính, trở thành cái thây sống, câm điếc trước thiên nhiên và tình cảm con người, đấy là cái vẻ ngoài của một linh hồn chết.

Nhìn chung, Sekhov miêu tả ngoại hình có sự tương hợp với tâm lí, tính cách (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và số phận nhân vật. Cái ngoại hình ấy là thứ ngôn ngữ không lời của nhân vật, là

siêu ngôn ngữ của tính cách. Đây là hình ảnh của Olenka, nhân vật nữ chính trong

truyện Dusecchka: “Đó là một cô nương tốt bụng, hay động lòng thương người, có

cái nhìn dịu dàng, mềm mỏng và rất khỏe mạnh. Nhìn đôi má mũm mĩm, hồng hào,

cái cổ mềm mại trắng ngần điểm một nốt đen, nụ cười hiền lành, ngây thơ thường

có mỗi khi cô nghe được một điều gì đó dễ chịu, đàn ông nghĩ trong đầu: “Ờ, trông

cũng kháu đấy chứ...” và cười theo cô, còn các bà khách giữa cuộc nói chuyện,

không kìm được, nắm lấy tay cô xúc động thốt lên: “cô thật dễ thương!” [63]. Còn

đây là chân dung nhân vật nam chính trong truyện ngắn Dọc đường: “Ánh sáng của

rám nắng, cặp lông mày đen trên đôi mắt nhắm nghiền... Mũi, má, lông mày, tất cả

các nét, nếu nhìn nghiêng, thì thấy thô và nặng, giống như gỗ và cái lò sưởi trong

phòng “qua giang”, song nhìn toàn thể, thì chúng lại có vẻ gì đó khá hài hòa, thậm

chí còn đẹp nữa. Như người ta thường nói, đó là kiểu mặt Nga: nét càng thô và

càng rõ bao nhiêu, khuôn mặt càng có vẻ mềm mại, hiền hậu bấy nhiêu” [63].

đây là chân dung một người đàn bà khốn khổ trong thiên truyện Cây vĩ cầm cho

Rotsidl, suốt cuộc đời nhẫn nhục, lo lắng, sợ hãi người chồng gia trưởng lúc nào

cũng nghĩ đến tiền và sợ bị thua thiệt: “Marpha ngồi trên ghế đẩu người gập xuống,

gầy gò, mũi nhọn với cái miệng há ra, nhìn nghiêng trông bà giống như con chim

đang khát nước”[63, tr.355]. Đọc Người đàn bà có con chó nh, người đọc hẳn

khó quên vẻ đẹp hiền dịu, có một cái gì tội nghiệp đáng thương của Anna

Xerghêepna qua chi tiết “cái cổ thanh thanh yếu ớt, đôi mắt màu xám rất đẹp của

nàng”.

Ngoại hình nhân vật của Sekhov thường biểu hiện tâm lí, tâm trạng. Gương

mặt của thạc sĩ Kovrin trong Người tu sĩ vận đồ đen khi anh tìm thấy cảm hứng

sáng tạo và ngập chìm trong ảo ảnh hạnh phúc ngỡ mình là một thiên tài xuất chúng được lựa chọn thì “gương mặt ấy sáng sủa và cao hứng hẳn lên, anh đâm ra đẹp ra,

rất đẹp”. Cái vẻ ngoài với cặp kính trên gương mặt nhợt nhạt, nhỏ bé, choắt lại như

mặt chồn của Bêlicôp (Người trong bao) phù hợp với tính cách, tâm lí một người cô độc, luôn lo lắng, sợ hãi, sợ tất cả. Hay cái vẻ già nua, khắc khổ của giáo sư

Nicôlai Stêpanôvich trong Câu chuyện tẻ nhạt: “đầu hói, răng giả, đôi tay run rẩy

vì sức yếu”, khi nói hay đọc thì “miệng méo xệch”, cười thì dúm lại những vết nhăn

phù hợp với thế giới nội tâm đầy trăn trở, mâu thuẫn phức tạp của nhân vật. Ngoại hình này khiến ta nghĩ tới nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cao: “trông lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậc nước (...) mắt lão đột nhiên co rúm

lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra”[14, tr.251]. Đó là

khuôn mặt thể hiện sự ân hận, băn khoăn, day dứt của một con người trọng tình

nghĩa, giàu lòng nhân hậu vị tha. Những nét ngoại hình của nhân vật, đã góp phần

tính đã chạm khắc cho các nhân vật của hai nhà văn một ngoại hình ốm yếu đáng

sợ, một vẻ mặt khắc khổ, cau có không chút thiện cảm.

Cách miêu tả chân dung của Sekhov rất đa dạng, không phải lúc nào cũng

theo kiểu “trông mặt mà bắt hình dong”. Nhân vật Acxinhia trong truyện Trong khe núi là người tham lam, tinh quái, độc ác, song lại có vẻ ngoài ngay thơ, hiền

lành: “đôi mắt xám ngây thơ, rất ít khi chớp trên mặt lúc nào cũng một nụ cười hồn

nhiên”. Tuy nhiên, tác giả vẫn nhận ra bản chất rắn độc qua ngoại hình của ả:

“trong đôi mắt không chớp ấy, trong cái đầu nhỏ bé trên cái cổ dài cũng như trong

tấm thân thon thả của ả có một cái gì đó của loài rắn”. Chính cái nét thú tính ấy

mới khiến ả chỉ vì miếng đất của nhà chồng muốn dành cho em bé Nhikipho mà ả

nỡ tâm đổ ập gầu nước sôi giết chết bé mới sinh, con của Lipa đó. Xong việc ả

“lặng lẽ đi lên nhà, miệng cười ngây thơ như thường lệ”[63, tr.580-583].

Cũng có khi, chân dung nhân vật được Sekhov miêu tả mang nét ước lệ. Vẻ

ngoài béo hay gầy tương ứng với cái giàu sang hay nghèo hèn của nhân vật như

truyện Anh béo và anh gày. Bác sĩ Iônưts trong truyện ngắn cùng tên thì càng giàu

lên càng béo ra. Nhân vật người em - Nikolay trong truyện Khóm phúc bồn tử khi

giàu lên cũng đẫy đà, trở lên phì nộn.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong truyện ngắn anton paplovich sekhov (LV00941) (Trang 77 - 80)