Phong cảnh thiên nhiên trong sự đối sánh hòa hợp với tâm trạng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong truyện ngắn anton paplovich sekhov (LV00941) (Trang 44 - 50)

nhân vật

Thiên nhiên trong sự miêu tả của Sekhov rất ngắn gọn, thường chỉ giới hạn

bằng một haicâu văn, song nóđược quy chiếu qua lăng kính tâm hồncon người trở

thành một phương tiện nghệ thuật để nhà văn thể hiện những trạng thái tâm lí nhân

vật, bởi thiên nhiên nằm trong mối tương quan với nhân vật.Trong cảm nhận của độc giả, hạnh phúc của Nikitin trong Thầy giáo dạy văn gắn liền với một mùa hè

Xtarsep trong Iôưts, người đang chờ đợi cuộc hẹn hò đầy lãng mạn với Kôchich,

không tách rời phong cảnh nghĩa trang vào ban đêm. Hình ảnh mặt trời ló ra khỏi đám mây trong phần cuối truyện ngắn Một chuyện tình yêu gợi trong ta hi vọng

vào việc các nhân vật sẽ vượt qua những trói buộc, những rào cản. Thiên nhiên

trong Khóm phúc bồn tử gợi cảm giác về sự bế tắc: “Ngoài song cửa sổ, mưa đều

đều rơi suốt đêm”. Một đêm tháng tám buồn da diết trong Ngôi nhà có căn gác nhỏ

khiến ta nghĩ đến một điều gì đó không tốt lành đối với chuyện tình yêu của chàng

hoạ sĩ với Mixuyt. Bức tranh biển với những âm thanh rì rào, đơn điệu, lãnh đạm được miêu tả trong Người đàn bà có con chó nhỏlàm đứt quãng dòng suy nghĩ của độc giả khi nó nhắc nhở chúng ta về “mục đích tối thượng của cuộc sống, về…

phẩm giá con người”.

Bảo vệ chức năng truyền thống của phong cảnh như một phương tiện không

thể thiếu trong việc khám phá tính cách nhân vật, Sêkhôp sử dụng biện pháp miêu tả

song hành giữa thiên nhiên và trạng thái tâm lý nhân vật. Khi thầy giáo dạy văn

Nikitin “cảm thấy trong lòng khó chịu” thì “trời đổ mưa, tối và lạnh”. Sự hồi tâm

của nhân vật được chiếu sáng bởi ánh mặt trời tháng ba rực rỡ, được ngân lên bởi

tiếng hót của những con chim sáo đá trong vườn (Thầy giáo dạy văn). Khu rừng tối

âm u, lạnh lẽo tương thích với những ý nghĩ buồn rầu của chàng sinh viên Ivan Vêlikôpônxki và cảnh ngôi làng thân thuộc được chiếu sáng bởi ánh bình minh xuất

hiện khi trong lòng nhân vật ngập tràn “sự chờ đợi ngọt ngào một niềm hạnh phúc” (Sinh viên). Ánh trăng mềm mại phù hợp với tâm trạng rạo rực của Xtarsep, sưởi

nóng trong anh niềm đam mê; mặt trăng khuất sau những đám mây khi nhân vật đánh mất niềm hi vọng và tâm hồn trở nên tối tăm u ám (Iônưts). Bức tranh phong cảnh

tuyệt vời đầy lãng mạn được người kể chuyện trong Ngôi nhà có căn gác nhỏ biến

thành một khung cảnh buồn tẻ, thay vì những ruộng lúa mì đang trổ bông và những con chim cút đang kêu ríu rít xuất hiện “đàn bò và những con ngựa lạc lõng” khi “một cảm

giác bình thường, tỉnh táo” tràn ngập trong lòng nhân vật.

Những bức tranh thiên nhiên của Sêkhôp không chỉ thể hiện tính cách, trạng

hiện thái độ của mình đối với họ. Bêlicôp không một lần được miêu tả trong khung

cảnh thiên nhiên, còn bao quanh Nicôlai Ivanôvich Trimsa-Gimalaixki là những

mương rãnh ngang dọc, rào dậu”. Đây là những nhân vật đã làm mất đi diện mạo

con người của mình. Khi trong tâm hồn bác sĩ Xtarsep leo lét một ngọn lửa nhỏ thì

câu chuyện về cuộc sống của nhân vật được kể song hành với việc miêu tả thiên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhiên, tác giả thậm chí còn tặng Xtarsep một cây phong trong khu vườn mà anh yêu

thích. Tâm hồn con người càng sống động, nó càng hoà nhịp với thiên nhiên. Trong

Khóm phúc bồn tử chi tiết Ivan Ivanứt tắm mưa không tách rời những bức tranh

phong cảnh. Sự gắn kết này được nhấn mạnh bởi sự chuyển động của những bông

hoa súng trắng dập dình trên mặt sóng. Nhân vật được tác giả tin tưởng phát biểu

những suy nghĩ gần gũi với mình. Ivan Ivanứt, Burkin là những người tốt. Những

bức tranh phong cảnh yên bình được nhìn qua con mắt của họ bao giờ cũng gợi đến

những điều tốt đẹp. Trong ánh trăng đêm, tâm hồn Burkin trở nên dịu dàng, nhè nhẹ

buồn và anh nghĩ đến vạn sự êm đẹp, yên lành (Người trong bao). “Bây giờ, vào

lúc trời yên lặng, khi mọi cảnh vật xung quanh đang hiện ra với vẻ tư lự đáng yêu,

Ivan Ivanứt và Burkin đều cảm thấy cả cánh đồng trải rộng mênh mông này thân

thiết quá, hai người đều nghĩ rằng, đất nước này thật hùng vĩ và xinh đẹp biết bao

(Khóm phúc bồn tử) ”[17, tr.443]. “Ivan Ivanứt và Burkin bước ra ngoài ban công,

từ đấy có thể nhìn thấy cảnh rất đẹp của một khu vườn và một cái hố rộng đang lấp

lánh phản chiếu ánh mặt trời như một tấm gương lớn” (Một chuyện tình yêu) [17,

tr.458] .

Trong nhiều truyện của Sêkhôp, nhân vật dường như chiếm lĩnh, đồng hoá

cảnh vật thiên nhiên trong cảm giác, trong thế giới nội tâm phong phú và tinh tế của

mình. Với Ôgơnhep, một người thành phố, lần đầu tiên trong đời tận mắt ngắm nhìn

một đêm trăng hè ở làng quê, anh thấy tất cả thật kì diệu và khác thường, giống như

không phải anh đã nhìn thấy thiên nhiên mà là nhìn thấy một cảnh bài trí, trong đó

những người đốt pháo bông vụng về định làm sáng cả khu vườn bằng một thứ ánh

sáng trắng xanh, đã ngồi nấp sau những bụi cây và đã làm khói trắng bay lên cùng

xôi, hoàn toàn bị tách biệt khỏi cuộc sống sinh hoạt bình thường, anh chàng Tacta,

trong nỗi buồn nhớ người vợ trẻ và quê nhà, ngước mắt nhìn lên bầu trời đêm đầy

sao, và cảm thấy: “Sao trên trời cũng nhiều như ở quê anh, chung quanh cũng một

màn đêm đen như thế, nhưng vẫn có gì thiêu thiếu. Ở miền quê Ximbiếc, những ngôi

sao hoàn toàn không giống như thế và bầu trời cũng không giống như thế.” (Ở nơi

đày ải, 1892) [63, tr.265] .

Phong cảnh đóng vai trò quan trọng trong việc hé mở tâm hồn nhạy cảm, tinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tế của Vasiliep, nó thể hiện một cách chính xác những cảm xúc của nhân vật (Cơn

bệnh thần kinh). Sự tươi sáng, trong trắng trong tình cảm của chàng sinh viên được

nhà văn chuyển tải qua bức tranh miêu tả tuyết đầu mùa đầy biểu cảm. Thiên nhiên

tuyệt đẹp đối lập với sự bẩn thỉu và dung tục trong cuộc sốngcon người. Tâm hồn

nhạy cảm của Vasiliep bị xúc động mạnh bởi sự không tương thích kì lạ này. Môtip

bông tuyết trắng xuyên suốt toàn bộ truyện ngắn. Phong cảnh ở đây không đơn giản

làm nền mà là một phần cấu tạo của hệ thống hình tượng. Phong cảnh làm cho

những suy nghĩ và cảm xúc của Vasiliep trở nên dễ cảm nhận hơn và cốt truyện trở

nên rõ ràng hơn. Bởi vậy, Sêkhôp cảm thấy buồn khi trong số những độc giả và

những người nghiên cứu phê bình chỉ duy nhất V. Grigôrơvich phát hiện ra hình

tượng tuyết đầu mùađầy ý nghĩa trong tác phẩm của ông.

Sêkhôp thường xuyên đưa các nhân vật vào những đêm trăng. Cảnh đêm trăng gợi lên trong con người “sự toàn thắng của cái đẹp, của sự trẻ trung, của sức

mạnh tràn trề và sự khát khao tha thiết đối với cuộc sống…” (Thảo nguyên) [63,

tr.443] . Có những đêm trăng đẹp nhưng buồn, nó như báo trước sự chia xa của một

mối tình đầy lãng mạn: “Đêm ấy, một đêm tháng tám buồn da diết, - buồn vì hương vị

mùa thu đã phảng phất đó đây; từ sau đám mây đỏ ối, mặt trăng dần dần hiện ra và

nhẹ trải ánh vàng lên mặt đường nhựa và ruộng lúa. Trên trời chốc chốc lại có một

ngôi sao đổi ngôi. Mixuyt đi bên cạnh tôi trên đường cái lớn. Nàng cố không nhìn

lên trời để khỏi phải thấy những ngôi sao sa – Không hiểu sao nàng lại sợ những

ngôi sao ấy.” (Ngôi nhà có căn gác nhỏ) [17, tr.430] . Cũng như những cảnh thiên

trăng buồn, lạnh lẽo ở miền tây nam nước Nga hẻo lánh gắn liền với tâm trạng buồn

khắc khoải và cô đơn của anh trưởng ga xép tàu hoả: “Ánh trăng trong suốt dìu dịu

tỏa xuống sẽ sàng trải ra trên mặt đất trắng muốt như sợ động mạnh làm mặt đất

xấu hổ; trăng chiếu sáng những đống tuyết, nền đường sắt… Chung quanh vắng

lặng.” (Chai rượu sâm banh) [63, tr. 543].

Thiên nhiên trong sáng tác của Sêkhôp thể hiện trạng thái tình cảm của con người, nhưng trong miêu tả thiên nhiên ý thức con người vẫn chiếm vị trí thứ nhất,

quan trọng nhất, không có ý thức con người thì không có thiên nhiên. Bởi vậy, cũng là đêm trăng ấy, nhưng khung cảnh trở nên thật tầm thường, xấu xí khi Laptep từ

chối tình yêu: “Mặt trăng đã lên cao và phía dưới nó những đám mây đang chạy rất nhanh. Nhưng mặt trăng thật ngây thơ và cục mịch làm sao, những đám mây mới

gầy guộc và thảm hại làm sao!”. Nhưng khi tâm trạng buồn rầu u uất ấy qua đi, cảm

xúc tình yêu và sự mong chờ hạnh phúc trở lại, cảnh vật trong mắt anh lại trở nên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lãng mạn và dịu dàng biết bao: “Mặt trăng chiếu sáng rực rỡ, có thể nhìn thấy rõ

từng cọng rơm trên mặt đất, và Laptep có cảm giác dường như ánh trăng đang vuốt

ve âu yếm cái đầu để trần của anh, giống hệt như có ai đó đang dùng sợi lông mềm

xoa lên tóc anh” (Ba năm) [15, tr.323] . Trong Iônưtsnhà văn vẽ cảnh đêm trăng ở

ngoài nghĩa trang thật đẹp và thơ mộng, nó phù hợp với tâm trạng khao khát, chờ đợi tình yêu của nhân vật. Cảm giác bế tắc tuyệt vọng của các nhân vật trong Người

trong bao về cuộc đời không bao giờ thoát khỏi những “cái bao” đã bị nhạt đi bởi

vẻ tĩnh lặng muôn thủa của thiên nhiên, bởi môtip trữ tình tràn ngập ánh trăng quen thuộc trong truyện Sêkhôp. Vầng trăng vẫn sáng, vẫn đẹp, nhưng cũng trở nên cô đơn, lãnh đạm với mọi chuyện khi con người đau khổ, cô quạnh: “Trăng vẫn sáng

khi thì ở phía trước, khi thì ở bên phải, … Ôi! Cô quạnh biết bao giữa cánh đồng

đêm khuya, giữa tiếng chim hót, khi chính mình không hát lên được, giữa những

tiếng kêu hân hoan không ngớt mà chính mình lại không thể nào vui sướng được,

thì trăng trên trời cao nhìn xuống, trăng cũng cô đơn, thờ ơ mọi chuyện, không cần

biết bây giờ là mùa xuân hay mùa đông, mọi người còn sống hay đã chết” (Trong

Trong truyện Sêkhôp không chỉ có những đêm trăng đẹp, buồn và thơ mộng

mà có cả những đêm trăng thật đáng sợ, gợi lên trong ta cảm giác tuyệt vọng. Đó là

vầng trăng lạnh lẽo tím bầm”, là “ánh trăng loãng” chiếu qua các chấn song cửa

sổ phòng số 6 tạo nên một không khí hãi hùng bao trùm gian phòng (Phòng số 6),

hay đó là “vành trăng lưỡi liềm đỏ lựng bất động in trên nền trời” trong cái đêm

bác sĩ Kirilôp theo Abôghin đi khám bệnh cho người vợ giả ốm của anh ta. “Phong

cảnh chung quanh như thấm đượm một cái gì đó ốm yếu, tuyệt vọng (…) Dù đưa

mắt nhìn về phía nào, đâu đâu thiên nhiên cũng hiện ra như một vực thẳm tối đen,

lạnh lẽo và sâu không đáy, mà từ đó, cả Kirilôp, Abôghin, cả mảnh trăng lưỡi liềm

đỏ lựng kia đều không thoát ra được…” (Hai kẻ thù) [17, tr.63] .

Cách thể hiện tâm lí kiểu “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” này ta cũng

tìm thấy trong sáng tác của Nam Cao, người ngưỡng mộ và coi Sekhov là bậc thầy

của mình. Trong truyện ngắn “Trẻ con không được ăn thịt chó” ta thấy vẫn là cảnh

sắc không khí của mùa thu: “Nắng mùa thu dìu dụi (...) phong cảnh quyến rũ như

một nhan sắc hoàn toàn nảy nở”, nhưng với một người cha tham ăn đến mất cả

nhân tính đang vật vã đau khổ vì bị cái dạdày lên cơn đòi hỏi rượu và thịt chó, mà

nhu cầu lại không được đáp ứng, thì trời “cay nghiệt như một bà già thiếu ăn ngay

từ lúc còn thơ. Mà cái nắng hanh của mùa thu vô cùng khó chịu”. Còn đối với (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

người mẹ hiền tần tảo, bao lần xót xa vì không dám dè xẻ lấy một đồng trinh để

mua quà cho lũ con, nay, chị quyết “hào phóng” mua cho chúng được bốn cây mía

lách, thì cảnh sắc mùa thu ấy là: “trời xanh ngắt. Nắng êm êm. Gió phơi phới trên

da, cho người ta cái cảm giác nhẹ nhõm sau khi tắm” [14, tr.243-245].

Trong sáng tác của Nam Cao ta cũng bắt gặp hình ảnh ánh trăng, Trăng sáng

của Nam Cao ta thấy trăng được miêu tả đúng với chất lãng mạn trong con người

thi sĩ Điền “Giăng là cái liềm vàng giữa đống sao. Giăng là cái đĩa bạc trên tấm

thảm nhung da trời (...) là cái vú mộng tròn đầy mà thi sĩ của muôn đời mơn man

[14, tr.574-575]. Chỉ có những con người với tâm hồn hay mơ mộng, hay xúc động,

mới có thể cảm nhận ánh trăng được như thế. Ở đây tâm trạng con người và thiên

đời thường cơm áo làm nhàu nhĩ. Ngược lại, với vợ Điền, ánh trăng đối với tâm lí

luôn phải lo toan, tính toán, thì chỉ “đỡ tốn hai xu” mà thôi.

2.1.3. Phong cảnh thiên nhiên trong sự đối sánh tương phản với tâm trạng nhân vật

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong truyện ngắn anton paplovich sekhov (LV00941) (Trang 44 - 50)