Tính đa dạng của cốt truyện trong truyện ngắn A.P Sekho

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong truyện ngắn anton paplovich sekhov (LV00941) (Trang 89 - 93)

Mỗi nhà văn viết truyện ngắn thường phải đứng trước một câu hỏi: nên xây

dựng cốt truyện như thế nào? Trong quá trình sáng tác của mình, Sekhov thể hiện

một năng lực hiếm có trong lĩnh vực này. Trong khối lượng dồ sộ gần 1.000 truyện

ngắn của ông, hầu như không có sự trùng lặp cốt truyện. Như chúng ta đã biết, sáng

tác của Sekhov chia làm hai giai đoạn - giai đoạn đầu ông viết chủ yếu loại truyện

ngắn mini hoạt kê cho các tờ báo “lá cải” và giai đoạn chín muồi, ông viết Thảo

nguyên và cộng tác với các tạp chí nổi tiếng. Cùng với bước chuyển tiếp đó là sự

vận động của cốt truyện khá rõ trong truyện ngắn của ông. Chúng ta lần lượt xem

xét vấn đề một cách cụ thể.

Thời kì sáng tác đầu, cốt truyện của nhà văn cực kì phong phú và thường mang tính hư cấu, tưởng tượng. Ông xây dựng những cốt truyện sắc nhọn, với

những tình tiết bất ngờ, thú vị, hành động tập trung, thống nhất, dồn nén, giàu chất

kịch. Nhiều truyện ngắn thời kì đầu như những “Vở kịch vui”, đậm chất hài hước,

trào phúng, tuân thủ một cách tự nhiên nguyên tắc “ba thống nhất”, vì thế rất dễ

chuyển thể thành những tiểu phẩm trên sân khấu hoặc điện ảnh. Lời tác giả ở đây thường không nhiều, và đóng vai trò phụ trợ, gần như lời chỉ dẫn trong các kịch

bản. Chiếm ưu thế là những đoạn đối thoại, phiếm thoại mà qua đó bộc lộ tính cách

hay hoàn cảnh của các nhân vật, hay nhân tình thế thái nói chung. Tiêu biểu cho các

truyện kiểu này là Anh béo và anh gày, Con kì nhông, Lão quản Prisưbeép, Lũ

tr,... ta gặp ở đây những cảnh đời lố lăng hay trớ trêu ngang trái, những nhân cách méo mó, đáng chê cười hoặc đáng thương, có khi vừa đáng chê vừa đáng thương.

Những câu chuyện này chỉ là những “chốc lát”, những khoảnh khắc, những lát cắt,

những góc của bức tranh đời sống mà vẫn có tầm khái quát sâu sắc.

Tính kịch trong truyện ngắn trào phúng giai đoạn đầu thể hiện ở nghệ thuật

phản ánh những mâu thuẫn, những xung đột trong bản chất con người qua việc sử

dụng những biện pháp tương phản, đối lập (nhóm truyện: Mặt nạ, Con kì nhông, Anh béo và anh gày...).

Cốt truyện Mặt n được xây dựng theo lối kết cấu đối lập, tương phản giữa

bản chất bên trong và hiện tượng bên ngoài của một đám đông tri thức rởm đời

trong buổi dạ hội khiêu vũ trá hình với mục đích từ thiện. Bề ngoài, các vị trí thức

tỏ ra “có học”, rất nghiêm túc, không đeo mặt nạ, không nhảy nhót, họ ngồi đọc sách, đọc báo, chú mục vào đó mà “tư duy”. Khi bất ngờ xuất hiện tên côn đồ say rượu, đeo mặt nạ, hắn xúc phạm, làm nhục cái vị trí thức đáng kính, vị nào cũng tỏ

rõ lòng tự trọng, giận chín cả mặt, hò hét ra oai quát tháo om sòm. Nhưng khi “tên vô lại” kia bất ngờ giật bỏ chiếc mặt lạ thì tất cả đều nhận ra đó là ông Diachigorốp

- nhà triệu phú bản địa, nhà kĩ nghệ, bậc công dân thân hào truyền kế, người từng

nổi tiếng bởi những vụ gây gổ, phá bĩnh, bởi lòng từ thiện, và như tờ báo địa phương đã nhiều lần nói tới - “bởi lòng thiết tha đối với sự mở mang dân chí”. Và ngay lập tức, từ ngài giám đốc nhà băng tới lão già Enxtơrat Xpiriđômits mặc y

phục cảnh binh đều lộ nguyên hình cái “sĩ khí gà phải cáo”, tâm lí nô lệ, nỗi khiếp

sợ quyền lực và đồng tiền đến đớn hèn của mình. Họ “ngẩn người nhìn nhau, mặt

tái mét, vài vị còn giơ tay gãi gáy. Lão cảnh binh kêu ớ lên một tiếng như người vừa

cố ý làm một chuyện dại dột ghê gớm”, “không hé răng nói nửa lời, lặng lẽ rón

rén bước ra khỏi phòng đọc với những bộ mặt buồn thiu ngơ ngác như người có

tội”[17, tr.26], họ thầm thì với nhau và “cùng linh cảm thấy rõ rệt một điều gì đó

chẳng lành sắp đến”[17, tr.28]. Nỗi sợ hãi lây sang cả đám các bà vợ và những đứa

con họ cũng “ỉu xìu theo và lục đục kéo nhau ra về”, không thể tiếp tục buổi dạ hội

nữa. Màn tâng bốc nịnh bợ nhà triệu phú nhằm chuộc tội của các vị trí thức rởm

mới thật lố bịch: “Bêlêbukhin sướng nở nang cả mặt mày và bắt đầu đỡ

nâng vị công dân thân hào truyền kế lên rồi nhẹ nhàng đưa ra xe ngựa”[17, tr.29]. rồi hí hửng tâng bốc, bợ đỡ, hể hả vì được bắt tay “một tên vô lại, một thằng đê tiện,

nhưng lại là một nhà từ thiện”[17, tr.29]. Truyện như một màn bi hài kịch nhỏ, hấp

dẫn bởi cốt truyện đơn giản nhưng tập trung và sâu sắc, làm phơi lộ bản chất đớn hèn, đê hạ sau cái “mặt nạ” hào nhoáng của các vị trí thức đương thời.

Truyện Que diêm Thụy Điển được xây dựng như một bộ phim hình sự, với

những tình tiết có vẻ nghiêm trọng, lắt léo và được kết thúc bất ngờ. Người đọc hồi

hộp tuân theo chân Tsubicôp và Diucôpxki đi khám phá vụ án, tưởng sẽ là một vụ

án mạng giết người nghiêm trọng, nào ngờ “xác nạn nhân” vẫn sống sờ sờ ra đấy,

nạn nhân đâu có chết mà chỉ trốn nhà đi ở với tình nhân mà thôi. Đúng là một tấn

hài kịch. Ở đây cốt truyện như mang sắc thái giễu nhại những kiểu truyện trinh

thám với những pha giật gân, gay cấn cuốn hút người đọc.

Những truyện ngắn mang tính giễu nhại hài hước này báo hiệu bước chuyển

tiếp quan trọng trong quan niệm nghệ thuật của nhà văn, sự thắng thế của cảm quan

hiện thực sâu sắc nơi Sekhov thúc đẩy ông tới những tìm tòi sáng tạo mới.

Từ những cốt truyện hướng tâm, đơn tuyến, kết thúc đóng, truyện Sekhov

xuất hiện ngày càng nhiều những truyện có cốt truyện li tâm, đa tuyến, kết thúc mở, mang tính đối thoại. Không gian và thời gian câu chuyện được nới rộng (trong

truyện Sinh viên là cuộc đời toàn nhân loại). Giã từ những ý đồ sáng tác tiểu thuyết, Sekhov có xu hướng dồn nén lượng thông tin mang tầm vóc tiểu thuyết vào các tác

phẩm tự sự cỡ nhỏ và vừa của mình. Những truyện ngắn như: Tu sĩ vận đồ đen,

Cây hồ cầm cho Rotsild, Ở nơi đầy ải, Ngôi nhà có căn gác nhỏ, Iônưts, Người

đàn bà có con chó nhỏ,... như là những “tiểu thuyết rút gọn”. Truyện Thảo nguyên

- một kiệt tác của Sekhov - ban đầu từng được nhà văn dự định viết một tiểu thuyết

bi kịch dài. Các Truyện Câu chuyện tẻ nhạt, Phòng số 6, Trong khe núi, Cuộc đấu

súng,... đạt tới sự bao quát sâu rộng hiện thực xã hội và hiện thực nội tâm con người. Và cấu trúc cũng đổi khác rất nhiều so với tác phẩm tự sự cỡ nhỏ thuộc giai đoạn sáng tác đầu.

Khi nhắc tới sự đa dạng của cốt truyện trong truyện ngắn Sekhov ta không

thể không nhắc đến truyện không có cốt truyện. Đây là một trong những cách tân

nghệ thuật lớn của nhà văn. Nhà nghiên cứu Phạm Vĩ Cư khẳng định: “... Sekhov từ

lâu nổi danh toàn cầu như là một nghệ sĩ bậc thầy của những truyện không có cốt

truyện. Thuật ngữ “truyện ngắn kiểu Sekhov” khá thông dụng ở nhiều nước Âu -

Mĩ, chỉ chính kiểu truyện không có cốt truyện ấy - nó được xem là cống hiến nổi bật

nhất của nhà văn Nga này cho nghệ thuật truyện ngắn thế giới, mở ra cho loại hình

tự sự này những khả năng phát triển vô hạn, như thực tiễn văn học thế kỉ vừa qua

cho thấy”[10]. Quả thật, kiểu truyện không có cốt truyện của Sekhov đã mở ra khả

năng phát triển to lớn của truyện ngắn, chinh phục cả các nhà văn lẫn độc giả. Sức

hấp dẫn của những câu chuyện ấy là sự hấp dẫn chìm, đời sống nội tâm con người,

sự đan cài giữa tự sự và trữ tình chứ không phải sự hấp dẫn lộ nhờ cốt truyện được

tạo bởi chuỗi các sự kiện, chi tiết được sắp xếp chặt chẽ tạo nên xung đột căng

thẳng như trong truyện ngắn truyền thống. Sekhov nói “khôngcần bất cứ cốt truyện

nào”, “cốt truyện càng giản dị càng tốt”, thì phải hiểu rằng ông khước từ kiểu cốt

truyện căng thẳng, xung đột lộ liễu, khiên cưỡng, có sự sắp đặt giả tạo. Cũng không

nên hiểu rằng “truyện không có cốt truyện” như loại truyện mà toàn bộ thành tố cốt

truyện bị chìm lấp bởi sự diễn tả những trạng thái tinh thần, suy tư xúc cảm của

nhân vật đặc trưng cho văn học “dòng ý thức” phương Tây. Càng không phải “sự

non yếu” trong năng lực xây dựng cốt truyện của nhà văn hay sự “xuống dốc” so với

những truyện hoàn thiện nhất về mặt hình thức ở giai đoạn đầu như có người từng

quan niệm. Đây là kết quả của bao tìm tòi, suy nghĩ của một nhà văn lớn, một tài năng lớn. Sự phá vỡ khuôn mẫu, đến lượt nó sẽ trở thành khuôn mẫu khi đạt đến độ

kết tinh nghệ thuật.

Tóm lại, truyện ngắn Sekhov cực kì đa dạng về cốt truyện. Tài năng hư cấu, tưởng tượng của ông cũng thật hiếm có. Song điều chủ yếu khiến Sekhov trở thành

bậc thầy truyện ngắn thế giới lại chính là ở chỗ ông đã sáng tạo lên kiểu truyện

không có cốt truyện để đi sâu vào “dòng chảy ngầm” tâm hồn nhân vật. Cái tạo nên

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong truyện ngắn anton paplovich sekhov (LV00941) (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)