Thời gian với nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong truyện ngắn anton paplovich sekhov (LV00941) (Trang 64 - 77)

Thời gian là một nhân tố cấu trúc tác phẩm tự sự. Cùng với không gian, thời

gian là hình thức tồn tại chủ quan hình tượng nghệ thuật. Thế nhưng trong truyện

ngắn Sekhov, thời gian đã được coi như nhân vật trung tâm trong tất cả các tác

phẩm của Sekhov. Và nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn đã nói rõ hơn về điều này

không hẹn mà nên, nhiều người đã cùng cảm thấy nhân vật chính trong Sekhov là

một thứ thời gian không vận động”[50, tr.14]. Vì vậy trong quá trình tìm hiểu nghệ

thuật miêu tả tâm lí nhân vật, chúng ta không thể không nhắc tới dòng thời gian

hiện tại ngưng đọng trong tác phẩm của Sekhov với tư cách là nhân vật trung tâm.

A. Sekhov không khắc họa thời gian như một dòng chảy: quá khứ - hiện tại -

tương lai, không miêu tả thời gian nhiều chiều mà ám ảnh trong tất cả các tác phẩm

của ông là một dòng thời gian không vận động. Có thể nói Sekhov đã cố tình tạo sự

thiếu hụt các chiều thời gian trong các sáng tác của mình. Truyện ngắn của ông ít có

thời gian tương lai, thời gian lịch sử và thời gian tiểu sử mà chủ yếu triền miên

trong hiện tại tiếp diễn. Đó chính là sáng tạo độc đáo và cũng là phương thức đi sâu vào đời sống tâm lí của nhân vật.

Dòng thời gian vĩnh viễn đứng yên này đã tạo thành cả một thế giới ngưng đọng trong truyện ngắn Sekhov. Trong đó, hôm nay chỉ là sự lặp lại đều đặn của

ngày hôm qua, còn ngày mai cũng chẳng hứa hẹn điều gì thú vị, mới mẻ hơn. Cuộc

sống ngày càng mòn mỏi, cũ đi, gỉ ra đến mức người ta tưởng như thời gian không

hề trôi chảy. Nhân vật bị mất hoặc không thể nào ý thức được quá khứ của mình. Người thợ tiện Ghêgoa trên đường đưa vợ đến nhà thương đã đau đớn nhận ra mình đã đánh mất quá khứ, đã để nó “qua đi như một ánh bụi trần” khi mà “anh nhớ rõ

tiệc cưới nhưng còn những gì xảy ra sau đó thì dù có đem chém anh ra chăng đi

nữa, anh cũng chịu, không lần ra được, duy chỉ còn mang máng được mấy việc như

uống say, ngáy và ẩu đả”( Vận xấu)[63]. Phu nhân N.N - người đã có cả thời tuổi

trẻ sống trong tình yêu hạnh phúc, trong tiếng hát, giọng cười với “bao nhiêu kỉ

niệm đáng yêu, huyền diệu” - cũng buồn rầu thú nhận rằng cái gọi là quá khứ của bà

đi như sương mù” ( Câu chuyện của phu nhân N.N) [63]. Còn vị giáo sư công

huân - người bố vợ tương lai - thì vừa khinh bỉ, vừa kinh hoàng trước người con rể

không có cội rễ, nguồn gốc, nghĩa là quá khứ của anh ta đã bị xóa trắng ( Câu

chuyện tẻ nhạt).

Nhân vật của Sekhov luôn chỉ được khắc họa với một khúc đoạn của hiện tại

bởi vì cuộc sống của họ là sự lặp lại vô tận những điều đơn điệu, những ngày tù đọng đến mức họ không thể phân biệt nổi hiện tại và quá khứ trong mớ hỗn độn tẻ

ngắt ấy. Thế nhưng, điều đáng sợ hơn là tất cả những con người ấy đã bị đóng

khung trong một hiện tại vĩnh viễn. Họ không thể nào chạm được tới tương lai. Điều này thể hiện trong tác phẩm không chỉ đơn giản ở chỗ tác giả không bao giờ

miêu tả hay hứa hẹn tương lai tràn đầy hi vọng cho nhân vật ( trừ tác phẩm cuối đời

Người vợ chưa cưới), mà quan trọng hơn là ở chỗ hành trình của họ không phải đến

tương lai mà chỉ quay về tàn lụi - như Vương Trí Nhàn đã nhận xét - “đối chiếu

điểm đầu tiên và điểm cuối cùng nhân vật đi tới, người ta nhận thấy trước mặt mình

là một con đường dốc, một buổi chiều tà, ánh sáng thoi thóp dần”[50, tr.8]. Cần

phải phân biệt sự khác nhau giữa chàng trai trẻ Ionưts tinh tế, đầy nhiệt huyết ở trang đầu tác phẩm với bác sĩ Ionưts có giọng nói the thé, “tính tình cũng thay đổi,

khó tính hay cáu gắt” (Ionưts) ở trang cuối thiên truyện là sự khác nhau do hiện tại

ngưng đọng tạo ra, chứ không phải là thay đổi do ranh giới hiện tại và tương lai.

Bị cắt đứt hai chiều thời gian, bị nhốt trong hiện tại “tù đọng, tẻ nhạt và tội

lỗi”, “trống rỗng và vô bổ”, các nhân vật của Sekhov đã làm bao nhiêu điều dại dột

và ngu xuẩn, đã sống hoài sống phí bao nhiêu năm tháng của cuộc đời mình. Họ đã

để trôi qua tay biết bao cơ hội một cách vô ích và vô nghĩa. Dòng thời gian ngưng đọng đã tàn phá con người, mà tác hại nguy hiểm nhất của nó là mang đến cho họ

cái chết trước tuổi - cái chết trong tâm hồn. Đó là sự “không còn khả năng tiếp nhận

sâu xa cái đẹp, là sự già nua trước tuổi” ( Vêrơska)[17, tr.80]. Nhân vật thường

hiện ratrong tư thế nằm dài, họ có thể “ngồi suốt đêm không động đậy trên giường

và hoàn toàn lãnh đạm” bởi vì đã biết trước rằng “ngày mai cũng sẽ là một đêm dài

Nhận ra thực chất của cuộc sống nhưng những nhân vật này đành buông xuôi, bất

lực dù vẫn đau đáu câu hỏi “quá khứ thật tầm thường và chán ngắt, tương lai thì

chẳng có nghĩa lí gì, thế mà đêm hôm nay, đêm diệu kì duy nhất lại đang sắp tàn,

đang đắm vào vĩnh cửu, vậy thì sống để làm gì?” (Người đàn bà phù phiếm) [17,

tr.377].

Ý nghĩa và mục đích của sự sống luôn trở đi trở lại day dứt trong trang văn

Sekhov. Cô gái Katia run rẩy thú nhận với người đỡ đầu: “cháu không thể sống như

thế này được” và tha thiết cầu khẩn “bác thông minh, có học vấn, đã sống nhiều!

Bác đã là thầy giáo! Bác đã nói: cháu phải làm gì?”; nhưng xót xa thay, con người

được gửi gắm trọn vẹn niềm tin tưởng ấy cũng đành bất lực nhìn “tâm hồn cô bé

khốn khổ này không biết và sẽ không biết chỗ nương thân trong cả cuộc đời, suốt cả

cuộc đời” ( Câu chuyện tẻ nhạt) [41, tr.62-63]. Ngay cả thiên nhiên dường như

cũng trăn trở với câu hỏi ấy; giữa thảo nguyên vô tận, con diều hâu “bay là là sát

mặt đất... như thể ngẫm nghĩ về sự tẻ nhạt của cuộc sống... và không sao hiểu được

nó bay như thế để làm gì, nó cần cái gì?” ( Thảo nguyên) [63]. Con quạ cũng

không biết làm gì cho qua ngày, cứ lượn qua lượn lại”, ngay cả cây dương cũng

băn khoăn về sự tồn tại của mình: “Ai trồng nó lên mà nó cứđứng đấy để làm gì -

có trời biết” [63, tr.78-80]. Giữa cuộc sống ngưng đọng, nhân vật của Sekhov đôi

lúc dừng lại, nhìn vào chính bản thân mình với niềm ưu tư khắc khoải.

Để làm nổi bật dòng thời gian ngưng đọng, Sekhov đã tô đậm cảm giác về sự

quẩn quanh, lặp đi lặp lại của nó. Đặt điểm nhìn vào nhân vật, tác giả để các nhân

vật nhìn ra thế giới bằng chồng chất, trùng điệp những ấn tượng, cảm giác khác

nhau. Nhìn ra bất cứ chỗ nào xung quanh, nhân vật trong một truyện ngắn mà

Sekhov cũng thấy dòng chảy quanh quẩn của thời gian không vận động. Một ngày mới bắt đầu đối với mỗi người không thể hứa hẹn điều gì thú vị, mới mẻ, bởi họ đã biết trước rằng “ngày của tôi bắt đầu như thế và nó tiếp tục chẳng có gì tốt đẹp hơn”, bởi các sự kiện xảy ra đươc báo trước, được cố định trước: “sáng nào cũng

chừng ấy chuyện”. Khung cảnh, môi trường sống của họ trong hiện tại cũng là một

tôi còn là sinh viên, ngôi vườn ấy không đẹp hơn và cũng không xấu hơn( Câu

chuyện tẻ nhạt)[41, tr.48-49-51].

Cảm giác về sự lặp lại của thời gian có sức tàn phá vô cùng lớn đối với cuộc

sống con người. Nó kéo theo một lớp váng dày đặc trên dòng sông cuộc đời và ngăn

cản hai chiều lưu thông của dòng nước, buộc tất cả mọi người trong đó sống một

cách lờ đờ, uể oải. Vì thế, khi phải miêu tả cuộc sống trong vùng, bác sĩ Raghin đã vừa bối rối, vừa chán chường: “Nói thế nào nhỉ? Trong thị trấn buồn tẻ đến phát

ngấy lên... không có ai để nói đến một lời, nghe một câu cho ra hồn. Không có lấy

một nhân vật nào mới” ( Phòng số 6). Còn cô gái trẻ xinh đẹp và đầy nhiệt tình

Vera thú nhận: “em chán ngấy cái nhà này, cánh rừng này, khí trời này. Em không

thể chịu được cái yên tĩnh thường xuyên và cuộc sống vô mục đích này, không thể

chịu được những con người tẻ nhạt, ai cũng giống hệt nhau như hai giọt nước

(Verơska) [17, tr.93-94]. Thế nhưng, đối với tâm hồn con người, sự hủy hoại của

thời gian ngưng đọng còn đáng sợ hơn rất nhiều. Nó tàn phá mỗi con người theo một cách không giống nhau nhưng đều dẫn đến một kết thúc chung là tàn lụi. Nó đưa ra rất nhiều cái chết, nhưng đáng sợ hơn là cái chết trước tuổi - sự sơ cứng của

tâm hồn, bàng quan và vô trách nhiệm, bất lực trước bản thân mình và những người

xung quanh. Nhìn vào chính mình và nhận ra điều đó một cách sâu sắc, chàng trai Ôgơnhep nguyền rủa: “sự già nua chó má, sự già nua vào tuổi 30”. Thời gian ngưng đọng chính là thế lực thù địch với cuộc sống và con người: “muốn tước hết

mọi quyền làm dân của một người vô tội và kết án khổ sai người ta, quan tòa chỉ

cần có mỗi một điều kiện: thời gian(Phòng số 6) [63].

Thể hiện thành công hình thức thời gian ngưng đọng, Sekhov đã phản ánh

một cách sâu sắc, tinh tế cuộc sống bức bối, ngột ngạt nhưng im lìm, bất động trên

toàn nước Nga cuối thế kỉ XIX - “Những năm trì trệ, phản động trong lịch sử Nga.

Những năm tình thế cách mạng đã qua hoặc chưa đến, phong trào đấu tranh phân

tán, rời rạc, Nga hoàng Alexandr III vừa lên ngôi ( 1881 - 1894), ra sức củng cố

nhà nước quân chủ chuyên chế. Một không khí ngột ngạt bao trùm đất nước” [56,

phải làm gì để thay đổi. Đây chính là ý nghĩa hành động, là mục đích sáng tác và

cũng là lý do chính để Sekhov xây dựng hình thức thời gian này như một phương

thức phản ánh đời sống chủ đạo.

Có lần, khi được biết hội sinh viên trẻ đã khóc khi xem kịch của mình, Sekhov đã lạnh lùng nói với anh rằng ông không viết để thấy những giọt nước mắt,

rằng cái mà ông muốn là: “Nói thật, nói thẳng với mọi người rằng: hãy nhìn lại

mình, hãy xem chúng ta đang sống tồi, sống tẻ như thế nào! Cái quan trọng nhất là

để họ thấu hiểu điều đó và khi đã thấu hiểu, thế nào họ cũng phải tạo cho mình một

cuộc sống khác tốt hơn”[41, tr.7]. Nhìn lại và thay đổi cuộc sống là khát khao của

cả đời văn Sekhov. Bằng tài năng nghệ thuật độc đáo,Sekhov đã hiện thực hóa khát

vọng đó qua hình tượng nghệ thuật có sức khái quát hiện thực lớn. Nhờ thế, mà

cuộc sống ngưng đọng mới hiện lên trong truyện ngắn Sekhov, rõ rệt mà thấm thía đến vậy, làm rung động bao thế hệ độc giả.

Ngoài việc sử dụng thời gian hiện tại ngưng đọng với vô tận những điều

nhàm chán, những chuỗi ngày buồn tẻ, thì Sekhov vẫn làm phong phú thêm thế giới

nghệ thuật của mình bằng thứ thời gian khác: thời gian quá khứ. Về vị trí của thời

gian quá khứ trong cấu trúc thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Sekhov, có thể

nói rằng nó không chiếm vị trí chủ đạo, quan trọng như thời gian không vận động

đã trình bày ở trên, nhưng nó có ý nghĩa quan trọng trong việc Sekhov thể hiện đời

sống tâm lí nhân vật. Tiêu biểu và xuất hiện nhiều trong các tác phẩm Sekhov như:

Vận xấu, Vào thu, Một chuyện tình yêu, Hai người đẹp, Khóm phúc bồn tử, Nỗi

nhớ, Câu chuyện tẻ nhạt...

Thời gian quá khứ bao trùm lên những tác phẩm Sekhov trước hết bởi vô vàn

những từ ngữ vọng về quá khứ “nhớ lại”, “tôi còn nhớ”, nghĩ lại”, “tôi bỗng nhớ”,

“thả mình vào những kỉ niệm”, “buông mình trong những hồi ức”... Những từ ngữ

này như chiếc chìa khóa mở cánh của quá khứ, đưa nhân vật chìm vào trạng thái hồi tưởng, kể lại những câu chuyện đã xảy ra trong năm tháng đã qua, sống bằng nhịp

sống cũ, nghĩa là tạo nên dòng thời gian quay ngược so với thời gian vật lí chảy trôi.

định và xuất hiện rất ít những trạng từ chỉ thời gian. Thường là tác giả nhập thẳng

vào dòng tâm tư của nhân vật, gần như xáo mờ chỗ đứng của nhân vật trong thời

hiện tại, chỉ làm nổi lên duy nhất hình ảnh quá khứ với cái nhìn hoài vọng. Sekhov

đã xây dựng nên những cốt truyện hồi tưởng - nghĩa là cốt truyện dựa trên những

chuyện xảy ra, đã kết thúc trong quá khứ. Hai người đẹp được bắt đầu bằng: “Tôi

còn nhớ khi tôi còn học lớp năm hay lớp sáu ở trường trung học...” và tiếp nối bằng

ấn tượng về vẻ đẹp cổ điển và hoàn thiện của Masa - cô gái người Arơmian, bằng

xúc cảm trước “sự hào hợp giữa cái uyển chuyển và tinh tế” của cô gái giữa thảo

nguyên bao la. Ngôi nhà có căn gác nhỏ cũng là câu chuyện “xảy ra chừng sáu

bảy năm về trước”. Ba truyện ngắn liên hoàn Người trong bao, Khóm phúc bồn tử,

Một chuyện tình yêu ẩn dưới hình thức cuộc trò truyện giữa ông giáo Burkin và

bác sĩ thú y Ivan Ivanưts là những sự kiện, những câu chuyện đã kết thúc tại một điểm trong quá khứ, trong đó, các nhân vật liên quan thì hoặc đã chết (Belicôp) hoặc ở một nơi xa ( Anna Alechxâyevna) hoặc đã thực hiện được mơ ước của mình (Nhikolai Ivanưts). Câu chuyện của phu nhân N.N là câu chuyện tình lẽ ra phải

xảy ra ở “khoảng chín năm về trước...”. Những cốt truyện không còn tiếp diện ở

hiện tại này là biểu hiện rõ nét của sự ngự trị của thời gian quá khứ trong tác phẩm.

Trong những hoài niệm của nhân vật, cả không gian và thời gian hiện hữu trước họ các nhân vật của Sekhov mất đi cảm giác về hiện tại. Nhìn khung cảnh trước mắt, họ vẫn mơ màng với chuyện cũ nên vị giáo sư già trong Câu chuyện tẻ

nhạt mới cho rằng “từ cái ngày tôi còn là sinh viên, ngôi vườn ấy hình như không

đẹp hơn mà cũng không xấu hơn” và cảm thấy “sân khấu ngày nay cũng không hơn

gì ba mươi, bốn mươi năm về trước”[41, tr.48-53]. Cuộc sống của phu nhân N.N là

sự ngự trị hoàn toàn của quá khứ, trạng thái thường trực của phu nhân chỉ là: “tôi

nhớ lại dĩ vãng và vai tôi chợt run lên, đầu tôi cứ gục xuống và tôi khóc òa lên cay

đắng. Tôi thấy thèm khát vô cùng những gì đã qua mà cuộc sống đã khác khước từ

không trả cho chúng tôi”. Quá khứ ám ảnh đến mức nhân vật không biết và không

cần biết mình đang ở đâu, cần phải làm gì. Thậm chí, họ vẫn sống bằng nếp sống

thầm..”. Nhìn cô gái có gương mặt “mệt mỏi và bàng quan như cô ta đã phải chờ

tàu lâu rồi” mà người bác xót xa nhớ “đôi mắt cháu rực sáng và thông minh, cái

nhìn của cháu thể hiện rằng tất cả những gì trên thế giới đều đẹp đẽ”. Chung sống

với người vợ - “người đàn bà béo phục phịch và nặng nề” mà người chồng cứ quay

về với hồi tưởng “cô Varia mảnh dẻ, người mà tôi từng yêu say đắm vì trí thông

minh, sự trong sáng” (Câu chuyện tẻ nhạt) [41, tr.61].

Người tu sĩ vận đồ đen, nhìn chàng trai Kovrin mà bố con Tanhia cứ nhớ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong truyện ngắn anton paplovich sekhov (LV00941) (Trang 64 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)