Kết quả tình hình tiêu thụ máy tính xách tay trên thị trường Hà Nội theo nhãn hiệu hàng hóa.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ máy tính của công ty TNHH thương mại máy tính Giang Anh (Trang 35 - 38)

Bảng 3: Kết quả tiêu thụ máy tính xách tay trên thị trường Hà Nội theo kết cấu mặt hàng. Đơn vị: ngàn đồng. STT Loại mặt hàng 2007 2008 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 ST TL% ST TL% ST TL % ST TL% ST TL% 1 Lenovo 2,962,554 39.86 2,612,667 26.68 5,112,037 29.57 -349,886 -11.81 2,499,370 95.66 2 Acer 1,974,533 26.56 1,772,541 18.10 4,031,454 23.32 -201,991 -10.23 2,258,913 127.43 3 HP 2,002,541 26.94 3,900,604 39.83 5,016,997 29.02 1,898,062 94.78 1,116,392 28.62 4 Loại khác 493,396 6.64 1,506,620 15.39 3,129,819 18.10 1,013,224 205.36 1,623,198 107.73 Tổng 7,433,024 100 9,792,432 100 17,290,307 100 2,359,417 31.74 7,497,873 76.56

Nhìn vào bảng kết quả tiêu thụ máy tính xách tay theo nhãn hiệu của công ty trên thị trường Hà Nội có thể thấy cơ cấu và sản lượng tiêu thụ của sản phẩm. Nó có những ảnh hưởng nhất định tới hiệu quả tiêu thụ.

Năm 2007, các loại máy tính xách tay mang nhãn hiệu Lonovo chiếm phần lớn trong tổng doanh thu tiêu thụ máy tính xách tay, đạt 2.962.554 ngđ, chiếm 39,86% trong khi đó Acer và HP chiếm tỷ lệ ít hơn, ngang nhau là 29,56% và 26,94%), các hãng khác chỉ chiếm 6,64%. Điều này cho thấy Lenovo là một nhãn hiệu được khách hàng lựa chọn sử dụng khá nhiều với uy tín và chất lượng đảm bảo. Vì vậy nó mang lại cho công ty doanh thu là 2.962.554 ngđ. Công ty cần chú ý tới việc nhập về những sản phẩm có uy tín, thương hiệu trên thị trường, được khách hàng ưa chuộng để thỏa mãn nhu cầu đa dạng của họ.

Năm 2008, tổng doanh thu tiêu thụ máy tính xách tay tăng lên 2.359.417 ngđ so với năm 2007, nhưng tỷ trọng doanh thu của loại máy tính thay đổi khác nhau. Lenovo không còn đứng ở vị trí hàng đầu. Doanh thu tiêu thụ chỉ đạt 2.612.667 ngđ, chiếm tỷ trọng 26,68%, so với năm trước giảm 349.886 ngđ tương đương với 11,81%. Số lượng máy Acer bán ra cũng giảm 201.991 ngđ, tương ứng giảm 10,23% so với năm 2007. Trong khi đó doanh thu tiêu thụ máy tính HP chiếm 39,83% tổng doanh thu, tăng 1.898.062 ngđ. Các loại khác đem lại doanh thu 1.506.620, tăng 1.013.224. Như vậy cơ cấu mặt hàng năm 2008 đã có sự thay đổi rõ rệt. Trên thị trường xuất hiện nhiều chủng loại cũng như nhãn hiệu khác nhau, mang đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn. Tổng doanh thu tiêu thụ tuy có tăng nhưng không tăng cao, hiệu quả tiêu thụ chưa đạt được mục tiêu đã đề ra. Lý giải cho điều này là do sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng cao khiến cho việc tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều khó khăn.

Khi bước sang năm 2009, nền kinh tế dần thoát khỏi suy thoái, nhu cầu tiêu dùng tăng cao thì tổng doanh thu tiêu thụ của công ty đã tăng. Năm 2009 tăng 7.497.874 ngđ, tương ứng tăng 76,56% so với năm trước. Tỷ trọng các nhãn hiệu máy tính bán ra so với tổng doanh thu cũng thay đổi. Lenovo chiếm 29,57%, Acer chiếm 23,32%, HP chiếm 29,02%. Bên cạnh đó các loại máy khác chiếm 18,1%, mang lại doanh thu lớn hơn năm trước (đạt 3.129.819 ngđ).

So với năm 2008, mức tăng trưởng năm 2009 cao hơn ở tất cả các mặt hàng nhưng tăng không đều, tỷ trọng có sự thay đổi nhiều hơn. Trong khi HP chỉ tăng 28,62% thì Acer tăng 127,43%, Lenovo tăng 95,66%, các loại khác tăng 107,73%.

Điều này là do sự phát triển nhanh chóng của thị trường máy tính xách tay trên thị trường Hà Nội trong thời gian gần đây. Nhu cầu sử dụng nhiều hơn cùng với sự xuất hiện của các nhãn hiệu máy tính khác nhau với chủng loại phong phú tạo điều kiện cho khách hàng có thể tìm được cho mình 1 sản phẩm phù hợp và mang lại cơ hội phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp. Khi thị trường công nghệ đang bùng nổ như hiện nay, công ty cần phải thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất về sản phẩm cũng như xu hướng tiêu dùng của khách hàng để có thể đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ hơn.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ máy tính của công ty TNHH thương mại máy tính Giang Anh (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w