Cơ sở pháp lý của công tác quản lý hoạt động GDĐĐ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT huyện hưng nguyên tỉnh nghệ an (Trang 41)

8. Cấu trúc của đề tài

1.5.Cơ sở pháp lý của công tác quản lý hoạt động GDĐĐ

1.5.1. Định hướng về giáo dục thế hệ trẻ và GDĐĐ học sinh THPT

Tháng 10/1964 Bác Hồ về thăm trường đại học sư phạm Hà Nội đã nói “Công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường là bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của công tác giáo dục trong nhà trường XHCN. Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả đức lẫn tài, đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc rất quan

trọng”.

Thời đại công nghiệp hoá và hiện đại hoá, thời đại của nền kinh tế tri thức đòi hỏi con người Việt Nam phải là con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức.

Nhà trường cần tổ chức tốt hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức nói riêng cần thực hiện

tốt các nội dung sau:

- Tăng cường giáo dục thế giới quan khoa học giúp các em có những hiểu biết đúng đắn về thế giới hiện thực, có đầu óc khoa học với niềm tin khoa học, biết sử dụng các qui luật để xây dựng cuộc sống.

- Tăng cường giáo dục tư tưởng cách mạng XHCN nhằm giúp các em có ước mơ, hoài bão cao đẹp, có ý thức và khả năng chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đời sống vật chất, hưởng thụ.

- Nâng cao lòng yêu nước, yêu CNXH: Tự hào và tin tưởng vào tiền đồ tươi sáng của dân tộc.

- Tăng cường ý thức lao động và tự lao động.

- Tăng cường giáo dục pháp luật, kỷ cương giúp các em có ý thức và thói quen sống làm việc và học tập theo pháp luật.

- Tăng cường giáo dục lòng yêu thương con người, có lòng nhân ái trong

- Quan hệ với con người và cộng đồng, có hành vi ứng xử có văn hóa. Bản thân phải thật thà, giản dị, khiêm tốn, biết tự trọng. Đối với gia đình phải gắn bó, đùm

bọc. Với bạn bè trung thực thẳng thắn, thông cảm, hiểu biết, tôn trọng giúp nhau cùng tiến bộ.

Để đáp ứng được yêu cầu lớn lao đó, quá trình giáo dục, đào tạo trong nhà trường phải đạt tới mục đích biến thành quá trình tự giáo dục. Học sinh có thể tự trau dồi, rèn luyện để hoàn thiện nhân cách của mình một cách có ý thức. Tuy nhiên thực tế vẫn còn một số bộ phận học sinh do nhận thức chưa đầy đủ, không nắm bắt được kiến thức pháp luật, sống tự do, vô kỷ luật, chây lười học tập, suy thoái về đạo đức và những giá trị nhân văn đang là vấn đề thách thức sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Vấn đề đặt ra và cấp thiết là phải tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục những giá trị nhân văn để thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu “Xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, có năng lực, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại...” (Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành TW lần thứ 2 khóa VIII).

1.5.2. Các chủ trương, chính sách của Bộ GD-ĐT

Mục 2 điều 27 Luật Giáo dục xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Điều lệ trường trung học ban hành theo quyết định số 07/2007/QĐ -BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi rõ: “Học sinh được kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo Quy chế đánh giá và xếp loại

học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo” (Quy chế 40). Trong chương V điều 38 của Điều lệ qui định “Nhiệm vụ của học sinh” bao gồm 5 nội dung bắt buộc học sinh phải rèn luyện về đạo đức. Cụ thể hóa đường lối giáo dục của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP. HCM về phát triển giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay cũng chỉ rõ: “... tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức cho học sinh, sinh viên...”. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đưa vào Nghị quyết triển khai sâu rộng ở tất cả các cấp, các ngành, nhất là trong các cơ sở giáo dục và nhà trường phổ thông. Hướng dẫn Bộ GD & ĐT về nhiệm vụ của toàn ngành trong năm học, nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh. Như vậy nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh đang là vấn đề cấp thiết trong hoạt động giáo dục của toàn ngành nói chung, của trường THPT nói riêng.

1.5.3. Kế hoạch phát triển giáo dục của tỉnh Nghệ An và huyện Hưng Nguyên đến năm 2015.

a) Mục tiêu và biện pháp phát triển giáo dục của tỉnh Nghệ An

Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, từng bước nhân rộng những mô hình nhà trường tiên tiến mang đậm bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển đất nước.

Những chỉ tiêu, yêu cầu đặt ra cho sự phát triển chung của toàn ngành trong năm học:

+ Tiếp tục củng cố, đổi mới, không ngừng nâng cao nhận thức về nhà trường tiên tiến trong xu thế hội nhập nhằm góp phần phát triển sự nghiệp nước nhà và nâng cao chất lượng phục vụ quyền lợi học tập của con em nhân dân. Chỉ tiêu đề ra là không để một CBQL và GV nào đứng ngoài công cuộc đổi mới này.

+ Phát huy và không ngừng củng cố kết quả đạt được trong năm học qua, nhằm tiếp tục phát triển toàn diện và bền vững nhà trường, xứng đáng là một trung tâm giáo dục chất lượng cao của khu vực và cả nước. Chỉ tiêu đề ra là giữ vững và phát huy những thành tích đạt được của năm học trước về cơ sở vật chất, về nâng cao chất lượng đội ngũ, đổi mới phương pháp giáo dục của nhà trường và công tác xã hội hoá giáo dục.

Những biện pháp tập trung:

+ Đổi mới công tác chính trị tư tưởng, không ngừng nâng cao nhận thức và trách nhiệm của đội ngũ sư phạm nhà trường. (Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh)

+ Thực hiện tốt chủ trương đổi mới cơ cấu tài chính nhà trường, huy động tốt các nguồn đầu tư. Thực hiện tốt chế độ miễn giảm học phí cho học sinh.

+ Triển khai hiệu quả chương trình hành động của Tỉnh ủy, HĐND, UBND Tỉnh và Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An.

+ Tiếp tục đổi mới quản lý nhà trường từ tổ chức nhân sự, chế độ sinh hoạt, hệ thống pháp quy đến nội dung, kế hoạch và chuẩn mực, phương thức đánh giá. (Triển khai đầy đủ và tích cực nhiệm vụ năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công tác chỉ đạo:

+ Củng cố và phát huy tốt sức mạnh của hệ thống chính trị trong toàn ngành, phối hợp tốt với các lực lượng xã hội, tích cực vận động từng thành viên nhà trường quyết tâm vượt khó, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao và lòng yêu nghề sâu sắc.

+ Tích cực tạo điều kiện thực hiện nhiệm vụ trong toàn ngành từ thành phố đến quận, huyện và các cơ sở trường học, đến từng giáo viên.

+ Đẩy mạnh hiệu quả công tác thanh tra và kiểm định, thúc đẩy đội ngũ hoàn thành nhiệm vụ.

b) Mục tiêu phát triển giáo dục của huyện Hưng Nguyên đến năm 2015: Tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục; xây dựng trên 70% trường đạt chuẩn Quốc gia; Mở rộng quy mô đào tạo nghề, phấn đấu đến năm 2015 có 50% tỷ lệ lao động được đào tạo nghề, xây dựng từ 5 - 6 xã đạt tiêu chí nông thôn mới, 100% hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh.

* Kết luận chương 1

Giáo dục đạo đức cho học sinh là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể nên phải đảm bảo chặt chẽ cuả quy trình quản lý giáo dục. Quy trình quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh là một quy trình mang tính toàn vẹn và thống nhất từ ‘Lập kế

hoạch - tổ chức thực hiện - chỉ đạo - kiểm tra, đánh giá kết quả’. Mỗi chức năng có

vai trò khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ, đan xen nhau, bổ sung cho nhau; thực hiện tốt chức năng này sẽ tạo cơ sở, điều kiện cho các chức năng tiếp theo. Công tác GDĐĐ học sinh trong giai đoạn hiện nay càng đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ cao hơn, cần thiết hơn khi toàn Đảng, toàn dân ta đang tích cực tham gia cuộc vận động ‘Học tập và làm theo tư tuởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh’. Nó sẽ là nguồn lực tinh thần to lớn thực hiện thành công sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Như vậy, ở chương 1, tôi đã đề cập đến tiền đề lý luận để làm căn cứ đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh ở các trường THPT huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An gồm các vấn đề cơ bản: Bản chất của một số khái niệm có liên quan đến đề tài như: Đạo đức, GDĐĐ, giải pháp quản lý, quản lý GDĐĐ...; một số vấn đề tâm, sinh lý của học sinh THPT; công tác GDĐĐ học sinh THPT và công tác quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh THPT...

Những vấn đề lý luận này là cơ sở để chúng tôi đưa ra những giải pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh THPT một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm đối tượng là học sinh THPT, với đặc điểm công việc là GDĐĐ và sát thực với tình hình của các trường PTTH trên địa bàn huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An hiện nay.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯNG NGUYÊN,

TỈNH NGHỆ AN

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và phát triển giáo dục huyện Hưng Nguyên, Tỉnh Nghệ An

2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Huyện Hưng Nguyên được cấu thành từ 22 xã và 1 thị trấn: Thị trấn Hưng Nguyên, Hưng Phú, Hưng Khánh, Hưng Châu, Hưng Nhân, Hưng Mỹ, Hưng Lợi, Hưng Thịnh, Hưng Phúc, Hưng Lĩnh, Hưng Long, Hưng Xá, Hưng Xuân, Hưng Lam, Hưng Tây, Hưng Yên Bắc, Hưng yên nam, Hưng Trung, Hưng Thông, Hưng Tân, Hưng Tiến, Hưng Thắng, Hưng Đạo

Huyện Hưng Nguyên ở trung tâm xứ Nghệ, bên dòng sông Lam. Phía Đông giáp thành phố Vinh, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Phía Tây giáp huyện Nam Đàn. Phía Nam giáp huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh). Phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc

Hưng Nguyên có vị trí cửa ngõ phía Tây thành phố Vinh, nằm trên quốc lộ 46 lên quê hương chủ tịch Hồ Chí Minh, có đường sắt Bắc Nam đi qua, có sông Lam vòng từ xã Hưng Lĩnh Xuống Hưng Lợi.

Nhìn chung địa hình Hưng Nguyên thấp, trũng; thấp dần Từ Tây sang Đông. Cao độ trung bình từ 1,5 - 2m, nơi cao nhất 3m (Hưng Yên, Hưng Trung), thấp nhất 0,6m về mùa mưa một số xã thường bị úng lụt.

Tuy huyện đồng bằng, nhưng Hưng Nguyên cũng có núi như núi Thành, núi Chùa Khê, núi Đại Huệ (phía Đông).

- Dân số

Theo thống kê đến thời điểm tháng 6/2013, huyện Hưng Nguyên có hơn 121.842 người. Có 252 thôn xóm.

Tỷ lệ giới tính của dân số: Nữ 61.858 người, chiếm 51,02%; nam 59.378 người chiếm 48,98%.

Tổng số lao động trong độ tuổi là 9.774 người chiếm 93%. Trong đó: Lao động có việc làm 57.974 người chiếm 97%. Lao động thiếu việc làm: 1800 người chiếm 3%.

Nhân dân Hưng Nguyên cần cù, ham học, có truyền thống cách mạng, là quê hương của cao trào cách mạng (1930 - 1931), nơi đã sinh ra cố Tổng bí thư lê Hồng Phong và nhà cải cách yêu nước Nguyễn Trường Tộ.Trong những năm qua công tác quốc phòng được giữ vững, an ninh đảm bảo tốt; Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa phát triển rộng khắp; Công tác Giáo dục - Đào tạo, công tác Y tế ngày càng được củng cố và phát triển.

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 11.45%, là kết quả đạt khá cao hơn bình quân chung của Tỉnh (9,5%)

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Tỷ trọng nông nghiệp từ 51,45% giảm xuống 40,82%; tỷ trọng công nghiệp xây dựng từ 21,6% tăng lên 35,9%, vượt chỉ tiêu là 29%; dịch vụ chiếm 23,27%.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2014 dự kiến đạt 152,35 tỷ đồng (trong đó phân cấp cho huyện thu 47,85 tỷ đồng), vượt 25,9% so với mục tiêu đề ra. thu nhập bình quân năm 2012 đạt 13,5 triệu đồng/ người/năm.

Tuy nông nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai dịch bệnh nhưng vẫn có bước phát triển khá nhất là chuyển đổi cơ cấu ngắn ngày đạt 80% đưa các giống lúa lai có năng suất cao vào sản xuất. Đã xây dựng 62 cánh đồng có thu nhập cao, chuyển 416,3 ha diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôin trồng thuỷ sản, trồng cỏ phục vụ chăn nuôi và phát triển công nghiệp dịch vụ.Kinh tế trang trại phát triển khá, đã có 339 trang trại và gia trại. Tổng đàn trâu bò 28.800 con, tổng đàn lợn 46.500 con.. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng có nhiều chuyển biến tích cực, một số làng nghề được khôi phục và sản xuất có hiệu quả.

- Lĩnh vực văn hoá xã hội

Hưng Nguyên là mảnh đất hữu cơ của xứ Nghệ, của Việt Nam, là huyện có bề dày lịch sử, tên gọi Hưng Nguyên ra đời vào năm 1469, khi vua Lê Thánh Tông - một vị Vua anh minh của các triều đại Phong kiến Việt Nam, cho định lại bản đồ hành chính của cả nước. Khi đó Đại Việt được chia thành 12 thừa tuyên, Nghệ An là một trong 12 thừa tuyên đó; huyện Hưng Nguyên, thuộc phủ Anh Đô, của thừa tuyên Nghệ An. Tên gọi ấy giàu ý nghĩa triết học và nhân văn, đó là: Ngọn nguồn, chảy mãi, hưng thịnh và phát triển. Tuy nhiên, trước lúc có tên gọi Hưng Nguyên, con người nơi đây, đã có từ hàng ngàn năm lịch sử, gắn bó với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Từ thuở các Vua Hùng khai cơ lập nghiệp, Hưng Nguyên đã có cư

dân người Việt Cổ sinh sống, thuộc bộ Việt Thường, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Các cứ liệu khảo cổ như: Trống đồng Đồng Sơn, các dụng cụ đồ đồng, đồ đá và đồ gốm ở Đồng Mô xã Hưng Thắng, Hưng Tân và ở núi Lam thành đã chứng minh điều đó.

Theo Địa chí văn hoá Hưng Nguyên, đến đầu thế kỷ XIX, huyện có 7 tổng, 96 xã, thôn, phường, vạn, tộc, trải dài từ tả ngạn sông Lam ra đến dốc Tuần, xã Diễn An nay. Năm 1898, huyện Hưng Nguyên đổi gọi là Phủ. Phủ Hưng Nguyên kiêm quản huyện Nghi Lộc. Năm 1907 hai tổng Quả Trình (Vân Trình) và La Vân (La Hoàng) cắt về huyện Nghi Lộc. Đổi lại, tổng Ngô Trường (Yên Trường) của Nghi Lộc cắt về Hưng Nguyên. Gắn với các bước thăng trầm của lịch sử, bản đồ Hưng Nguyên đã nhiều lần điều chỉnh, những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám, huyện Hưng Nguyên có 27 xã. Phía Đông của huyện là các xã Hưng Dũng, Hưng Hoà và đã lần lượt sát nhập 8 xã của huyện Hưng Nguyên vào Thành Phố Vinh.

Định hướng phát triển kinh tế huyện Hưng Nguyên trong giai đoạn 2010 - 2015

Để đảm bảo tốc độ phát triển kinh tế, ổn định tình hình xã hội, giữ vững

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT huyện hưng nguyên tỉnh nghệ an (Trang 41)