Thực trạng đạo đức học sinh THPT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT huyện hưng nguyên tỉnh nghệ an (Trang 54 - 63)

8. Cấu trúc của đề tài

2.2.1. Thực trạng đạo đức học sinh THPT

Thực trạng đạo đức học sinh THPT của huyện Hưng Nguyên được thể hiện qua

bảng thống kê sau:

Bảng 2.5: Xếp loại hạnh kiểm (HK) học sinh THPT huyện Hưng Nguyên

Năm học Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) HK HL HK HL HK HL HK HL 2008-2009 55.0 2.2 36.5 44.0 6.9 50.0 1.6 3.8 2009-2010 63.4 2.3 27.3 45.0 6.7 49.0 1.5 3.7 2010-2011 54.4 3.0 38.5 43.7 6.3 48.1 0.8 5.2 2011-2012 54.7 4.6 38.6 44.8 6.0 45.9 0.7 4.7 2012-2013 54.5 4.7 38.2 45.1 6.3 48.0 1.0 2.2

(Nguồn: Sở GD&ĐT Nghệ An)

Qua bảng 2.5 cho thấy:

Tình hình đạo đức của học sinh tương đối ổn định đối với học sinh xếp hạnh kiểm loại Tốt, Khá, Trung bình; Học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu giảm theo mỗi năm.

Công tác giáo dục đạo đức nhìn chung là tốt, song vẫn còn một số ít học sinh vi phạm chủ yếu là chơi game, bỏ học, gây gỗ đánh nhau

Kỹ năng sống của học sinh chưa cao, các em còn thụ động trong các hoạt động tập thể, việc tự tổ chức sinh hoạt tập thể còn gặp khó khăn trong công tác điều hành. Học sinh còn vụng về trong giao tiếp, ứng xử. Có sự phân hoá rõ rệt trong từng trường, chất lượng của từng trường có sự khác nhau. Hai trường nằm ở trung tâm huyện có chất lượng đồng đều hơn 3 trường xa trung tâm huyện. Sự phân hoá này có nhiều nguyên nhân khách quan: Trường nằm ở trung tâm huyện sẽ có nhiều thuận lợi về mặt địa lý, bên cạnh đó là kinh tế xã hội phát triển hơn nên có điều kiện học tập nhiều hơn, do vậy mà chất lượng cũng được nâng lên.

Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của HS về giáo dục đạo đức trong nhà trường, chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra để thu thập số liệu. Đối tượng điều tra gồm 415 HS ở 05 trường THPT huyện Hưng Nguyên và 01 Trung Tâm giáo dục thường xuyên. Kết quả điều tra được tổng hợp, xử lý và phân tích theo các nội dung sau:

* Câu hỏi 1: “Theo em, sự cần thiết của GDĐĐ trong nhà trường hiện nay như thế nào?”

Bảng 2.6. Nhận thức của học sinh về sự cần thiết của GDĐĐ

TT Nội dung trả lời Số ý kiến Tỷ lệ (%)

1 Rất cần thiết 415 83

2 Cần thiết 78 15.6

3 Không cần thiết lắm 7 1.4

Kết quả bảng 2.6 cho thấy: (83%) những người được khảo sát đều khẳng định công tác GDĐĐ rất cần thiết, 15.6 % đánh giá cần thiết. Như vậy, cán bộ quản lý và giáo viên ở các trường THPT đã đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác GDĐĐ trong quá trình hoàn thiện nhân cách ở HS và cho rằng từ nhận thức đó, các em sẽ tích cực tham gia vào các hoạt động GDĐĐ của nhà trường.

* Câu hỏi 2: “Ý kiến của em về sự cần thiết phải giáo dục các phẩm chất đạo đức sau?”

Bảng 2.7. Nhận thức của học sinh về các phẩm chất đạo đức

TT Nội dung trả lời Số người Tỷ lệ %

1 Chăm lo rèn luyện đạo đức bản thân 472 94.4 2 Không ngừng học tập, trau dồi kiến thức 491 98.2

3 Tích cực tham gia lao động 207 41.4

4 Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ 475 95

5 Lễ phép với thầy cô, hoà nhã với bạn bè 456 91.2

6 Lòng tự hào dân tộc 385 77

7 Giữ gìn nhân phẩm và danh dự bản thân 376 75.2 8 Tôn trọng kỷ luật trong nhà trường và ngoài xã hội 480 96 9 Tuân thủ đúng quy định của pháp luật 255 51

10 Đoàn kết, yêu thương mọi người 324 64.8

Từ kết quả ở bảng 2.7 cho thấy:

- Một số phẩm chất đạo đức được các em nhận thức rất cần thiết: + Chăm lo rèn luyện đạo đức bản thân (94.4%)

+ Không ngừng học tập, trau dồi kiến thức (98.2%)

+ Tôn trọng kỷ luật trong nhà trường và ngoài xã hội (96%) + Lễ phép với thầy cô, hoà nhã với bạn bè (91.2%)

- Các phẩm chất đạo đức được đánh giá về mức độ cần thiết chiếm tỉ lệ thấp hơn: + Lòng tự hào dân tộc (77%)

+ Giữ gìn nhân phẩm và danh dự bản thân (75.2%) + Đoàn kết, yêu thương mọi người (64.8%)

+ Tuân thủ đúng quy định của pháp luật (51%) + Tích cực tham gia lao động (41,4%)

Nhìn chung, học sinh có nhận thức đúng đắn về các phẩm chất đạo đức và nhu cầu được học tập, lĩnh hội những phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Vấn đề cần quan tâm là giáo dục học sinh biết kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, biết yêu quý cuộc sống lao động, có lòng nhân ái yêu thương con người, ý thức bảo vệ cuộc sống. Mặt khác, biết biến nhận thức đúng đắn về các phẩm chất đạo đức thành hành vi, hành động đúng.

* Câu hỏi 3: “Em có đồng ý với các quan niệm dưới đây không?”

Bảng 2.8. Nhận thức của học sinh với các quan niệm về đạo đức

ơ

TT Các quan niệm Đồng ý Tỷ lệ (%)

1 Cha mẹ sinh con, trời sinh tính 198 39.6

2 Đạo đức quan trọng như tài năng 380 76

3 Tiên học lễ hậu học văn 416 83.2

4 Đạo đức cá nhân chịu sự tác động của xã hội 355 71 5 Đạo đức cá nhân do ý thức xây dựng của mỗi người 450 90

6 Thân ai nấy lo 231 46.2

7 Sống để hưởng thụ 81 16.2

8 Văn hay chữ tốt không bằng học dốt lắm tiền 75 15

9 Đạt được mục đích bằng mọi giá 264 52.8

10 Mình vì mọi người, mọi người vì mình 416 83.2 Kết quả ở bảng 2.8 cho thấy:

* Đa số học sinh có thái độ đồng tình với các quan niệm đúng: - “Đạo đức cá nhân do ý thức xây dựng của mỗi người” (90%) - “Mình vì mọi người, mọi người vì mình” (83,2%)

-“Tiên học lễ hậu học văn”(83.2%)

- “Đạo đức quan trọng như tài năng” (76%)

- “Đạo đức cá nhân chịu sự tác động của xã hội” (71%) * Các quan niệm không đúng đắn, có ít ý kiến đồng tình:

- “Văn hay chữ tốt không bằng học dốt lắm tiền” (15%) - “Sống để hưởng thụ” (16,2%)

* Tuy nhiên, một số quan niệm chưa đúng lại có ý kiến trả lời đồng ý cao: - “Thân ai nấy lo” (46,2%)

- “Đạt được mục đích bằng mọi giá” (52,8%)

Điều này cho thấy, nhận thức của các em về các quan niệm này còn hạn chế, mang tính chủ quan, chưa thấy hết được mặt trái của nó. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự điều chỉnh hành vi lệch lạc của các em trong học tập và cuộc sống. Vì vậy, cần phải giúp các em nhận thức rõ mặt đúng, sai của mỗi quan niệm đạo đức.

* Câu hỏi 4: “Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình rèn luyện đạo đức của các em?”

Bảng 2.9. Những yếu tố ảnh hưởng đến rèn luyện đạo đức của học sinh

TT Nội dung trả lời Số người Tỷ lệ (%)

1 Sự giáo dục của nhà trường 457 91.4

2 Sự giáo dục của gia đình 372 74.4

3 Mối quan hệ bạn bè 386 77.2

4 Các tác động của xã hội 225 45

5 Ý thức rèn luyện đạo đức của bản thân 244 48.8 Kết quả bảng 2.9 cho thấy:

- Các em cho rằng những yếu tố ảnh hưởng nhiều đến việc rèn luyện đạo đức là: + Sự giáo dục của nhà trường (91.4%)

+ Sự giáo dục của gia đình (74.4%) + Mối quan hệ bạn bè (77.2%)

- Nhiều em chưa thấy hết được những tác động từ môi trường xã hội cũng như tầm quan trọng của việc tự giác rèn luyện đạo đức bản thân:

+ Ý thức rèn luyện đạo đức của bản thân (48.8%) + Các tác động của xã hội (45%)

Như vậy, ý kiến của các em thiên về yếu tố giáo dục nhà trường và gia đình. Cần giúp các em phát huy ý thức tự rèn luyện bản thân và chủ động phòng tránh tác động tiêu cực từ xã hội.

Một số biểu hiện yếu kém về đạo đức của học sinh

Trong những năm qua, số học sinh vi phạm quy tắc, chuẩn mực đạo đức ở các trường THPT có giảm nhưng xét về từng hành vi vi phạm thì số lượng này vẫn còn nhiều, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình GDĐĐ của các nhà trường. Theo số liệu tổng hợp về học sinh vi phạm đạo đức của Ban Giám hiệu và Đoàn trường các trường THPT huyện Hưng Nguyên thể hiện ở bảng sau.

Bảng 2.10. Số học sinh vi phạm đạo đức trong 3 năm

TT Hành vi vi phạm Năm học 2010-2011 Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 Số HS Tỷ lệ (%) HSSố Tỷ lệ (%) Số HS Tỷ lệ (%) 1 Nghỉ học vô lý do 25 0.22 23 0.20 19 0.23

2 Hút thuốc lá, uống rượu bia 21 0.19 20 0.17 18 0.15

3 Nói tục, chửi bậy 13 0.11 17 0.15 24 0.21

4 Đánh nhau trong và ngoài trường 30 0.26 37 0.30 38 0.31

5 Trộm cắp, chấn lột 27 0.23 18 0.15 15 0.13

6 Gian lận trong kiểm tra, thi cử 36 0.31 30 0.25 25 0.19

7 Vô lễ với thầy, cô giáo 21 0.18 25 0.23 30 0.30

8 Gây mất đoàn kết với bạn bè 24 0.21 17 0.15 14 0.12

9 Nói chuyện trong lớp 45 0.39 39 0.34 35 0.30

10 Nhuộm tóc, không mặc đồng phục 25 0.22 21 0.18 17 0.15

11 Mạo chữ ký của phụ huynh 38 0.33 27 0.23 22 0.19

12 Nghiện Gamme 48 0.42 44 0.49 37 0.50

13 Vi phạm an toàn giao thông 27 0.23 34 0.30 39 0.31

Tổng hợp 380 3.36 352 2.91 332 2.58

Kết quả điều tra bảng 2.10 cho thấy:

Tổng số học sinh có hành vi vi phạm đạo đức đã giảm trong các năm học. Năm 2010 - 2011 có 380 em vi phạm chiếm 3.36%; năm 2011 - 2012 có 332 em vi phạm

chiếm 2.91%; năm 2012 - 2013có 295 em vi phạm chiếm 2.58%. Tuy nhiên, ở mỗi hành vi lại không đồng đều:

- Các hành vi vi phạm đạo đức có chiều hướng giảm là: + Gây mất đoàn kết với bạn bè

+ Nhuộm tóc, không mặc đồng phục + Gian lận trong kiểm tra, thi cử

- Các hành vi có giảm nhưng số lượng giảm còn ít: + Nói chuyện trong lớp

+ Mạo chữ ký của phụ huynh + Hút thuốc lá, uống rượu bia

- Một số hành vi có chiều hướng gia tăng: + Đánh nhau trong và ngoài nhà trường + Nghiện games

+ Nghỉ học vô lý do

+ Vi phạm an toàn giao thông

Điều đó cho thấy, do tác động của điều kiện bên ngoài và đua đòi theo bạn bè mà một bộ phận học sinh đã nhiễm các hành vi xấu như: nghỉ học vô lý do, vô lễ với thầy, cô giáo, nói tục, chửi bậy, nghiện games, gây gỗ đánh nhau, vi phạm an toàn giao thông.

- Nguyên nhân ảnh hưởng tới hành vi tiêu cực của học sinh

Để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các hành vi vi phạm đạo đức của học sinh, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của 200 cán bộ, giáo viên và một số phụ huynh học sinh các trường THPT huyện Hưng Nguyên. Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:

* Câu hỏi: “Theo đồng chí, những nguyên nhân nào dẫn đến hành vi tiêu cực về đạo đức của học sinh?”

TT Nội dung trả lời Số ý kiến

Tỷ lệ (%)

1 Các tệ nạn xã hội 140 70

2 Sự bùng nổ thông tin và các hoạt động giải trí 185 92.5 3 Gia đình và xã hội buông lỏng giáo dục 65 32.5 4 Quản lý GDĐĐ của nhà trường chưa chặt chẽ 45 22.5 5 Nội dung GDĐĐ trong nhà trường chưa thiết thực 68 34

6 Đua đòi theo bạn bè 148 74

7 Một bộ phận thầy cô giáo chưa quan tâm đến GDĐĐ 30 15 8 Những biến đổi về tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh 127 63.5

9 Hoàn cảnh gia đình khó khăn 95 47.5

10 Chưa có sự phối hợp của các lực lượng giáo dục 135 67.5 11 Các tổ chức xã hội chưa quan tâm đến GDĐĐ 124 62 12 Phương pháp giáo dục của cha mẹ chưa hợp lý 107 53.5

Kết quả ở bảng 2.11 cho thấy:

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi tiêu cực đạo đức của học sinh, có thể chia làm 3 loại nguyên nhân chủ yếu:

* Nguyên nhân môi trường xã hội:

Là nhóm nguyên nhân có số ý kiến chiếm tỉ lệ cao nhất - Sự bùng nổ thông tin và các hoạt động giải trí (92.5%) - Các tệ nạn xã hội (70%)

Thực tế cho thấy, sự phát triển nhanh chóng và đa dạng của các hình thức vui chơi giải trí đã ảnh hưởng trực tiếp đến các hành vi đạo đức của học sinh. Ở lứa tuổi này, các em đã được tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi những loại hình giải trí không lành mạnh như: Gamme, bia, hàng quán…Các tệ nạn xã hội bằng nhiều con đường đang len lỏi vào cuộc sống của học sinh và sẽ gây hậu quả xấu, đòi hỏi các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường phải có những biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Các tổ chức xã hội chưa quan tâm đúng mức và can thiệp kịp thời nên một số tụ điểm giải trí không lành mạnh ở gần các trường học như: quán game, quán rượu…

Đây là nguyên nhân dẫn đến hành vi trốn học, đánh nhau hay vi phạm pháp luật của học sinh.

* Nguyên nhân từ gia đình

- Hoàn cảnh gia đình khó khăn (47.5%) là một trong những nguyên nhân gây nên các hành vi tiêu cực của học sinh. Bố mẹ phải lo làm ăn, không có điều kiện quan tâm đến các em. Mặt khác, các em không được đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của bản thân cũng dẫn đến hành vi tiêu cực.

- Phương pháp giáo dục của cha mẹ chưa hợp lí (53.5%) cũng gây ra các hành vi vi phạm đạo đức của học sinh. Do ít con nên xu hướng chung của các gia đình là tập trung mọi tình cảm, vật chất cho con. Vì vậy, hệ quả tất yếu xảy ra là không ít em trở nên ích kỷ, chỉ biết bản thân mình, hay đòi hỏi bố mẹ. Các em học sinh này nếu không được quan tâm, dạy dỗ tốt sẽ thiếu bản lĩnh với thói quen ỷ lại,

dựa dẫm và rất dễ phản kháng một khi nhu cầu không được đáp ứng. * Nguyên nhân từ phía nhà trường:

- Nội dung GDĐĐ trong nhà trường chưa thiết thực (34%) - Quản lý GDĐĐ của nhà trường chưa chặt chẽ (22.5%) - Một bộ phận thầy cô giáo chưa quan tâm đến GDĐĐ (15%)

Điều này cho thấy, nhà trường cha có đầy đủ thông tin để nắm bắt các hiện tư- ợng vi phạm đạo đức của học sinh để có biện pháp giáo dục kịp thời. Một số nội dung GDĐĐ trong nhà trường còn nặng về lý thuyết và phương pháp chưa hợp lý. Mặt khác, một bộ phận giáo viên do chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của công tác GDĐĐ nên chưa chú trọng đến các biện pháp giáo dục và đôi khi còn thiếu gương mẫu trong cách sống để trở thành tấm gương cho học sinh noi theo.

* Nguyên nhân từ phía học sinh: - Đua đòi theo bạn bè (74%)

Đây cũng là nguyên nhân có số ý kiến lựa chọn cao. Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi có những biến đổi lớn về tâm sinh lý nên rất đễ chịu tác động từ môi trường bên ngoài trong đó có những tác động tiêu cực.

* Nguyên nhân từ việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục: - Chưa có sự phối hợp của các lực lượng giáo dục (67.5%) - Các tổ chức xã hội chưa quan tâm đến GDĐĐ (62%)

Kết quả trên cho thấy sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường chưa đạt hiệu quả. Các tổ chức xã hội chưa quan tâm đúng mức tới vấn đề GDĐĐ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT huyện hưng nguyên tỉnh nghệ an (Trang 54 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w