8. Cấu trúc của đề tài
2.3. Thực trạng công tác quản lý GDĐĐ học sinh THPT
Để tìm hiểu thực trạng quản lý GDĐĐ, chúng tôi tiến hành khảo sát 200 người,
gồm: cán bộ quản lý, giáo viên và một số phụ huynh các trường THPT huyện Hưng Nguyên. Kết quả được tổng hợp với các nội dung sau:
2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh về công tác quản lý công tác GDĐĐ học sinh
* Câu hỏi 1: “Quản lý công tác GDĐĐ có tầm quan trọng như thế nào?”
Bảng 2.18. Nhận thức về quản lý công tác GDĐĐ
TT Nội dung trả lời Số người Tỷ lệ (%)
1 Rất quan trọng 136 68
2 Quan trọng 60 30
3 Bình thường 04 2.0
4 Không quan trọng 0 0
Kết quả khảo sát ở bảng 2.18 cho thấy: 136 người (68%) đã nhận thức đúng tầm quan trọng của vấn đề quản lý công tác GDĐĐ. Đây là điều kiện thuận lợi để xây dựng kế hoạch và thực hiện sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục.
2.3.2. Thực trạng về công tác kế hoạch GDĐĐ học sinh
* Câu hỏi 2: “Nhà trường có các kế hoạch gì để GDĐĐ?”
Bảng 2.19. Các kế hoạch GDĐĐ
TT Các loại kế hoạch Số lượng Tỷ lệ
(%)
1 Kế hoạch GDĐĐ vào các đợt thi đua theo chủ đề 198 98
2 Kế hoạch GDĐĐ trong từng học kỳ 168 84
4 Kế hoạch GDĐĐ trong từng tuần 98 49
5 Kế hoạch GDĐĐ trong cả năm học 191 95.5
Kết quả ở bảng 2.19 cho thấy, nhà trường đã chủ động xây dựng các loại kế hoạch GDĐĐ cho học sinh. Trong đó, tập trung vào các kế hoạch GDĐĐ vào các đợt thi đua theo chủ đề (98%) và kế hoạch GDĐĐ trong cả năm học (95.5%); Kế hoạch GDĐĐ trong từng học kì (84%). Các kế hoạch này mang tính dài hạn, tập trung vào những mục tiêu cụ thể. Từ đó, tạo điều kiện cho GVCN và các lớp có phương hướng, mục tiêu phấn đấu. Các loại kế hoạch khác chiếm tỷ lệ ít hơn: Kế hoạch GDĐĐ trong từng tháng (62.5%) và Kế hoạch GDĐĐ trong từng tuần (49%). Vì vậy, cần chú ý xây dựng các kế hoạch cụ thể cho từng tháng, từng tuần để có sự điều chỉnh kịp thời, hợp lí.
2.3.3. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐ học sinh
* Câu hỏi 3: “Nhà trường quản lý công tác GDĐĐ bằng những hình thức nào?”
Bảng 2.20. Các hình thức quản lý GDĐĐ
TT Nội dung trả lời Số
người
Tỷ lệ %
1 Chỉ đạo GDĐĐ thông qua các môn học 192 96
2 Chỉ đạo GDĐĐ thông qua hoạt động của Đoàn trường 178 89
3 Chỉ đạo GDĐĐ thông qua tiết sinh hoạt lớp 177 88.5
4 Chỉ đạo GDĐĐ thông qua hoạt động chào cờ đầu tuần 168 84
5 Chỉ đạo GDĐĐ thông qua nội dung giáo dục NGLL 118 59
6 Chỉ đạo việc phối hợp các lực lượng GDĐĐ 105 52.5
7 Chỉ đạo thông qua đội ngũ GVCN 187 93.5
8 Chỉ đạo huy động kinh phí cho hoạt động GDĐĐ 94 47
Kết quả khảo sát ở bảng 2.20 cho thấy các trường THPT huyện Hưng Nguyên đã quan tâm tới công tác quản lý GDĐĐ cho học sinh, có kế hoạch chỉ đạo sát sao việc quản lý GDĐĐ; Chỉ đạo thông qua các môn học (96%), giáo viên vừa truyền đạt kiến thức vừa giáo dục thái độ, hành vi đạo đức cho học sinh; Chỉ đạo GDĐĐ thông
qua đội ngũ GVCN (93.5%); Chỉ đạo GDĐĐ thông qua tiết sinh hoạt lớp (88.5%). GVCN cùng đội ngũ cán bộ lớp tổ chức sinh hoạt, nhận xét những ưu khuyết điểm, uốn nắn những hành vi đạo đức cho HS. Chỉ đạo GDĐĐ thông qua hoạt động của Đoàn trường (89%), Đoàn thanh niên có nhiệm vụ trực tiếp theo dõi, đánh giá thi đua một cách toàn diện, khách quan hoạt động học tập, tu dưỡng cho học sinh. Thông qua tiết chào cờ, sinh hoạt đầu tuần (84%), đây là tiết hoạt động chính trị trong phạm vi toàn trường, tổng kết những hoạt động học tập, tu dưỡng của các tập thể lớp và cá nhân học sinh trong tuần. Từ đó, khen thưởng, kỷ luật học sinh, nhắc nhở việc thực hiện tốt nội quy trường, lớp. Các biện pháp: Chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua mục tiêu, nội dung giáo dục NGLL (59%). Chỉ đạo việc phối hợp các lực l- ượng GDĐĐ (52.5%). Chỉ đạo huy động kinh phí cho hoạt động GDĐĐ (47%) có thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao, chưa phát huy được vai trò trong quá trình GDĐĐ học sinh.
* Câu hỏi 4: “Nhà trường kiểm tra hoạt động GDĐĐ qua kênh nào?”
Bảng 2.21. Hoạt động kiểm tra của cán bộ quản lý
TT Nội dung trả lời Số người Tỷ lệ %
1 Thông qua báo cáo của GVCN 196 98
2 Thông qua xếp loại thi đua của tập thể lớp 165 82.5 3 Thông qua kết qua theo dõi của Đoàn thanh niên 159 79.5
4 Thông qua kết quả hoạt động NGLL 132 66
5 Thông qua theo dõi, đánh giá trực tiếp 96 48 Kết quả khảo sát ở bảng 2.21 cho thấy:
Việc kiểm tra, đánh giá các hoạt động GDĐĐ của cán bộ quản lý chủ yếu thông qua báo cáo của đội ngũ GVCN (98%), Xếp loại thi đua của tập thể lớp (82,5%); Kết qua theo dõi của Đoàn thanh niên (78.5%), Thông qua kết quả hoạt động NGLL (66%) và theo dõi, đánh giá trực tiếp (48%). Như vậy, GVCN và Đoàn thanh niên là những lực lượng trực tiếp quản lí, theo dõi hoạt động của học sinh nên
có kết quả đánh giá khá chính xác, mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra, kết quả xếp loại thi đua của các tập thể lớp cũng phản ánh quá trình phấn đấu rèn luyện của học sinh.
2.3.4. Thực trạng công tác đánh giá hoạt động GDĐĐ học sinh
Vấn đề này hiện nay thì hầu hết các trường đều thực hiện công tác đánh giá, nhưng công tác kiểm tra vẫn còn bỏ ngỏ, tất cả được các nhà quản lý giao khoán cho GVCN, bộ phận giám thị. Vì vậy, nếu GVCN có trách nhiệm theo sát lớp thì việc đánh giá sẽ chính xác, còn không thì ngược lại. Nhà trường, mà đại diện là người CBQL chỉ biết kết quả của các em khi họp xét thi đua từng học kỳ. Như vậy, nếu người quản lý có kế hoạch kiểm tra định kỳ, thường xuyên, đột xuất, trực tiếp hoặc gián tiếp, cần xây dựng chuẩn đánh giá phù hợp với đặc điểm của nhà trường thì việc kiểm tra đánh giá mới khách quan công bằng chính xác.
Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của các CBQL của 05 trường về công tác giáo dục đạo đức của GVCN được thể hiện qua bảng như sau:
* Câu hỏi 5: "Công tác đánh giá kết quả GDĐĐ học sinh của GV ở các trường hiện nay như thế nào?”
Bảng 2.22. Đánh giá của CBQL về công tác giáo dục đạo đức của GVCN
Tên trường Tốt Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL % Lê Hồng Phong 7 11.5 13 21.3 36 59 5 8.2 Thái Lão 5 6.8 10 13.7 51 69.9 7 9.6 Phạm Hồng Thái 3 5.4 8 14.3 39 69.6 6 10.7 Nguyễn Trường Tộ 2 4.3 5 10.6 33 70.2 7 14.9 THPT Dân lập 3 10.7 5 17.9 17 60.7 3 10.7 Chung: 23 8.7 41 15.5 176 66. 4 28 9.4
Qua bảng 2.22, có 8.7% số ý kiến của CBQL cho rằng công tác giáo dục đạo đức của GVCN là tốt (trong đó trường THPT Lê Hồng Phong chiếm tỷ lệ nhiều nhất), có 66.4% ý kiến cho là mới đạt mức độ trung bình (trong đó trường THPT Nguyễn Trường Tộ chiếm tỷ lệ nhiều nhất). Như vậy, nhìn chung kết quả việc giáo dục đạo đức của GVCN ở các trường chỉ ở mức trung bình, vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh chưa thực sự được coi trọng
2.3.4. Thực trạng phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục trong công tác GDĐĐ học sinh
* Câu hỏi 6: "Cán bộ quản lý cần phối hợp với các lực lượng giáo dục nào?”
Bảng 2.23. Sự phối hợp giữa cán bộ quản lý với lực lượng giáo dục
TT Nội dung trả lời Số người Tỷ lệ %
1 Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm 200 100
2 Gia đình học sinh 164 82
3 Tập thể học sinh 116 58
4 Đội ngũ giáo viên bộ môn 184 92
5 Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 192 95
6 Hội cha mẹ học sinh 200 100
7 Chính quyền địa phương 109 53
8 Các cơ quan văn hoá thông tin 92 46
9 Hội khuyến học nhà trường 182 72.5
10 Các tổ chức xã hội 96 48
Qua bảng 2.23 có thể rút ra nhận xét: Cán bộ quản lý thường xuyên có sự phối hợp với các lực lượng giáo dục là: Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm (100%); Hội cha mẹ học sinh (100%), Gia đình học sinh (82%), Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (95%), Đội ngũ giáo viên bộ môn (92%), Hội khuyến học nhà trường (72.5%). Một
số lực lượng giáo dục có sự phối hợp ít hơn: Tập thể học sinh (58%), Chính quyền địa phương (53%), Các tổ chức xã hội (48%), Các cơ quan văn hoá thông tin (46%).
Kết quả này chứng tỏ sự phối hợp của cán bộ quản lý nhà trường với gia đình, GVCN và Đoàn thanh niên rất tốt. Đây là các lực lượng ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh. Các tổ chức xã hội, chính quyền địa ph- ương, các cơ sở văn hoá thông tin cũng có ảnh hưởng đến GDĐĐ học sinh. Đây là lực lượng giáo dục quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục học sinh sống tuân theo pháp luật, phòng chống tội phạm tuổi học đường, tệ nạn xã hội, thực hiện an toàn giao thông. Nhà trường cần kết hợp chặt chẽ với các lực lượng này để nâng cao hiệu quả công tác GDĐĐ cho học sinh.
2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý GDĐĐ học sinh THPT trên địa bàn huyện Hưng Nguyên huyện Hưng Nguyên
2.4.1. Ưu điểm và hạn chế
2.4.1.1. Ưu điểm
Nhìn chung, học sinh các trường THPT huyện Hưng Nguyên đều có nhận thức đúng đắn về các chuẩn mực đạo đức cũng như ý nghĩa, tầm quan trọng của việc rèn luyện đạo đức của bản thân. Được sự giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội, đa số các em đều có phẩm chất đạo đức tốt như: kính trọng người lớn, đoàn kết thân ái, có lối sống lành mạnh, khiêm tốn học hỏi, tự giác, tích cực học tập, có ý thức chấp hành kỷ luật, nội quy của trường, lớp, biết tuân theo pháp luật, tuân theo những quy định của cuộc sống, xã hội và cộng đồng. Các em cũng đã tích cực tham gia vào các hoạt động GDĐĐ của nhà trường nhằm rèn luyện các chuẩn mực đạo đức cho bản thân. Kết quả khảo sát cho thấy, các hành vi vi phạm đạo đức của học sinh có chiều h- ướng giảm trong từng năm học.
Thấy được tầm quan trọng của vấn đề GDĐĐ cho học sinh, các nhà trường đã có nhiều kế hoạch hoạt động và triển khai thực hiện dưới nhiều hình thức phong phú.
Sự phối hợp giữa cán bộ quản lý trong và ngoài nhà trường nhằm tạo mọi điều kiện cho công tác GDĐĐ.
2.4.1.2. Hạn chế
Những năm gần đây, nền giáo dục nước ta còn nhiều bất cập, chất lượng GDĐĐ còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội, công tác GDĐĐ cho học sinh còn nhiều hạn chế, còn gặp nhiều khó khăn. Nhà trường chủ yếu chú trọng đến giáo dục trí dục mà xem nhẹ việc rèn luyện ý thức, hành vi, thái độ ứng xử… cho học sinh. Các hoạt động NGLL để GDĐĐ cho học sinh chưa được đầu tư đúng mức về
thời gian, kinh phí và tổ chức, chưa cụ thể hoá các hình thức tổ chức. Các hình thức tổ chức chưa phong phú, đa dạng, có chiều sâu để cuốn hút học sinh và nâng cao nhận thức sâu sắc tình cảm và niềm tin mạnh mẽ để hình thành và phát triển những hành vi đạo đức, chuẩn mực tích cực trong các mối quan hệ.
Việc phối hợp của cán bộ quản lý với các lực lượng GD chưa đồng bộ, thiếu sự nhất quán giữa nhà trường và các đoàn thể xã hội, phụ huynh, một số lực lượng giáo dục chưa phát huy hết được vị trí, vai trò của mình trong công tác GDĐĐ cho học sinh.
2.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế
2.4.2.1. Nguyên nhân khách quan
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường với sự bùng nổ thông tin và các hoạt động vui chơi giải trí đã dẫn đến sự biến đổi hệ thống định hướng giá trị đạo đức của xã hội và ảnh hưởng lớn đến các định hướng giá trị đạo đức của học sinh. Những tệ nạn xã hội xâm nhập và tác động vào nhận thức, hành vi của học sinh.
Công tác quản lý GDĐĐ còn những hạn chế nhất định trong việc triển khai tổ chức các kế hoạch nên một số nội dung, hình thức GDĐĐ chưa thực sự phát huy được hiệu quả.
Một bộ phận cán bộ, giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác GDĐĐ gắn với kết quả quá trình giáo dục toàn diện. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm - lực lượng trực tiếp giáo dục đạo đức cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức. Một số giáo viên chủ nhiệm yếu về năng lực, kinh nghiệm sống cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp.
Vấn đề đầu tư kinh phí cho các hoạt động giáo dục đạo đức còn thấp. Điều này gây khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động lớn, các buổi tổng kết kinh nghiệm giáo dục học sinh, kinh nghiệm chủ nhiệm, khen thưởng, động viên, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. Vì vậy, cần làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để có nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác giáo dục đạo đức.
* Kết luận chương 2
Như vậy, ở chương 2, trên cơ sở khảo sát thực trạng GDĐĐ và công tác quản lý GD ĐĐ ở 5 trường trên địa bàn huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, chúng tôi nhận thấy rằng: bên cạnh những kết quả đã làm được như: trang bị cho học sinh một vấn cơ bản về tri thức đạo đức và các thói quen thực hành đạo đức, áp dụng một số biện pháp, hình thức giáo dục hợp lý, vận động, phối hợp sự hỗ trợ giáo dục từ các lực lượng ngoài xã hội và gia đình... đem đến tác động tích cực góp phần chuyển biến nền tảng đạo đức của học sinh thì các trường trên địa bàn huyện vẫn còn mắc phải một số hạn chế như: nội dung, hình thức, phương pháp GDĐĐ chưa thực sự hiện đại, toàn diện và đồng bộ trong triển khai; tình trạng suy thoái đạo đức trong học sinh ngày càng có biểu hiện phức tạp, nghiêm trọng; sự phối hợp của nhà trường với các tổ chức giáo dục khác, đặc biệt là gia đình chưa thực sự phát huy hiệu quả như mong đợi...
Xuất phát từ thực trạng GD ĐĐ, quản lý GDĐĐ và căn cứ trên tình hình thực tế của các trường THPT trên địa bàn huyện Hưng Nguyên, chúng tôi cho rằng, cần phải có những giải pháp quản lý tích cực và đồng bộ hơn nữa để nâng cao chất lượng GDĐĐ cho học sinh, đáp ứng yêu cầu của xã hội về nguồn nhân lực trẻ, khỏe, có trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức tốt.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯNG
NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN 3.1. Những nguyên tắc đề xuất các giải pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Như chúng ta đã biết, giáo dục là để hình thành và phát triển nhân cách con người, vì vậy giáo dục phải bao gồm cả dạy chữ và dạy người, trong đó dạy người là mục tiêu cao nhất.
Mục tiêu giáo dục trung học phổ thông là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do vậy, các giải pháp được đề xuất phải hướng tới việc thực hiện thành công mục tiêu nói trên.
Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp đưa ra phải hướng vào nâng cao hiệu quả quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và thực tiễn
Trong khi thực hiện mục tiêu quản lý giáo dục chung, mỗi nhà trường có các điều kiện khác nhau về cơ sở vật chất, về đội ngũ cán bộ giáo viên, về đặc điểm văn