8. CẤU TRÚC CỦA LUÂN VĂN
2.5.1 Các loại hình sản phẩm của Trung tâm
Danh mục Luận văn, khóa luận:
Danh mục là một bảng liệt kê cho phép xác định đƣợc thông tin về một hoặc một nhóm đối tƣợng nào đó thuộc các lĩnh vực hoạt động xã hội và (hoặc) khu vực địa lý.
Trong thƣ viện, danh mục tài liệu là một trong các công cụ tra cứu tin truyền thống. Hiện nay hầu hết các thƣ viện ở Việt Nam, đặc biệt là thƣ viện các trƣờng Đại học dù đã áp dụng máy tính trong việc tra cứu tài liệu song việc duy trì các công cụ tra cứu truyền thống vẫn đƣợc tiến hành và danh mục tài liệu vẫn đƣợc coi là một trong các công cụ tra cứu tin hiệu quả. Tại Trung tâm TT - TV ĐHYTCC hiện nay chỉ tồn tại duy nhất một danh mục là danh mục luận văn, khóa luận. Danh mục luận văn, khóa luận đƣợc áp dụng trong kho Đóng, nó là công cụ giúp bạn đọc tra cứu thông tin về kho luận văn, khóa luận của thƣ viện. Trong danh mục, các luận văn, khóa luận đƣợc sắp xếp theo khóa, theo hệ họctại Trƣờng hay ở các tỉnh.
Để tra cứu thông tin về luận văn bên cạnh phƣơng thức tra cứu truyền thống, NDT còn có thể tra cứu thông tin trong CSDL luận văn của thƣ viện. Do hàng năm số luận văn, khóa luận đƣợc nhập kho lại tăng lên nên danh mục luận văn, khóa luận thƣờng xuyên đƣợc bổ sung, cập nhật.
Thƣ mục thông báo sách mới:
Là ấn phẩm thông tin ra định kỳ hàng tháng, thông tin về toàn bộ tài liệu (đã qua quá trình xử lý nghiệp vụ và nhập CSDL) mới nhập về thƣ viện trong tháng đó. Để phục vụ công tác giảng dạy và học tập của đội ngũ giảng viên, sinh viên nên vốn tài liệu của thƣ viện thƣờng xuyên đƣợc bổ sung, đặc biệt là các tài liệu là giáo trình và sách tham khảo chuyên ngành Y tế công cộng. Chính vì vậy, thƣ mục thông báo sách mới là một sản phẩm thông tin rất hữu ích giúp cho cán bộ cũng nhƣ sinh viên trong trƣờng nắm đƣợc trong thƣ viện có những tài liệu mới nào.
67
Ngày nay, khi mà lƣợng thông tin lớn nói chung và thông tin Y tế nói riêng đƣợc sản sinh ra hàng ngày, hàng giờ thì việc thƣờng xuyên bổ sung tài liệu mới của thƣ viện là một yêu cầu tất yếu. Và nhiệm vụ của thƣ viện là phải làm sao giúp NDT tiếp cận đƣợc sớm nhất những tài liệu mới đó để họ có thể sử dụng cho các mục đích khác nhau của mình. Bắt đầu từ năm 2003, thƣ viện ĐHYTCC đã tiến hành xây dựng thƣ viện điện tử dựa trên phần mềm tích hợp quản trị thƣ viện LIBOL, thƣ mục thông báo sách mới truyền thống ở dạng giấy đã dần đƣợc thay thế bằng danh mục các tài liệu mới cũng đƣợc cập nhật trên trang Web của Trung tâm.
Mục lục tra cứu trực tuyến:
Cơ sở dữ liệu (CSDL) là tập hợp dữ liệu về các đối tƣợng cần đƣợc quản lí, đƣợc lƣu trữ đồng thời trên các vật mang tin của máy tính điện tử và đƣợc quản lí theo một cơ chế thống nhất giúp cho việc truy nhập, xử lí dữ liệu đƣợc dễ dàng và nhanh chóng. CSDL là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hiện đại của một thƣ viện đồng thời đánh giá đƣợc hiệu quả của việc áp dụng CNTT vào hoạt động thƣ viện. CSDL giúp cho cán bộ thƣ viện và NDT tiết kiệm đƣợc nhiều thời gian, công sức cho việc tìm kiếm thông tin và thống kê kho tài liệu. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng đó, từ năm 1998, thƣ viện ĐHYTCC ( lúc đó là thƣ viện trƣờng Quản lý cán bộ Y tế ) đã bắt đầu ứng dụng máy tính để xây dựng CSDL thƣ mục. Tại thời điểm đó, việc xây dựng CSDL còn đƣợc tiến hành hết sức đơn giản do vốn tài liệu của thƣ viện không lớn. Các thông tin thƣ mục về tài liệu nhƣ tên tài liệu, tên tác giả, thông tin xuất bản, mô tả vật lý… đƣợc trình bày trên văn bản Word .
Với phần mềm Libol phiên bản 5.5 của công ty Tinh Vân, cán bộ thƣ viện biên mục tài liệu giúp bạn đọc có thể truy cập vào Mục lục trực tuyến của Trung tâm (OPAC) tra tìm tài liệu theo các điểm truy cập khác nhau. Các thông tin thƣ mục về tài liệu đƣợc trình bày thành các biểu ghi theo khổ mẫu chuẩn MARC21. Mỗi biểu ghi thông tin về một tài liệu độc lập. Tính đến thời điểm hiện tại, thƣ viện đã xây dựng đƣợc 2 CSDL ( CSDL sách, CSDL luận văn, khóa luận ) với gần 7000
68
biểu ghi.Với CSDL trên nhờ nối mạng cục bộ LAN, mạng Internet, NDT có thể dễ dàng tra cứu thƣ mục tài liệu trên máy tính của thƣ viện, hay ở bất cứ đâu.
Website của Trung tâm:
Là một phần của trang Web của Trƣờng. Trang web của thƣ viện ở địa chỉ http://www.hsph.edu.vn/library/ là cổng thông tin giúp bạn đọc hiểu hơn về thƣ viện cũng nhƣ là đầu mối thông tin của rất nhiều nguồn tin Y tế trực tuyến có chất lƣợng cao trong và ngoài nƣớc. Ngay từ năm 2003, khi trang web đƣợc hình thành, thƣ viện đã bắt đầu xây dựng CSDL thƣ mục và đƣa lên trang web phục vụ NDT tra cứu tài liệu trực tuyến. Ở đây, các thông tin về danh mục sách mới, các sản phẩm và dịch vụ của Trung tâm cũng đƣợc giới thiệu tạo thuận lợi cho công tác tra cứu và tìm kiếm thông tin của bạn đọc mọi nơi mọi lúc. Thông qua trang web của Trung tâm, các chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm đƣợc nêu rất cụ thể.
Thêm nữa, tại trang web của Trung tâm các thông tin chung của Trung tâm, các dịch vụ có trong thƣ viện, các nguồn tƣ liệu, cách thức hỗ trợ bạn đọc, dự án hợp tác và liên kết web tới các khối các trƣờng Y – Dƣợc, các báo điện tử đƣợc liên kết đến để bạn đọc có thể tra cứu và sử dụng.
Ở trang web của Trung tâm bạn đọc không chỉ truy cập đƣợc đến CSDL trực tuyến của Trung tâm mà còn có thể truy cập đến các CSDL thƣ mục và các CSDL toàn văn của sách điện tử và CSDL luận văn. Ngoài ra bạn đọc có thể truy cập tới các nguồn tin điện tử trong và ngoài nƣớc mà Trung tâm mua bản quyền hoặc đƣợc phép truy cập. Với giao diện thân thiện và dễ sử dụng, NDT sẽ khai thác đƣợc tối đa các thông tin, cũng nhƣ đƣợc giải đáp những thắc mắc thƣờng gặp khi sử dụng Trung tâm.
Trung tâm có một hệ thống phong phú nguồn tin điện tử trong và ngoài nƣớc về Y tế.
69
Các tạp chí điện tử:
* Tiếng Việt
- Tạp chí Cây thuốc quý - Tạp chí Chính sách y tế - Tạp chí Dân số và Phát triển - Tạp chí Tia sáng - Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Tạp chí Y học thực hành - Tạp chí Y tế công cộng
- Tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến (VJOL)
* Tiếng Anh
- HINARI (yêu cầu đăng nhập trƣớc vào tài khoản của trƣờng) - ProQest
- BioMed Central
- Highwire Press - Stanford University - PubMed
- PubMed Central - Free Medical Journals
- North Carolina AHEC Digital Library
Sách điện tử:
* Tiếng Việt
- Giáo trình điện tử - Bộ Y tế
70 - eBooks cộng đồng
* Tiếng Anh
- National Center for Biotechnology Information (NCBI)
- National Library of Medicine Catalog (chọn Links to Full Text trong Limits)
- National Academies Press - FreeBooks4Doctors - Hesperian Foundation
- North Carolina AHEC Digital Library
Số liệu thống kê:
- Cơ sở dữ liệu Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ (MICS) - Cơ sở dữ liệu về Phát triển ở Việt Nam (VietInfo)
- Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ 2010-2011 - Niên giám thống kê 2010
- Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009: kết quả toàn bộ - Điều tra quốc gia Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam (SAVY) 2003 - Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2006
- Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2008 - Niên giám thống kê Việt Nam 2008
- Niên giám thống kê tóm tắt (Việt Nam) 2009
Tài liệu điện tử khác:
- North Carolina AHEC Digital Library - Popline
71 - WHO Library Database
- Publications of WHO Regional Office for the Western Pacific - WHO Reproductive Health Library
- Thƣ viện Sức khỏe sinh sản của Tổ chức Y tế thế giới - Essential Health Links
- HIV/AIDS Gateway - Malaria Gateway
- Reproductive Health Gateway
Ngoài các tạp chí bằng tiếng Việt và tiếng Anh, sách điện tử tiếng Việt và tiếng Anh, Trung tâm còn có các số liệu, báo cáo thống kê y tế, các tài liệu điện tử khác và các tài liệu toàn văn tiếng Anh và tiếng Việt đảm bảo cung cấp cho bạn đọc những thông tin mới nhất, hiệu quả nhất về Y tế công cộng nói riêng về Y tế nói chung cả trong và ngoài nƣớc.