Độc quyền và cạnh tranh trên thị trƣờng báo chí

Một phần của tài liệu Thời báo kinh tế Việt Nam trong hoạt động kinh doanh báo chí thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 25 - 28)

Độc quyền trong kinh doanh báo chí ở Việt Nam chính là sự trợ giá của nhà nƣớc đối với những ấn phẩm báo chí phục vụ nhiệm vụ chính trị nhƣ các tờ báo chính trị, các ấn phẩm dành cho bạn độc ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo... Đây là những vùng mà hiệu quả kinh doanh mang lại rất thấp không thu hút đƣợc những tờ báo hoạt động theo mô hình hạch toán kinh doanh. Tuy

nhiên, độc quyền trong kinh doanh cũng đem lại tác động không nhỏ trong việc tạo nên sức ì lớn của những cơ quan báo chí đƣợc bao cấp, tạo ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trên thị trƣờng báo chí, giảm sức cạnh tranh của các tờ báo trong thời kỳ hội nhập.

Đối với những tờ báo tự hạch toán kinh tế, khả năng tạo ra sự độc quyền về thông tin trong những phân đoạn độc giả sẽ tạo ra cho tờ báo đó những ƣu thế rất lớn về tầm ảnh hƣởng thông tin làm nền tảng nâng cao doanh thu phát hành, thu hút quảng cáo cùng các nguồn thu dịch vụ gia tăng trên báo… Sự độc quyền này khá phổ biến ở thị trƣờng báo chí các nƣớc với sự xuất hiện của các TĐBC gồm nhiều tờ báo lớn chi phối nguồn cung cấp thông tin cho độc giả. Nghiên cứu của PGS.TS Tạ Ngọc Tấn (Tạp chí Cộng sản) cho thấy, ngày nay, 50 tập đoàn lớn đang kiểm soát hầu hết các phƣơng tiện truyền thông đại chúng của nƣớc Mỹ. Ngay cả những tập đoàn này cũng diễn ra sự cạnh tranh không khoan nhƣợng về thông tin nhằm có đƣợc số lƣợng độc giả lớn nhất, từ đó thu lợi tối đa thông qua việc bán quảng cáo. Vì vậy mà sự kiện các hãng truyền thông của Mỹ cùng chia sẻ những thông tin, hình ảnh trong vụ khủng bố nƣớc Mỹ ngày 11/9/2001 đƣợc coi là một sự kiện kịch sử của ngành truyền thông nƣớc này. Theo một nghiên cứu của tờ The Washington Post (Mỹ), trong những năm tới, chắc chắn toàn bộ báo chí Mỹ sẽ tập trung trong 12 tập đoàn lớn nhất. Ở các nƣớc châu Âu, tình trạng cũng diễn ra tƣơng tự. Nhiều tờ báo nhỏ hoặc là đóng cửa, hoặc là trở thành bộ phận của các công ty lớn. Nhiều tờ báo nổi tiếng cũng không thể tồn tại độc lập mà đã phải bán lại cho các tập đoàn xuyên quốc gia.

Còn ở Việt Nam, hình thức này chƣa xuất hiện vừa do quy định pháp lý vừa do tiềm lực kinh tế của các tờ báo chƣa đủ sức để chiếm lĩnh, độc quyền thông tin. Vì vậy, cạnh tranh báo chí tại những thành phố lớn là xu hƣớng chủ đạo, đem lại sự thay đổi từ phong cách tác nghiệp cho tới điều kiện sống, làm việc của nhà báo. Tại đây, các nhà báo hoàn toàn có đủ cơ hội để làm việc, cọ xát nhằm tăng khả năng cạnh tranh đối với những nhà báo nƣớc ngoài. Đặc biệt, ở những thị trƣờng báo chí sôi động, sức cạnh tranh mạnh mẽ của

nhiều tờ báo là tiền đề cho sự hình thành những TĐBC của Việt Nam trong tƣơng lai.

Với hàng chục tờ báo xuất bản mỗi ngày tại các thành phố lớn, bạn đọc

chọn tờ nào là chuyện của bạn đọc, song cũng là chuyện đau đầu của ban biên tập mỗi tờ báo. Phải làm gì để họ chọn tờ báo của mình trên cái sạp báo

dày đặc những măng - séc bắt mắt? Làm báo trong cơ chế thị trƣờng bây giờ là phải cạnh tranh, cạnh tranh lành mạnh, và tất yếu cũng có lúc gay gắt. Có nhiều hình thức cạnh tranh có thể nhận thấy ở nhiều tờ báo hiện nay. Những tờ báo ăn khách cạnh tranh với nhau. Những tờ báo cùng một ngành, một đối tƣợng độc giả tranh đua với nhau. Báo nào cũng tìm cách tăng trang, tăng kỳ, thêm loại hình báo điện tử, thêm ấn phẩm. Một tờ báo vừa thông báo chuẩn bị ra số cuối tuần thì chỉ hai tuần sau một đối thủ đã ra ngay tờ tuần san. Có những tờ báo có tới ba, bốn ấn phẩm và cố gắng hƣớng tới mục tiêu ra báo ngày.

Một trong những yếu tố cạnh tranh không thể thiếu đƣợc của báo chí là các hoạt động sau mặt báo. Đó là những hoạt động nhƣ phát hành, công tác xã hội, từ thiện, các hoạt động quảng bá cho tờ báo nhƣ giao lƣu với độc giả, tổ chức các cuộc thi, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao. Nếu báo Lao Động có cuộc thi “Trí tuệ Việt Nam” thì báo Ngƣời Lao Động có giải “Mai vàng”. Nếu báo Tiền Phong có cuộc thi “Hoa hậu Việt Nam” thì báo Thanh niên có “Duyên Dáng Việt Nam”. Nếu Đài Truyền hình Việt Nam có cuộc thi “Sao Mai điểm hẹn” thì Đài Truyền hình Tp.HCM cũng có cuộc thi “Ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình…Những hoạt động nhƣ vậy đã là “đặc sản”, là thƣơng hiệu riêng cho mỗi báo, đài. Thực tế, các hoạt động ấy nhiều khi có sức lôi cuốn khán giả, độc giả còn hơn những nội dung trên mặt báo.

Về lĩnh vực đầu tƣ cho mỗi đơn vị báo, đài cũng có thể là một cuộc ganh đua trên con đƣờng phát triển. Báo Thanh Niên, báo Tuổi Trẻ, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Đài Truyền hình Tp.HCM… có những trụ sở làm việc rất hiện đại và khang trang. Về trụ sở thì báo đài khu vực phía Nam chắc ít ai qua mặt đƣợc báo Bà Rịa-Vũng Tàu, Đài Phát thanh Truyền hình Lâm Đồng… Trong khi các báo đang tạm hài lòng với cơ ngơi của mình, hoặc đang cải thiện nâng cấp trang

thiết bị làm việc thì báo Tuổi Trẻ đã thể nghiệm các mô hình làm báo hiện đại nhƣ thƣ viện điện tử và sắp tới là toà soạn không giấy …Nhiều báo cũng đã đầu tƣ nhà máy in riêng với máy móc công nghệ hiện đại, không chỉ in báo nhà, còn tạo nguồn kinh tế vững chắc. Lập công ty riêng cũng là một hƣớng đi của nhiều tờ báo mạnh trên đƣờng tiến tới thành lập tập đoàn. Cuộc chạy đua về giá báo và thời gian phát hành báo đến tay bạn đọc càng thể hiện sự cạnh tranh quyết liệt của các báo.

Một phần của tài liệu Thời báo kinh tế Việt Nam trong hoạt động kinh doanh báo chí thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 25 - 28)