Tăng cƣờng đào tạo nguồn nhân lực kinh tế báo chí

Một phần của tài liệu Thời báo kinh tế Việt Nam trong hoạt động kinh doanh báo chí thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 90 - 94)

Nguồn nhân lực sử dụng trong hoạt động kinh doanh báo chí ở Việt Nam hiện nay rất thiếu và không đƣợc đào tạo bài bản. Vì vậy, đây cũng là một vấn đề sống còn của mỗi tòa báo trong tƣơng lai. Tính chất chuyên nghiệp của những ngƣời kinh doanh báo chí sẽ góp phần bảo đảm sức sống cho nền báo chí phát triển đúng định hƣớng, bảo vệ đƣợc quyền lợi của đất nƣớc, dân tộc đồng

thời có tác động, ảnh hƣởng đến thị trƣờng thông tin báo trí trong khu vực và trên thế giới.

Ở TBKTVN hiện nay có trên 250 cán bộ nhân viên, trong đó, đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên đóng vai trò nòng cốt duy trì hoạt động của tờ báo. Nhằm nâng cao chất lƣợng thông tin, TBKTVN vẫn luôn tuyển dụng những phóng viên có kinh nghiệm cũng nhƣ mở các khóa đào tạo ngắn ngày để tăng cƣờng khả năng viết tin kinh tế cho phóng viên. Ngoài ra, đội ngũ làm quảng cáo, marketing… của tờ báo cũng đƣợc lựa chọn tuyển dụng từ các trƣờng chuyên ngành kinh tế, đây chính là điểm mạnh của TBKTVN để có thể kết hợp hài hòa giữa hoạt động báo chí với hoạt động kinh tế trong khi nhiều tờ báo không có đƣợc sự cân đối cần thiết này. Quan điểm này giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động của cơ quan báo chí trong điều kiện kinh tế thị trƣờng

hiện nay bởi nhiều tờ báo vẫn đang lẫn lộn vai trò của phòng viên với nhân viên phát hành, quảng cáo… Còn ở TBKTVN việc tách riêng giữa phát hành, quảng

cáo cũng nhƣ có phòng kiểm soát đƣa quảng cáo lên các ấn phẩm khiến bộ máy vận hành linh hoạt, trơn tru, đồng thời tạo điều kiện cho lãnh đạo tờ báo quản lý đƣợc mọi mặt hoạt động của tờ báo. Chuyên môn hóa các công đoạn, phân định rõ ràng trách nhiệm của từng bộ phận là quan điểm quản lý ở TBKTVN. Đây cũng là kinh nghiệm phát triển của các TĐBC trên thế giới vốn “tích hợp” nhiều loại hình hoạt động kinh doanh khác nhau.

Vì vậy, việc tăng cƣờng đào tạo nhân lực báo chí theo các hƣớng chuyên ngành là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hiện nay để có đƣợc một nền truyền thông thực sự cạnh tranh và chuyên nghiệp trong xã hội thông tin .

Thực tế, việc đào tạo ngƣời làm báo chuyên nghiệp ở nƣớc ta thực sự đƣợc quan tâm từ sau Cách mạng tháng 8/1945 với lớp báo chí mang tên Huỳnh Thúc Kháng (khai giảng ngày 4/4/1949). Từ đó đến nay, cùng với những thăng trầm của lịch sử đất nƣớc, sự phát triển các xu hƣớng mới trong lĩnh vực truyền thông, đào tạo chuyên ngành báo chí và truyền thông cũng đặt trong quá trình hoàn thiện chƣơng trình đào tạo, xây dựng đội ngũ giảng dạy. Đến nay chúng ta có 4 trung tâm đào tạo báo chí lớn: Học viện Báo chí và Tuyên truyền

(Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) đã có nửa thế kỷ đào tạo cử nhân, thạc sĩ đến tiến sĩ. Rồi Khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, đào tạo các hệ cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ; Khoa Báo chí & tuyên truyền - Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; hay Đại học Huế cũng đào tạo cử nhân báo chí. Mỗi năm có hàng ngàn cử nhân báo chí các hệ chính quy, tại chức, văn bằng 2, sau đại học tốt nghiệp từ những cơ sở đào tạo này.

Ngoài ra, đào tạo chuyên ngành báo chí ở nƣớc ta hiện cũng đƣợc triển khai ở nhiều cơ sở khác nhƣ: các trƣờng cao đẳng, trung cấp phát thanh - truyền hình địa phƣơng hoặc trực thuộc VTV hay VOV cũng đào tạo cán bộ, phóng viên, kỹ thuật... có trình độ cao đẳng và trung cấp; hoặc bồi dƣỡng cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên cho địa phƣơng. Ngay cả một số cơ quan báo chí lớn (Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Tạp chí Cộng sản...) hoặc một số trung tâm thông tin cũng đang rất tích cực trong việc hợp tác (trong nƣớc và quốc tế) thƣờng xuyên tổ chức các lớp bồi dƣỡng, nâng cao trình độ ngƣời làm báo, nâng cao tính chuyên nghiệp và kỹ năng làm báo hiện đại cho phóng viên nhằm đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của truyền thông đại chúng.

Tuy nhiên, công tác đào tạo báo chí mặc dù đã và đang đạt đƣợc một số thành tựu, song nhìn chung chất lƣợng chƣa cao, chƣa đáp ứng đúng và đủ đối với yêu cầu của thực tế. Cho dù chƣơng trình, giáo trình và đội ngũ cán bộ giảng dạy, hiện đang đƣợc thực hiện theo hƣớng đào tạo chuyên ngành, song nhìn chung việc giảng dạy báo chí trong nhà trƣờng vẫn mang tính hàn lâm, trong khi thực tiễn báo chí trong nƣớc và thế giới phát triển rất nhanh, năng động và mạnh mẽ. Nhiều lĩnh vực mới xuất hiện trong thực tiễn, nhƣng đào tạo báo chí ở ta chƣa bắt kịp, dẫn đến lạc hậu hoặc các cơ quan báo chí sử dụng nhân lực từ nguồn đào tạo khác. Có một thực tế là những gì đƣợc dạy ở trƣờng đại học chủ yếu dừng lại ở góc độ nghiên cứu báo chí: chức năng, nhiệm vụ, vai trò, thể loại báo chí… Đây chính là điều mà chúng ta vẫn hay gọi là “hàn lâm”, là “vĩ mô”, nó chủ yếu xuất phát từ định hƣớng tƣ tƣởng và một phần tổng kết

kinh nghiệm thực tiễn chung nhất. Nói cách khác, nội dung đào tạo đang thiên về lý thuyết. Điều này dẫn đến hệ quả là sự thiếu hụt về kiến thức nghề nghiệp và kiến thức xã hội.

Lâu nay, chúng ta cũng đã nói nhiều về vấn đề đào tạo và sử dụng cử nhân báo chí. Nghịch lý là trong khi các nhà đào tạo cứ đào tạo, còn các đơn vị sử dụng phóng viên cứ tuyển dụng theo yêu cầu riêng của mình. Đặc biệt, tình trạng báo chuyên ngành rất nhiều do đó các toà soạn báo chuyên ngành đều lựa chọn phóng viên theo đặc thù chuyên môn, hay ngay cả một số tờ báo lớn cũng tuyển dụng theo cơ chế phân ban nhƣ: báo pháp luật thì tuyển sinh viên luật, báo về kinh tế thì tuyển sinh viên ngành kinh tế... vì thế mà sinh viên báo chí bị thiệt thòi, không có khả năng cạnh tranh. Theo thống kê hiện nay chỉ có khoảng 20% cử nhân báo chí đáp ứng nhu cầu thực tế của nghề này.

Vì vậy, việc ƣu tiên bây giờ là nhà trƣờng đào tạo báo chí cần phải có sự phối hợp, hay nói chính xác hơn là cần có sự liên thông trong đào tạo sinh viên. Nhà trƣờng liên thông với cơ quan báo chí, liên thông với các viện nghiên cứu truyền thông nói chung. Kinh nghiệm từ nƣớc ngoài cho thấy, các nƣớc nhƣ Malaysia hay Philippine đều có nền báo chí hiện đại sớm trong khu vực dựa trên sự phát triển của các viện nghiên cứu báo chí nhƣ: Viện phát triển phát thanh và truyền hình châu Á - Thái Bình Dƣơng (Malaysia) và Viện báo chí châu Á (Phillippine).

Một mô hình rất đáng đƣợc quan tâm trong mô hình liên thông giữa nhà trƣờng và cơ sở đó chính là mô hình đào tạo ngành y học. Với sinh viên y khoa thì trƣờng học cũng chính là bệnh viện và ngƣợc lại. Ngoài những giờ lên lớp học lý thuyết thì họ còn đƣợc phân công về làm việc, thực tập ngay tại các bệnh viện. Cũng nhƣ vậy, nếu nhƣ sinh viên báo chí đƣợc phân công thực tập đan xen với các khoá học, nhất là với các môn học kỹ năng, thì chắc chắn chất lƣợng cử nhân khi ra trƣờng sẽ cao hơn.

Có thể nói, công tác đào tạo mặc dù đã và đang đạt đƣợc một số thành tựu, song nhìn chung chất lƣợng chƣa cao, đòi hỏi cần có những giải pháp tích cực và đồng bộ để nâng cao hơn nữa chất lƣợng đào tạo ngƣời làm báo.

Đào tạo báo chí cần có sự cải tiến, đổi mới để phù hợp với xu thế truyền thông đa phƣơng tiện. Nhà nƣớc cần có cơ chế, chính sách phù hợp, nhằm đào tạo và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ nghiên cứu - giảng dạy, nâng cao trình độ giảng viên, khuyến khích giảng viên đi thực tế, làm việc tại các cơ quan báo chí để vừa là giảng viên vừa có chuyên môn nghiệp vụ của một nhà báo, có thêm kinh nghiệm, kiến thức thực tế giảng dạy cho sinh viên. Giảng viên báo chí cần lƣợng hóa đƣợc những tri thức cần và không cần cho từng môn học, tìm cách chuyển tải một cách thiết thực, hấp dẫn cả về lý thuyết và kỹ năng tới học viên, hƣớng mạnh tới việc hình thành các kỹ năng tác nghiệp thông qua các tình huống nghề nghiệp.

Chƣơng trình đào tạo nên hƣớng theo mục tiêu tăng cƣờng năng lực thực hành trên cơ sở nắm vững lý thuyết truyền thông cũng nhƣ những kiến thức

nền tảng của khoa học xã hội và nhân văn. Các học phần thuộc khối chuyên ngành nên dành thêmthời lƣợng cho các bài tập thực hành, thực tế, thảo

luận, nhất là những môn có tính chất nghiệp vụ cao nhƣ: tổ chức quản lý báo chí, viết tin, phỏng vấn, phóng sự và ký báo chí, phƣơng pháp biên tập báo chí, trình bày và ấn loát báo chí, kỹ thuật nhiếp ảnh và ảnh báo chí, kỹ thuật truyền hình, kỹ thuật phát thanh, chƣơng trình truyền hình, các thể loại báo hình, báo trực tuyến,... Đồng thời tăng cƣờng các giờ học bổ trợ kiến thức xã hội khoa học, tăng cƣờng kỹ năng giao tiếp, ứng xử... Những điều này giúp sinh viên khi ra trƣờng có trình độ lý thuyết, có kiến thức cơ bản về chính trị, xã hội, văn hoá; có khả năng phân tích, bình luận sự kiện và khả năng thực hành báo chí. Từ đó mới họ mới có thể trở thành những nhà báo thực thụ.

Một phần của tài liệu Thời báo kinh tế Việt Nam trong hoạt động kinh doanh báo chí thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 90 - 94)