Khuynh hƣớng tự chủ tài chính và sự hình thành nền kinh tế báo chí

Một phần của tài liệu Thời báo kinh tế Việt Nam trong hoạt động kinh doanh báo chí thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 31)

ngành nghề kinh doanh khác, là bộ phận quan trọng trong công tác tƣ tƣởng, báo chí luôn chịu chi phối bởi những yêu cầu, nhiệm vụ về tuyên truyền các chủ trƣơng chính sách của nhà nƣớc, nguyện vọng của nhân dân nhằm mục tiêu cao nhất “dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”. Hai đặc điểm có vẻ trái ngƣợc nhau này đã đặt báo chí Việt Nam vào một “cuộc chơi” cần phải hết sức tỉnh táo để tránh sa vào việc thƣơng mại hóa báo chí, đi ngƣợc lại lợi ích thông tin của nhân dân, kích động xã hội...

Một hiện tƣợng khác cũng đƣợc xem là mới mẻ trong vài năm trở lại đây, đó là sự tham gia bƣớc đầu của các tập đoàn truyền thông nƣớc ngoài vào đời sống truyền thông của Việt Nam thông qua các hợp đồng liên kết về phát hành, xuất bản các ấn phẩm báo chí hoặc cung cấp thông tin theo các chuyên đề kinh tế, văn hóa xã hội cho các khách hàng nƣớc ngoài. Đây là một cơ hội rất tốt để các tờ báo Việt Nam đƣợc tiếp cận, học hỏi và làm quen với phong cách làm báo cũng nhƣ làm kinh tế báo chí của các tập đoàn truyền thông bên ngoài để có sự chuẩn bị ban đầu cho việc phát triển mô hình tập đoàn ở Việt Nam.

1.2.1 Khuynh hƣớng tự chủ tài chính và sự hình thành nền kinh tế báo chí báo chí

Về khía cạnh kinh tế, có thể nói những chuyển động trong khu vực báo chí diễn ra chậm hơn nhiều so với các khu vực kinh doanh, sản xuất của xã hội. Vào đầu những năm 90 của thế kỷ trƣớc, khi quan hệ thị trƣờng đã đƣợc khẳng định rõ ràng và trở thành đòi hỏi trong quản lý, phát triển của các doanh nghiệp cũng nhƣ toàn bộ nền kinh tế, thì hầu nhƣ các cơ quan báo chí còn quá lạ lẫm với vấn đề tự chủ tài chính. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện nay đã có hàng

trăm cơ quan báo chí đã hoàn toàn tự chủ về tài chính, tự bảo đảm đƣợc nguồn lực kinh tế - kỹ thuật cho các hoạt động nghiệp vụ cũng nhƣ khả năng mở rộng quy mô sản phẩm

Nhìn một cách tổng thể, có thể thấy trong xã hội đang hình thành một nền kinh tế báo chí. Hai chỗ dựa quyết định cho nền kinh tế báo chí là sản phẩm hàng hóa báo chí truyền thông và dịch vụ quảng cáo. Xã hội càng phát triển thì yêu cầu thông tin báo chí càng tăng lên, do đó nhu cầu về sản phẩm hàng hóa báo chí cũng tăng lên. Nền kinh tế tăng trƣởng nhanh dẫn đến nhu cầu ngày càng lớn về quảng cáo nhằm đƣa hàng hóa, dịch vụ đến ngƣời tiêu dùng. Nhƣ vậy, nền kinh tế báo chí Việt Nam đang có cơ hội thuận lợi cho sự phát triển. Theo số liệu không chính thức, cơ quan báo chí có nguồn thu vào loại lớn nhất hiện nay đã đạt đến xấp xỉ 1.500 tỷ đồng/năm.

Sự phát triển kinh tế báo chí dẫn đến sự tác động có tính hai mặt vào đời sống báo chí truyền thông. Mặt thứ nhất, nó mang lại nguồn lực tài chính quan trọng, đảm bảo cho sự tiếp tục phát triển, tăng cƣờng cơ sở vật chất, đổi mới thiết bị kỹ thuật công nghệ, mở mang thêm các nguồn thông tin, tài liệu, cũng nhƣ công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ những ngƣời làm báo. Nói tóm lại, kinh tế báo chí trở thành động lực phát triển cho báo chí.

Xét từ mặt thứ hai của vấn đề, sự phát triển kinh tế báo chí dẫn tới hiện tƣợng thƣơng mại hóa báo chí, hay là sự xuất hiện những sản phẩm báo chí thuần túy hàng hóa, chỉ quan tâm thu lợi nhuận, không quan tâm đến chức năng thông tin tuyên truyền hoặc coi chức năng thông tin, tuyên truyền nhƣ “vỏ bọc” cho hoạt động kinh tế.

1.2.1 Sự tham gia mạnh mẽ của tƣ nhân vào hoạt động báo chí

Trong những năm gần đây, số lƣợng ấn bản tăng vọt của nhiều tờ báo là một thành công của không chỉ tờ báo mà cả đội ngũ phát hành báo chí tƣ nhân. Từ chỗ cả nƣớc chỉ có hệ thống phát hành báo chí của nhà nƣớc qua đƣờng

bƣu điện và hệ thống ki-ốt sách báo ít ỏi thì này hệ thống phát hành đƣợc mở rộng với sự tham gia của tƣ nhân từ những năm 1990. Đến nay, hầu hết các cơ quan báo chí đều sử dụng các kênh phát hành của tƣ nhân, song song với hệ thống phát hành chính thống của bƣu điện. Theo con số thống kê chƣa đầy đủ, doanh số bán báo trên địa bàn cả nƣớc có thể lên đến 650 tỷ đồng/năm. Đây là con số không hề nhỏ của lực lƣợng phát hành báo tƣ nhân trong đó có cả “đội quân” báo báo rong.

Thực tế, những doanh nghiệp kinh doanh phát hành báo chí tƣ nhân gặp rất nhiều khó khăn do phát hành là ngành có lãi thấp, đối tƣợng khách hàng của họ là những ngƣời có tri thức nên rất khó tính, yêu cầu về chất lƣợng phục vụ cao. Các công ty phát hành báo chí tƣ nhân này lại chịu sức ép cạnh tranh của nhau và của các công ty phát hành sách, báo của Nhà nƣớc. Những cái khó trên đã cho các công ty phát hành tƣ nhân cơ hội khẳng định mình để tồn tại, phát triển. Ở các công ty phát hành sách báo Nhà nƣớc thì chờ khách đến đặt hàng. Còn với các công ty tƣ nhân tự tìm đến khách hàng ở các khu phố, khu chung cƣ cao tầng, các nhà hàng, quán cà phê, chợ, khu du lịch... tiếp thị tận từng ngƣời, đặt và mua báo cho họ. Phƣơng châm hoạt động của nhiều công ty phát hành báo chí tƣ nhân là cạnh tranh giá, thời gian và mặt hàng phong phú… Rõ ràng sự tham gia hoạt động kinh tế báo chí của tƣ nhân đã góp phần vào tăng trƣởng của mỗi tờ báo, cũng nhƣ quá trình tạo dựng thƣơng hiệu.

Ngoài ra, những công ty quảng cáo tƣ nhân cũng là một kênh tiếp cận doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo trên báo chí rất hiệu quả. Đây cũng là “cơ sở” hình thành khuynh hƣớng tƣ nhân hoá báo chí, tƣ nhân núp bóng nhà nƣớc để ra báo, kinh doanh, dịch vụ truyền thông. Đã xuất hiện tình trạng một số tờ báo, tạp chí, phụ san, chuyên san, mạng truyền hình cáp... bị cơ quan chủ quản hay cơ quan báo chí “bán cái”, bị tƣ nhân chi phối hoặc thao túng.

Theo TS Trần Hữu Quang (Xã hội học báo chí), hiện tƣợng rất đáng chú ý trong những năm đổi mới là có những nhóm nhà báo tự do đứng ra lãnh nhận làm một tờ báo từ nội dung, quảng cáo đến phát hành cho một cơ quan nào đó. Những trƣờng hợp này thƣờng do một cơ quan xin đƣợc giấy phép ra báo nhƣng

không có ngƣời làm hoặc không có vốn nên giao cho những ngƣời có khả năng làm báo sẵn sàng cộng tác. Hiện tƣợng tạp chí mang tính thƣơng mại – giải trí cũng từ đây mà ra, nhƣ các tờ Tiếp Thị & Gia Đình, Thế Giới Văn Hoá (tờ Văn hoá – Thông tin trƣớc đây), Thể Thao Ngày Nay của công ty quảng cáo Hoa Mặt Trời (Sunflower), tờ Doanh Nhân Sài Gòn Cuối Tuần, VTM, Nội Thất, … của công ty quảng cáo NVV. Theo thống kê thì có khoảng 70 tờ báo, tạp chí đã ra đời nhờ sự liên kết báo chí nhƣ Công ty Hoa Mặt Trời với Tạp chí Tiếp thị và Gia đình, Thành đạt, Phong cách…; Công ty Ấn phẩm (Tập đoàn Galaxy) với Nhịp cầu đầu tƣ, Mốt và Cuộc sống; Công ty M5 Media (Vietnam Net Media Group) với Autonet, Echip Mobile…

Tình trạng tƣơng tự cũng đang xảy ra trong lĩnh vực truyền hình nhƣ Tập đoàn Đại Dƣơng đầu tƣ để có InfoTV hay Công ty cổ phần Thiên Phú Hƣng đầu tƣ cho VTC2, Công ty Cổ phần Quốc tế truyền thông (IMC) lại chọn kênh VTC7… và mới đây là kênh truyền hình sức khỏe mang tên O2 TV do Unicom hợp tác với Trung tâm thông tin Bộ Y tế sản xuất.

Thực chất, đây là một hình thức báo chí “tiền tƣ nhân” và khiến nhiều ngƣời lo ngại yếu tố kinh tế sẽ chi phối nội dung truyền thông. Song những ý kiến ủng hộ lại cho rằng đây là “lối ra” cho các đơn vị cần “cải thiện” đời sống hoặc cần cải tổ lại phƣơng thức quản lý, điều hành và tổ chức làm báo cho hiệu quả hơn, gia tăng tiềm lực kinh tế của các báo. Những trƣờng hợp này cho đến nay thƣờng bị các cơ quan quản lý nhà nƣớc về báo chí phê phán nặng nề vì coi đây là chuyện “bán măng - séc” của tờ báo cho tƣ nhân núp bóng. Tuy nhiên, xét về mặt nghề nghiệp, việc xuất hiện những đội ngũ làm báo tự do nhƣ vậy là đƣơng nhiên bởi bản thân những tờ báo lớn cũng có đội ngũ cộng tác viên hết sức đông đảo. Vấn đề là cần phải cho những nhà báo tự do này sự công nhận về mặt pháp lý với những quyền và nghĩa vụ để cho họ khỏi “núp bóng”. Cũng sẽ đến lúc ngoài khu vực báo chí thời sự tổng quát (báo chính trị xã hội), nhà nƣớc nên để cho tƣ nhân khai thác các mảng báo chí thiên về thông tin tiêu dùng - giải trí - nâng cao chất lƣợng cuộc sống.

Theo ông Lê Quốc Vinh, Giám đốc thƣơng mại Công ty Le Media (Hà Nội), một đối tác thiết kế Tạp chí Đẹp (Phụ san Báo Ảnh Việt Nam), mặc dù Luật Báo chí hiện hành chƣa quy định vấn đề này, nhƣng theo các quy định pháp lý khác, khối tƣ nhân có thể đƣợc tham gia trong lĩnh vực đại lý quảng cáo và phát hành cho các cơ quan báo chí. Trên thực tế, việc các cơ quan báo chí và truyền hình “thuê” hoặc “hợp tác” với các công ty quảng cáo tƣ nhân để bán quảng cáo trên báo chí và các kênh truyền hình đã đƣợc thực hiện từ rất lâu.

1.2.2 Xu hƣớng hình thành Tập đoàn báo chí ở Việt Nam

Tập đoàn báo chí (TĐBC) là một khái niệm không mới đối với ngƣời làm báo trên thế giới. Gần đây, thuật ngữ này đã đƣợc các cơ quan báo chí trong nƣớc dần làm quen, dự báo cho một xu thế ra đời các TĐBC trong tƣơng lai không xa...

Vấn đề TĐBC đƣợc đƣa ra bàn luận trên báo chí Việt Nam từ khoảng

giữa năm 2004 khi trên thực tế Việt Nam đã tồn tại mô hình “tổ hợp truyền thông đa lĩnh vực hoạt động nhƣ một tập đoàn kinh tế” nhƣ: báo Nhân

Dân hiện có báo ngày, báo tuần, báo tháng và báo điện tử; Đài truyền hình Việt Nam không chỉ có tạp chí mà còn có hãng phim, công ty nghe nhìn, các đơn vị hoạt động dịch vụ … Tuy nhiên, hiện các cơ quan chủ quản vẫn còn lúng túng trong việc định hình các tờ báo tự chủ về tài chính và có những bộ phận hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.

Hiện nay, quan điểm của Bộ Thông tin - Truyền thông theo chiến lƣợc phát triển thông tin đến năm 2010, sẽ thử nghiệm xây dựng các tổ hợp xuất bản, TĐBC có các hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định pháp luật tạo nguồn thu cho hoạt động báo chí. Tập đoàn phải có hạt nhân là một cơ quan báo chí (báo in, truyền hình, phát thanh, Internet), làm ra nhiều ấn phẩm báo chí, bên cạnh đó là những hoạt động bổ trợ phục vụ phát triển báo chí, nhƣng không phải là “phép cộng cơ học” các toà báo.

Tại hội thảo quốc gia “Truyền thông đại chúng Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay” do Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức ngày 19/6/2007, PGS-TS Tạ Ngọc Tấn, Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, cho rằng: Theo xu hƣớng phát triển chung, nhất là trong điều kiện đất nƣớc ta đang xây dựng nền kinh tế thị trƣờng, định hƣớng xã hội chủ nghĩa, đồng thời với việc bắt đầu tiến trình hội nhập toàn diện và sâu sắc vào nền kinh tế thế giới, sự ra đời của các TĐBC là một dự báo hiện thực hoàn toàn có thể hiểu đƣợc. Nói cách khác, sự hình thành các TĐBC là xu hƣớng phát triển tất yếu.

Xu thế thành lập các TĐBC dựa trên cơ sở Việt Nam đang hình thành một nền kinh tế báo chí; việc phát triển tập đoàn sẽ mang lại nguồn lực tài chính quan trọng, bảo đảm cho sự tiếp tục phát triển, tăng cƣờng cơ sở vật chất... cho đội ngũ những ngƣời làm báo. Mặt khác, trong quá trình thực hiện công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc, toàn cầu hóa, cạnh tranh thông tin... thì sự ra đời của các TĐBC trong nƣớc là rất cần thiết nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia, không bị nhiễu loạn thông tin ngay trên “sân nhà”... Ngay từ thời điểm này, khi những vấn đề lý luận và thực tiễn vẫn đặt nhiều câu hỏi cho các nhà quản lý thì một số tờ báo cũng đã manh nha hoạt động theo mô hình TĐBC.

Sự ra đời của các TĐBC cũng sẽ đặt ra nhiều câu hỏi, trƣớc hết là xử lý ra sao mối quan hệ giữa nhiệm vụ chính trị và mục đích kinh tế. Nỗi lo sợ cơ quan báo chí bị biến dạng, thƣơng mại hóa, xa rời các mục tiêu xã hội cao quý, đúng với chức năng của nền báo chí cách mạng là có thật. Mặt khác, để hình thành TĐBC, về cơ chế tài chính, vấn đề đơn vị gốc phải có tƣ cách tài chính của doanh nghiệp cũng sẽ đƣợc đặt ra. Thêm nữa, TĐBC sẽ phải chịu sự tác động của các yếu tố bên ngoài, không ngoại trừ các yếu tố nƣớc ngoài bất lợi, cũng cần đƣợc tính đến.

Hiện nay, xu thế phát triển của các TĐBC nƣớc ngoài thƣờng đi theo 2 mô hình. Thứ nhất, là một tổ hợp sản xuất một loại hình sản phẩm truyền thông mà điển hình là BBC, Turner Broadcasting System, Gannett Co.Inc... Thứ hai, TĐBC phát triển đa lĩnh vực, tạo sự liên kết giữa nhiều ngành để hỗ trợ lẫn nhau cũng nhƣ san sẻ rủi ro, tăng cƣờng sức mạnh. Sự sáp nhập của hàng loạt công ty

truyền thông giữa Mỹ và châu Âu thời gian qua cho thấy điều đó. Việc hình thành các TĐBC phù hợp với điều kiện Việt Nam sẽ không phải là sự rập khuôn máy móc theo các mô hình trên, cũng không phải là phép cộng các cơ quan báo chí đơn lẻ với nhau để ra đời các TĐBC. Cái cần nhất trong thời điểm này chính là tìm ra đƣợc bộ máy tổ chức, một cơ chế hoạt động tƣơng thích, bảo đảm cho TĐBC phát triển, mang lại hiệu quả cao hơn hẳn về kinh tế cũng nhƣ về ảnh hƣởng xã hội của tổ chức báo chí mới .

Ở các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa, các TĐBC hình thành trên cơ sở tích tụ tƣ bản, cá lớn nuốt cá bé hay các công ty truyền thông tự nguyện liên kết lại bằng hình thức mua bán hoặc hợp nhất với nhau nhằm tăng nguồn lực, tạo ra sức mạnh đủ khả năng cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Cũng có thể, các quá trình trên diễn ra giữa những tập đoàn kinh tế công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ với cơ quan hoặc các công ty báo chí nhằm mở rộng lĩnh vực kinh doanh, tạo ra lợi thế xã hội trong phát triển. Vì thế, thực chất của việc hình thành các TĐBC là một quá trình thuần túy kinh tế, nhằm mục đích kinh tế. Những yếu tố liên quan đến khuynh hƣớng, tác động chính trị của chúng, thực ra cũng là nhằm tìm đến lợi nhuận và bị lợi nhuận chi phối.

Tại một vài quốc gia khác (nhƣ Trung Quốc, Malaysia...), đảng chính trị cầm quyền và nhà nƣớc chủ động tạo ra các nguồn lực và điều kiện kinh tế, xã hội, kỹ thuật, công nghệ để xây dựng các TĐBC nhằm mục đích tạo ra sức mạnh truyền thông chi phối dƣ luận xã hội, phục vụ cho các yêu cầu, nhiệm vụ chính trị. Tuy nhiên khi đã trƣởng thành, các TĐBC đó không chỉ trở thành thế lực truyền thông chính trị, mà còn trở thành thế lực kinh tế và chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ bởi các quy luật kinh tế trong quá trình tồn tại, phát triển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thời báo kinh tế Việt Nam trong hoạt động kinh doanh báo chí thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 31)