Đẩy nhanh sự hội nhập và mở rộng quan hệ quốc tế

Một phần của tài liệu Thời báo kinh tế Việt Nam trong hoạt động kinh doanh báo chí thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 94 - 103)

Chính sách đối ngoại cởi mở, hội nhập quốc tế theo phƣơng châm “làm bạn với tất cả” đã tạo ra các điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ, hợp tác quốc tế của hệ thống báo chí. Mặt khác, công nghệ thông tin và mạng Internet đã mang đến cho báo chí Việt Nam phƣơng tiện tuyệt vời để mở ra các

hình thức quan hệ, hội nhập với hệ thống báo chí toàn cầu, trực tiếp tham dự vào quá trình toàn cầu hóa truyền thông. Việc hiện diện ngày càng nhiều các đại diện của những cơ quan thông tấn báo chí nƣớc ngoài và hoạt động tác nghiệp của họ cũng có ý nghĩa nhƣ chất xúc tác thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế của báo chí Việt Nam.

Ở TBKTVN, việc hợp tác với TĐBC AG Ringer (Thụy Sỹ) từ năm 1999 - 2002 đã tạo đƣợc cú hích hết sức quan trọng để tờ báo thay đổi từ

quy trình sản xuất thông tin đến làm quảng cáo, PR, xây dựng thƣơng hiệu tờ báo trong và ngoài nƣớc. Điều đó cho thấy việc tận dụng ƣu thế công nghệ, phƣơng pháp làm báo trên cơ sở nắm vững nội dung thông tin sẽ tạo đƣợc sức đẩy mạnh mẽ cho tờ báo. Đây cũng là kinh nghiệm thu hút nguồn vốn nƣớc ngoài vào lĩnh vực truyền thông của Trung Quốc song phần nội dung vẫn phải đƣợc kiểm soát để không chệch hƣớng tƣ tƣởng.

Ở Việt Nam, việc mở rộng quan hệ và hợp tác quốc tế của báo chí thể hiện trƣớc hết ở sự nhộn nhịp trong trao đổi thông tin và các sản phẩm báo chí truyền thông. Hoạt động này nổi bật nhất ở khu vực truyền hình và truyền hình cáp với việc mua và sử dụng các chƣơng trình phim, truyền hình của nƣớc ngoài. Gần đây, một số công ty truyền thông nƣớc ngoài đã thiết lập các cơ quan đại diện có nhiệm vụ quảng bá và tiêu thụ các sản phẩm truyền thông tại thị trƣờng Việt Nam. Hoạt động này càng có điều kiện mở rộng, bởi vì hiện nay

ở Việt Nam không có những điều luật quy định về tỷ lệ thời lƣợng các chƣơng

trình truyền hình nƣớc ngoài sử dụng ở các đài truyền hình trong nƣớc. Mặt khác, tình hình sản xuất các chƣơng trình truyền hình trong nƣớc cũng còn

ở mức độ quá khiêm tốn, chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu xã hội.

Thể hiện thứ hai là việc tăng cƣờng trao đổi và giao lƣu quốc tế của các nhà báo dƣới nhiều hình thức nhƣ: gửi nhà báo đi công tác nƣớc ngoài nhằm đƣa tin về những sự kiện lớn; trao đổi với nƣớc ngoài các đoàn nhà báo đi tham quan, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm nghề nghiệp; trao đổi các sản phẩm định kỳ, các thông tin, tƣ liệu...

Không thể bỏ qua việc báo chí mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ cho các nhà báo. Ngay từ những năm 1992 - 1993, Hội Nhà báo Việt Nam đã hợp tác với Trƣờng đại học báo chí Lille để tổ chức các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ báo chí ngắn hạn. Từ năm 1997, một dự án lớn có tên "Đào tạo nâng cao báo chí Việt Nam" do Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì với sự tài trợ của Tổ chức SIDA (Thụy Điển) đã đƣợc triển khai thực hiện đào tạo hàng ngàn nhà báo Việt Nam về các kinh nghiệm, phƣơng pháp hoạt động nghề nghiệp báo chí ở những quốc gia có nền báo chí phát triển.

*********

Tiểu kết

Báo chí nƣớc ta đang đứng trƣớc thời cơ, vận hội mới đồng thời phải đối mặt với những khó khăn, thách thức không nhỏ trong quá trình phát triển, phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc, mở cửa hội nhập quốc tế, trong tình hình các thế lực cơ hội, thù địch ráo riết triển khai chiến lƣợc “diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực tƣ tƣởng- văn hoá.

Nếu nhìn lại toàn bộ hoạt động báo chí - truyền thông trong những năm gần đây, có thể thấy rằng các sai sót chính trị nghiêm trọng, tức là công khai đối lập, đi ngƣợc lại với lợi ích toàn cục, lợi ích chung, hầu nhƣ không có. Các sai sót, khuyết điểm phần nhiều là hệ quả của cái nhìn thiên lệch, không toàn diện. Theo cách nói thông thƣờng, thì có khuyết điểm ở dạng “đúng – sai”, nhƣng còn nhiều hơn là dạng khuyết điểm nhìn theo khía cạnh “nên - không nên”. Nguyên nhân sâu xa của các khiếm khuyết loại này trong hoạt động báo chí - truyền thông nằm trong sự thiếu hụt khả năng nhìn nhận và phản ánh đúng đắn, hài hòa các nhóm lợi ích trong xã hội, nghiêng về nhóm lợi ích này mà không thấy các lợi ích khác, nhất là không thấy những lợi ích còn lớn hơn đối với toàn xã hội. Điểm yếu nhất của quản lý báo chí thời gian qua (bên cạnh các ƣu điểm lớn) là: Chạy sau tình huống, sa vào xử lý tình huống, thƣờng xuyên phải xử lý khắc phục các tình huống không tốt đã xảy ra trong thông tin.

Vì vậy, cần nâng cao tính chủ động không chỉ trong chỉ đạo nội dung thông tin, mà cả trong quản lý nhà nƣớc đối với báo chí - truyền thông.

Trên cơ sở rà soát chức năng, nhiệm vụ từng cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí, khẩn trƣơng xây dựng đề án đổi mới, sắp xếp lại hệ thống các cơ quan báo chí cả nƣớc, của từng bộ ngành, đoàn thể, địa phƣơng, đơn vị theo hƣớng hợp lý, tinh gọn, thiết thực, hiệu quả. Nên chăng, phân chia các cơ quan báo chí thành hai bộ phận tùy theo tôn chỉ, mục đích, đối tƣợng phục vụ: bộ phận thông tin, tuyên truyền và bộ phận thƣơng mại. Bộ phận thông tin tuyên truyền đƣợc hƣởng một số chính sách ƣu đãi của Nhà nƣớc, nhất là báo, đài của các tổ chức chính trị - xã hội làm nhiệm vụ công ích. Bộ phận thƣơng mại hoạt động nhƣ các doanh nghiệp, làm nghĩa vụ thuế và các khoản đóng góp cho ngân sách. Kiên quyết xử lý, thu gọn các báo, tạp chí xét thấy không cần thiết, hoạt động không đúng hoặc trùng lặp về tôn chỉ, mục đích, để yếu kém, sai phạm kéo dài. Sắp xếp lại hệ thống các đài phát thanh-truyền hình cấp tỉnh; chấn chỉnh hoạt động các đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện; tăng cƣờng quản lý nội dung và tài chính các đài truyền hình cáp, truyền hình trả tiền. Triển khai thí điểm xây dựng TĐBC mạnh cả về con ngƣời, cả về kinh tế, kỹ thuật sẽ đáp ứng phần cơ bản nhu cầu chính đáng về thông tin của xã hội.

Bên cạnh đó, cần bổ sung, sửa đổi Luật Báo chí và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, tạo chế tài đủ mạnh để xử lý các sai phạm lớn, lặp đi lặp lại. Chuẩn bị hành lang pháp lý đầy đủ trƣớc khi cho phép thành lập TĐBC.

KẾT LUẬN

Qua những trình bày ở 3 chƣơng, luận văn đã đạt đƣợc những kết quả nghiên cứu trong việc xác định các khái niệm cơ bản về kinh tế báo chí nhƣ phát hành, quảng cáo, phát triển thƣơng hiệu… cũng nhƣ biểu hiện cụ thể ở nền báo chí Việt Nam. Không chỉ là một cuộc khảo sát, luận văn mong muốn xây dựng một mô hình phƣơng pháp tiếp cận hoạt động của báo chí dƣới góc độ kinh doanh từ đó đem lại cho ngƣời đọc cái nhìn cơ bản có hệ thống về quan niệm kinh doanh báo chí ở Việt Nam nói chung của nhƣ những yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động này.

Các phân tích cho thấy, hoạt động kinh tế báo chí ở Việt Nam là một thực tiễn không thể phủ nhận. Nó góp phần vào thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế nói chung đồng thời cũng là động lực tự thân để báo chí Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bắt kịp với xu hƣớng phát triển của báo chí trong khu vực cũng nhƣ thế giới. Doanh thu từ các hoạt động quảng cáo, phát hành, tổ chức sự kiện… giúp báo chí cải thiện đời sống vật chất cho cán bộ phóng viên, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phƣơng tiện làm việc từ đó nâng cao chất lƣợng thông tin trên báo chí. Sự độc lập tƣơng đối về tài chính của các cơ quan báo chí đã giúp báo chí có khả năng phản biện tốt hơn các vấn đề xã hội cũng nhƣ tham gia tích cực vào công cuộc đấu tranh chống tiêu cực. Tiềm lực tài chính mạnh mẽ là yếu tố thuận lợi để các tờ báo phát triển hoat động ra nhiều lĩnh vực khác nhau từ cho thuê văn phòng, kinh doanh dịch vụ truyền thông, quảng cáo, tổ chức sự kiện. Tuy nhiên, những hoạt động kinh tế bên lề này cũng tạo nên những sức ép không nhỏ đối với tính định hƣớng thông tin báo chí, vốn đƣợc coi là vũ khí đấu tranh hiệu quả trên mặt trận tƣ tƣởng của Đảng, Nhà nƣớc. Áp lực “thƣơng mại hóa” cũng những tác động tiêu cực của nó đƣợc nhắc đến nhiều và luôn hiện hữu trong nền kinh tế thị trƣờng. Tuy nhiên, những quy định quản lý, xử lý vẫn chƣa theo kịp thực tiễn cho dù Đảng, nhà nƣớc có nhiều văn bản, chỉ thị về vấn đề này.

Mặt khác, kinh tế báo chí ở Việt Nam vẫn chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu đúng mức, đầy đủ, xét trên bình diện quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ quản lý tài chính của từng tờ báo. Khả năng kinh doanh cũng nhƣ quản trị kinh doanh trong hoạt động báo chí cho đến nay dƣờng nhƣ vẫn còn yếu và chƣa mang tính chất chuyên nghiệp, vai trò ngƣời lãnh đạo trong quản trị kinh doanh của một tờ báo vẫn chƣa đƣợc coi trọng. Đây là điểm bất lợi cho chúng ta khi hội nhập ngày càng sâu rộng vào WTO và đời sống quốc tế với việc Việt Nam phải tiếp tục mở cửa không chỉ về kinh tế mà cả về văn hóa và truyền thông đại chúng.

Với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, TBKTVN cũng nhƣ các tờ báo khác đang phải sự cạnh tranh quyết liệt với nhau cũng nhƣ với các tập đoàn truyền thông nƣớc ngoài để giữ vững thị phần trong nƣớc trƣớc khi có thể phát triển ra bên ngoài. Trong thời đại “thông tin là tiền” thì sự hiểu biết, nắm bắt nhu cầu các đối tƣợng độc giả khác nhau là thuận lợi lớn nhất để báo chí Việt Nam có thể cạnh tranh đối với các tập đoàn truyền thông nƣớc ngoài. Tuy nhiên, đây chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ chính là sự hỗ trợ của nhà nƣớc, đặc biệt về cơ chế chính sách, để các tờ báo có thể phát triển theo mô hình tập đoàn. Đây cũng chính là điều mà các cơ quan quản lý báo chí đang thiếu. Với sự hội nhập quốc tế thì công tác quản lý báo chí không nên chỉ bằng chủ trƣơng mà phải đƣợc luật hóa cụ thể trong sự tƣơng thích với các chuẩn chung của báo chí thế giới. Vì vậy việc học hỏi kinh nghiệm quản lý báo chí của những quốc gia có các đặc điểm tƣơng đồng là hết sức quan trọng.

1. Trƣờng An, Về chính sách tài chính đối với báo chí: Cần giao quyền tự chủ

hơn nữa cho các Tổng biên tập, Tạp chí Ngƣời Làm báo, số 10/2007

2. Ban Tuyên giáo trung ƣơng, Tài liệu học tập các nghị quyết Hội nghị trung ương 5, khóa X dành cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở, NXB Chính trị quốc

gia 2007.

3. Lê Thanh Bình, Báo chí truyền thông và kinh tế - văn hóa – xã hội, NXB Văn hóa – Thông tin 2004.

4. Lê Thanh Bình, Quản lý và Phát triển Báo chí-Xuất bản, NXB Chính trị quốc gia 2004.

5. Hoàng Văn Chung, Thương mại hóa báo chí – thách thức hiện hữu, tại

http://www.vietnamjournalism.com/module.html?name=News&file=article&sid =1460

6. Nguyễn Đức, Trung Hoa nghiệp báo ký sự, báo Sài Gòn giải phóng các số ngày 2-4-5/10/2005. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Grabennhicốp, Báo chí trong nền kinh tế thị trường, NXB Thông tấn 2003.

8. Hoàng Hải, Lý luận Kinh doanh báo chí, Giáo trình cao học biên soạn năm

2006.

9. Hoàng Hải – Phạm Tất Thắng (chủ biên), Vai trò của báo chí trong phát triển

doanh nghiệp, NXB Lao Động 4/2003.

10. Vũ Quang Hào, Ngôn ngữ báo chí, NXB Thông tấn 2007.

11. Vĩnh Hồng, Kinh tế truyền thông - sự phát triển tất yếu, tại http://www.tuanvietnam.net/news/InTin.aspx?alias=thegioitruyenthong&msgid= 2067.

12. Đinh Văn Hƣờng, Tổ chức và hoạt động của toà soạn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2004 (tái bản, 2007)

13. Đinh Văn Hƣờng , Các thể loại báo chí Thông tấn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2006 (tái bản, 2007)

14. Khoa Báo chí, ĐH KHXH&NV, Báo chí - những vấn đề lý luận và thực tiễn

Tập 1, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 1997.

15. Khoa Báo chí, ĐH KHXH&NV, Báo chí - những vấn đề lý luận và thực tiễn

Tập 4, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2001.

16. Khoa Báo chí, Học viện Báo chí - Tuyên truyền, Báo chí những điểm nhìn

từ thực tiễn tập 1, NXB Văn hoá- Thông tin 2000.

17. Khoa Báo chí, Học viện Báo chí - Tuyên truyền, Báo chí những điểm nhìn

từ thực tiễn tập 1, NXB Văn hoá- Thông tin 2001.

18. Kỷ yếu hội thảo “Báo chí với doanh nghiệp – Doanh nghiệp với báo chí” Ban Tuyên giáo trung ƣơng tổ chức ngày 2/10/2007.

19. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Báo chí và truyền thông đại chúng - Đào

tạo, bồi dưỡng trong thời kỳ hội nhập” do Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ

chức tháng 6/2008.

20. Kỷ yếu hội thảo quốc gia “Truyền thông đại chúng Việt Nam trong xu thế

hội nhập hiện nay” do Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức ngày

19/6/2007.

21. Việt Lâm, Tạo điều kiện để báo chí điều tra tham nhũng độc lập, tại

http://www.vnn.vn/chinhtri/doinoi/2004/08/223644/ .

22. Khánh Linh, Kinh tế truyền thông, cần một tư duy mới, tại

http://www.vnn.vn/nhandinh/2005/06/454539.

23. Jacques Locquin, Truyền thông đại chúng: Từ thông tin đến quảng cáo,

NXB Thông Tấn 2003. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

24. Claudia Mast, Truyền thông đại chúng, Những kiến thức cơ bản, NXB

Thông Tấn 2003.

25. Nhật Minh, Đổi mới cơ chế ở các tập đoàn báo chí Trung Quốc, trang web http://nghebao.vn/BC/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1093.

26. X.A. Mikhailốp , Báo chí hiện đại nước ngoài: những quy tắc và nghịch lý, NXB Thông Tấn 2004

27. Đăng Ngọc, Marketing tờ báo rất quan trọng, Tạp chí Ngƣời Làm báo, số

9/2007.

28. Trần Quang Nhiếp, Định hướng hoạt động và quản lý báo chí trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị quốc gia 2002.

29. Hà Huy Phƣợng, Tổ chức nội dung và Thiết kế, trình bày báo in, NXB Lý

luận chính trị 4/2006.

30. Trần Quang, Các thể loại báo chí chính luận, NXB Đại học Quốc gia Hà

Nội 2005 (tái bản, 2007).

31. Trần Hữu Quang, Xã hội học báo chí, NXB Trẻ 2006

32. Quảng bá và phát hành, Tạp chí Ngƣời Làm báo, số 9/2007.

33. Al Ries & Laura Ries, Quảng Cáo Thoái Vị & PR Lên Ngôi, NXB Trẻ

10/2005.

34. Trƣơng Tấn Sang, Bài phát biểu tại Hội nghị sơ kết hai năm thực hiện Thông báo kết luận 162-TB/TW (ngày 1/12/2004) của Bộ Chính trị về công tác lãnh đạo và quản lý báo chí, tuyên truyền các vấn đề, sự kiện lớn của đất nước,

tổ chức ngày 8-10/1/2007 tại Quảng Ninh.

35. Dƣơng Xuân Sơn – Đinh Văn Hƣờng – Trần Quang, Cơ sở lý luận báo chí -

truyền thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2004 (tái bản 2007).

36. Dƣơng Xuân Sơn, Các thể loại báo chí chính luận – nghệ thuật, NXB Đại

học Quốc gia Hà Nội 2008 (tái bản).

37. Lu.A.Suliagin và V.V.Petrov, Nghề quảng cáo, NXB Thông Tấn 10/2004.

38. Tạ Ngọc Tấn, Truyền thông đại chúng, NXB Chính Trị Quốc gia 2004.

39. Tạ Ngọc Tấn, Các tập đoàn báo chí phương Tây: Thực chất và quyền lực, Tạp chí Ngƣời làm báo, số 7/2007.

40. Tạ Ngọc Tấn, Một số vấn đề về phát triển báo chí nước ta hiện nay, Tạp chí Cộng sản số 9/2007.

41. Tạ Ngọc Tấn, Về vấn đề phát triển tập đoàn báo chí ở Việt Nam, Tạp chí

Một phần của tài liệu Thời báo kinh tế Việt Nam trong hoạt động kinh doanh báo chí thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 94 - 103)