Hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế báo chí

Một phần của tài liệu Thời báo kinh tế Việt Nam trong hoạt động kinh doanh báo chí thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 85 - 87)

Đánh giá của Hội nghị trung ƣơng Đảng lần thứ 5, Khóa X, cho thấy, những khuyết điểm của hoạt động báo chí trong thời gian qua nhƣ xa rời tôn chỉ

mục đích, phản ánh nhiều về tiêu cực và tệ nạn xã hội, khuynh hƣớng tƣ nhân hoá, thƣơng mại hoá báo chí... là do các quy định quản lý báo chí chƣa

theo kịp với nhu cầu thực tiễn.

Xét từ thực tiễn hoạt động của TBKTVN trong những năm qua cho thấy, tờ báo luôn tuân thủ đúng các chủ trƣơng, quan điểm chỉ đạo của Đảng, chính phủ song do đó gặp nhiều hạn chế khi phát triển các loại hình kinh doanh mới cho phù hợp với chức năng của một tờ báo. Điển hình là việc hoàn thiện thủ tục để cho thuê một phần trụ sở của tờ báo ở trong Tp.HCM cũng gặp khó khăn do trong quy định yêu cầu phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tới 28% giống nhƣ các doanh nghiệp bình thƣờng khác. Điều này dƣờng nhƣ không thể

hiện hết chủ trƣơng khuyến khích báo chí từng bƣớc tự chủ về tài chính. Trong khi, nhƣ ở Trung Quốc nhiều TĐBC đƣợc nhận hỗ trợ ngân sách về hoàn thuế thu nhập. Mặt khác, sự phát triển của báo chí thời gian qua cũng thiếu sự quan tâm, đầu tƣ về cơ sở vật chất của nhà nƣớc khiến nhiều tờ báo phải tự bƣơn chải trên thị trƣờng nên có lúc, có nơi đã coi nhẹ nhiệm vụ chính trị, tƣ tƣởng mà đặt nặng lợi ích kinh tế.

Trong khi đó, Luật Báo chí và các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động báo chí - truyền thông, dù đã sửa đổi, bổ sung đáng kể, vẫn còn mang tính chung chung của luật khung, nhất là các điều khoản quy định các việc báo chí không đƣợc làm. Với tình hình hiện nay, rất khó thông qua luật để điều chỉnh có hiệu quả các hoạt động của báo chí - truyền thông. Ví dụ: việc thông tin không chính xác về chứng khoán có thể gây các tác hại lớn cho bộ phận này, đem lại lợi ích lớn cho bộ phận khác. Nhƣng nếu áp dụng các chế tài của quy định pháp luật về báo chí đối với việc thông tin không chính xác thì chỉ là cải chính và có thể phạt tiền ở mức nào đó. Nhƣ vậy, mất cân đối giữa khả năng vi phạm và mức độ răn đe. Có nhiều trƣờng hợp không có quy định luật pháp nào để xử lý, kể cả quy định dƣới luật. Ví dụ: việc phát triển ào ạt các dịch vụ gia tăng trên báo chí hiện nay (nhắn tin, dự đoán, dịch vụ văn hóa, giải trí...) làm nảy sinh nhiều lệch lạc, nhƣng không dễ xử lý vì không có những quy định tƣơng ứng để áp dụng.

Vì vậy, Nghị quyết Trung ƣơng 5 (Khóa X) về Công tác tƣ tƣởng - lý luận, đã đề ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao toàn diện chất lƣợng, hiệu quả trong hoạt động quản lý báo chí trong đó có 5 vấn đề mới đáng quan tâm:

- Nhấn mạnh hoàn thiện cơ chế, chính sách và luật pháp để bảo đảm phát triển mạnh mẽ, vững chắc báo chí.

- Rà soát, bổ sung, chỉnh sửa quy hoạch, kế hoạch phát triển báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình và báo điện tử từ Trung ƣơng đến địa phƣơng theo hƣớng khoa học và hợp lý hơn. Phải phân loại báo chí, có những loại chuyên về chính trị, có loại chuyên về kinh tế, chuyên về giải trí... để tạo ra một bộ mặt

đa dạng của báo chí, tránh tình trạng chồng chéo, trùng lắp về mặt chức năng, nhiệm vụ hoặc xa rời tôn chỉ mục đích.

- Nghiên cứu để thực hiện cơ chế đầu tƣ cho báo chí từ nguồn vốn xã hội cũng nhƣ ngân sách của nhà nƣớc.

- Phân cấp mạnh công tác quản lý báo chí, trong đó đề cao vai trò cơ quan chủ quản và vai trò của Tổng biên tập.

- Đổi mới, nâng cao chất lƣợng công tác đào tạo, bồi dƣỡng, tuyển chọn đội ngũ phóng viên, biên tập viên, lãnh đạo báo chí.

Hoàn thiện hệ thống, hành lang pháp lý về quản lý báo chí chính là cụ thể hóa hoạt động lãnh đạo, quản lý báo chí - truyền thông của Đảng, Nhà nƣớc thông qua các công cụ luật pháp. Điều này hoàn toàn không có nghĩa giảm nhẹ sự chỉ đạo chính trị thƣờng xuyên với hoạt động báo chí - truyền thông. Các công cụ pháp lý không thể thay thế chỉ đạo chính trị, nhƣng là công cụ chủ yếu, cơ bản của lãnh đạo chính trị đối với báo chí - truyền thông trong bối cảnh mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực ngôn luận. Tăng cƣờng công cụ này cũng là tăng cƣờng sự lãnh đạo chính trị đối với hoạt

động truyền thông. Các quy định pháp lý đối với hoạt động báo chí - truyền thông càng đầy đủ, chi tiết, thì càng có tác dụng khuyến khích hoạt động hữu ích, đồng thời ngăn ngừa các sai phạm của hoạt động báo chí- truyền thông. Cả khi cần chấn chỉnh sai sót thì cũng thuận tiện và hiệu quả hơn vì đã có các quy định pháp lý cụ thể, chi tiết để vận dụng.

Một phần của tài liệu Thời báo kinh tế Việt Nam trong hoạt động kinh doanh báo chí thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 85 - 87)