Tập đoàn báo chí – “Xƣơng sống” của báo chí các nƣớc phƣơng tây

Một phần của tài liệu Thời báo kinh tế Việt Nam trong hoạt động kinh doanh báo chí thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 76 - 79)

phƣơng tây

Việc hình thành các TĐBC ở các nƣớc tƣ bản là một quá trình thuần túy kinh tế, nhằm mục đích kinh tế. Những yếu tố liên quan đến khuynh hƣớng, tác động chính trị của chúng, thực ra cũng là nhằm tìm đến lợi nhuận và bị lợi nhuận chi phối. Sự hình thành của các TĐBC xuất phát từ những nguyên nhân:

Thứ nhất, do sự phát triển của lực lƣợng sản xuất cho phép hình thành việc tổ chức sản xuất mới trên cơ sở vừa chuyên môn hoá vừa tăng cƣờng liên kết giữa các nhà máy, doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

Thứ hai, sự cạnh tranh tất yếu dẫn đến việc liên kết dƣới nhiều hình thức khác nhau để tạo nên khả năng cạnh tranh lớn hơn và tránh rủi ro.

Thứ ba, do sự phát triển và tính chất của nền kinh tế thị trƣờng đòi hỏi phải có sự đầu tƣ lớn vào nghiên cứu, dự báo, hoạch định chính sách phát triển để bảo đảm sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Tùy theo các loại hình hoạt động có thể phân chia các TĐBC thành 3 nhóm:

- Những tập đoàn chỉ hoạt động trong lĩnh vực báo chí truyền thông, điển hình là các TĐBC truyền thông nhƣ: Gannett, Bertelsmann...

- Các tập đoàn hoạt động chính trong lĩnh vực báo chí, trên cơ sở đó mở rộng sang một số lĩnh vực khác. Có thể lấy ví dụ Thomson là TĐBC - xuất

bản đa quốc gia lớn nhất, gồm các công ty xuất bản và phát thanh truyền hình hoạt động tại Canađa, Mỹ, Anh và một loạt các nƣớc tại Á, Phi. Tập đoàn này còn nắm các doanh nghiệp dầu mỏ và khí đốt, giao thông, thƣơng mại, bảo hiểm, các công ty du lịch, dịch vụ. Nhƣng lợi nhuận lớn nhất vẫn từ các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Nhà xuất bản Thomson xuất bản gần 200 tờ báo và hơn 100 tạp chí, kể cả tại Anh và Mỹ.

- Nhóm các tập đoàn hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, trong đó báo chí truyền thông chỉ là một thành phần, một công ty thành viên. Thu nhập từ các hoạt động khác đem lại nhiều lợi nhuận hơn, hoạt động báo chí ở đây chỉ mang tính hỗ trợ. Ví dụ nhƣ công ty báo chí “Newspaper Group” và “Evening Standard” là tập đoàn có nguồn thu nhập lớn từ việc khai thác dầu mỏ tại biển Bắc, đầu tƣ vào kinh doanh nhà hàng, là chủ sở hữu lớn về đất đai.

Trong xu hƣớng tích tụ và tập trung tƣ bản ngày nay, các công ty báo chí truyền thông ngày càng bành trƣớng mạnh mẽ bằng cách mua lại, sáp nhập, thôn tính các công ty nhỏ hơn không đủ sức cạnh tranh. Theo số liệu của Công ty nghiên cứu thị trƣờng Dialogic, trong 5 tháng đầu năm 2007, trên toàn thế giới đã ghi nhận 372 bản hợp đồng sáp nhập, mua lại giữa các công ty, TĐBC truyền thông với tổng giá trị lên đến 93,8 tỷ USD. Đáng chú ý nhất là hợp đồng sáp nhập giữa Google và Double Click, trị giá 3,1 tỷ USD hồi tháng 4/2007, hợp đồng sáp nhập giữa Yahoo với Right Media trị giá 680 triệu USD.

Có thể thấy các TĐBC ở các nƣớc phƣơng tây phát triển theo hai xu hƣớng chủ đạo:

- Xu hướng thứ nhất là phát triển theo chiều dọc. Đó là sự phát triển nhằm bảo đảm sự bao quát đầy đủ các công đoạn sản xuất một loại hình sản phẩm truyền thông (lập chƣơng trình, sản xuất, phát hành hoặc phân phối), hoặc sự bành trƣớng, liên kết trong “nội bộ” các loại hình báo chí truyền thông nhằm tăng cƣờng ƣu thế, sức mạnh trong cạnh tranh. Ví dụ nhƣ BBC chỉ tập trung vào phát triển tất cả các công đoạn của 3 loại hình dịch vụ chính của mình là phát

thanh, truyền hình và báo mạng điện tử trên khắp toàn cầu. Ở Mỹ, Gannett Co.Inc là TĐBC truyền thông có số lƣợng đầu báo lớn nhất. Tập đoàn

này đang sở hữu 90 tờ nhật báo (trong đó có USA today - một trong hai tờ có quy mô toàn quốc và Wall street Journal - tờ báo hàng đầu về tài chính, kinh tế ở Mỹ), 36 tờ báo định kỳ khác, kiểm soát 10 đài truyền hình, 16 đài phát thanh và 1 công ty quảng cáo lớn nhất nƣớc Mỹ. Hãng Turner Broadcasting System do Robert Edward Turner sáng lập năm 1963 lại thành công và nổi tiếng chủ yếu do sự nổi tiếng và phát đạt của kênh truyền hình CNN. Đƣợc thành lập và đi vào hoạt động từ 1/6/1960, đến nay CNN đã phủ sóng toàn cầu thông qua vệ tinh, cung cấp dịch vụ tin tức truyền hình cho hơn 55 triệu gia đình ở Mỹ và hàng tỷ dân của 92 nƣớc trên thế giới. Năm 1995, CNN đã sát nhập vào Tập đoàn Time Warner - một đế chế truyền thông có tài sản trị giá 18 tỷ USD.

- Xu hướng thứ hai là liên kết và bành trƣớng theo hàng ngang, đầu tƣ vào những ngành khác nhau, tạo sự liên kết những ngành báo chí truyền thông, công nghiệp, tài chính, dịch vụ rất xa nhau để hỗ trợ lẫn nhau, hạn chế rủi ro, tăng cƣờng sức mạnh. Theo xu hƣớng đó, năm 1986, Công ty General Electric đã mua mạng truyền hình Mỹ NBC; Công ty Viễn thông khổng lồ Mỹ AT&T năm 1999 đã nắm quyền kiểm soát hệ thống truyền hình “cáp” TCI, rồi đến năm 2004 thôn tính tiếp mạng MediaOne. Từ năm 1995, Tập đoàn Viacom đã thôn tính Công ty Điện ảnh Paramount và Hãng Truyền hình CBS. Năm 2000, Tập đoàn AOL tuyên bố hợp nhất với Time Warner.

Một nghiên cứu của giáo sƣ Piter Phillips, trƣờng Đại học Sonoma cho thấy 118 ngƣời là thành viên hội đồng quản trị của 10 TĐBC lớn nhất nƣớc Mỹ cũng đồng thời có mặt ở hội đồng quản trị của 288 tập đoàn kinh tế khác. Trong khi các tập đoàn The Tribune, New York Times và Gannett đều có thành viên ở hội đồng quản trị của tập đoàn Pepsi, thì Coca Cola và J.P. Morgan lại có đại diện chia xẻ ghế hội đồng quản trị của cả NBC và Washington Post. Thực tế này cho thấy sự liên kết rất chặt chẽ giữa các TĐBC với các tập đoàn kinh tế.

Nguồn lợi mà các TĐBC mang lại cho giới chủ thông qua hai dạng thức chủ yếu: trực tiếp và gián tiếp. Nguồn lợi trực tiếp thu đƣợc qua việc bán các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ báo chí truyền thông và hoạt động quảng cáo.

Nguồn lợi gián tiếp mà các TĐBC, truyền thông thu đƣợc thông qua việc tạo ra những ảnh hƣởng chính trị, làm thay đổi các chính sách của nhà nƣớc, hình thành những điều kiện đầu tƣ thuận lợi, những đơn đặt hàng béo bở. Về sâu xa thì đây mới là nguồn lợi to lớn hơn mà các nhà tƣ bản hƣớng tới, là lý do quan trọng nhất để dẫn tới sự liên kết giữa báo chí truyền thông với công nghiệp, tài chính, dịch vụ để hình thành những tập đoàn độc quyền khổng lồ. Điều ấy cũng giải thích tại sao các tập đoàn công nghiệp, tài chính khổng lồ ở Mỹ và các nƣớc phƣơng tây luôn đóng vai trò to lớn và tích cực trong các cuộc bầu cử.

Trên phạm vi thế giới, do phạm vi ảnh hƣởng và sức mạnh tác động to lớn của mình, các TĐBC đã trở thành một thế lực hay một thứ quyền lực toàn cầu. Nó tác động vào dƣ luận xã hội, một cách tự nhiên vạch ra hƣớng đi cho nhận thức, thúc đẩy việc hình thành thái độ, quan điểm chính trị - xã hội. Bằng cách ấy, nó đã tạo ra các điều kiện thuận lợi hoặc bất lợi cho những hành động chính trị, kinh tế cụ thể nào đó.

Một phần của tài liệu Thời báo kinh tế Việt Nam trong hoạt động kinh doanh báo chí thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 76 - 79)