Những vƣớng mắc trong mối quan hệ kinh tế và thông tin

Một phần của tài liệu Thời báo kinh tế Việt Nam trong hoạt động kinh doanh báo chí thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 69 - 75)

Áp lực về hiệu quả kinh doanh là điều mà tất cả các doanh nghiệp đều phải tính đến vì vậy các tờ báo cũng không là ngoại lệ. vậy giải quyết thế nào những mâu thuẫn về lợi ích kinh tế nhiều khi đối lập với lợi ích thông tin đem đến cho ngƣời đọc. Đó là việc thông tin đến ngƣời đọc những vấn đề bất lợi cho doanh nghiệp trong khi tòa soạn báo có nguy cơ mất quảng cáo thƣờng xuyên của doanh nghiệp đó. Trong nền kinh tế thị trƣờng và trong bối cảnh thƣơng mại hóa toàn cầu, hầu nhƣ mọi lĩnh vực nghề nghiệp đều chịu ảnh hƣởng của lợi ích về quảng cáo và thƣơng mại vì thế ranh giới giữa tin tức và quảng cáo ngày càng mờ.

Trong bài viết „Thƣơng mại hóa – Thách thức hiện hữu” tác giả Hoàng Văn Chung cho rằng: “Từ khi khai sinh, mục đích thƣơng mại của báo in đã rất rõ ràng. Tờ Anzeiger (nghĩa là ngƣời quảng cáo) xuất bản ở Dresden (Đức) năm 1730, theo nhà nghiên cứu Anthony Smith, đã tự cho mình là phục vụ tất cả những ai trong hay ngoài thành phố muốn mua hay bán, cho thuê hay đi thuê, cho vay hay đi vay. Ở Mỹ, trong thời gian thuộc địa, thƣơng mại đã là một yếu tố tiên quyết của báo chí. Nhu cầu về buôn bán hàng hoá tiêu dùng, đặc biệt thông tin về những chuyến tàu chở hàng từ bên kia đại dƣơng để lại kết quả là các tờ báo ban đầu hầu hết đều gắn với từ “ngƣời quảng cáo” (advertiser) trên vi-nhét. Năm 1842, Mác viết: “Điều tự do đầu tiên của báo chí là tính không thƣơng mại”. Tuy thế, khi báo chí chứng minh tính hiệu quả của nó nhƣ là một ngƣời đƣa tin cho xã hội, các mục tiêu thƣơng mại đã đƣợc quan tâm nhiều hơn bao giờ hết. Ở Mỹ, phong trào “Các nhà báo có trách nhiệm” đã tuyên bố rằng nền báo chí tồi đang làm tổn hại truyền thống bảo đảm tự do diễn đạt của Mỹ, thay thế tin tức mang tính độc lập với cái gọi là thông tin của chủ nghĩa thƣơng mại vì lợi ích cá nhân.

Thực tế của vấn đề có thể đƣợc xem xét rõ ràng hơn qua nghiên cứu của các chuyên gia báo chí Mỹ về sự xung đột ngày càng lớn giữa vai trò của các tờ báo nhƣ là ngƣời phục vụ độc giả và việc khai thác độc giả để tìm kiếm lợi ích thƣơng mại của các công ty báo chí Mỹ. Riêng ngành công nghiệp báo in Mỹ: thu nhập tăng từ 12.2 tỉ USD vào năm 1975 lên 54.9 tỉ USD năm 2000. Nói

cách khác, báo in đã thu nhập tăng gấp 2.5 lần từ quảng cáo ở năm 2000 so với năm 1950. Trong vòng 30 năm qua, lƣợng nội dung quảng cáo trong báo in Mỹ đã vƣợt quá 60%.

Những con số trên phản ánh điều mà những nhà nghiên cứu báo chí lo ngại là nội dung ban đầu của báo in ngày nay là tin tức thƣơng mại hoá hƣớng đến việc thu hút nhiều bạn đọc hơn, để giải trí, giảm giá thành và duy trì độc giả nhằm “bán” sự chú ý của độc giả cho các nhà quảng cáo. Đây cũng là cơ sở để một số ngƣời thích dùng những khái niệm mới để nói về tính thƣơng mại trong báo chí nhƣ “informercial”, “news-mercial” (tin thƣơng mại), “advertising feature” (tin quảng cáo) hay xã luận quảng cáo “advertorial”. Thực tế ngày nay, rất khó chỉ ra giá trị thông tin của loại tin tức này. Rõ ràng khi báo chí phụ thuộc vào quảng cáo để tăng thu nhập, rất khó thuyết phục bạn đọc tin rằng họ đang đƣợc hƣởng một nền báo chí chất lƣợng tốt. Do đó, tính đáng tin cậy của nhà báo với độc giả cũng bị tổn hại nhiều.

Ở Việt Nam, sự tranh chấp giữa khái niệm “thương mại hóa” và “xã hội hóa” báo chí là biểu hiện cho áp lực của các yếu tố quảng cáo, thƣơng mại

lên các tờ báo khi nền kinh tế đa thành phần ngày càng phát triển, quá trình toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Khuynh hƣớng thƣơng mại hóa trên báo chí đƣợc thể hiện ở các mặt: nội dung, tổ chức và phát hành. Về nội dung, biểu hiện rõ nhất của xu hƣớng “thương mại hóa” chính là xu hƣớng “phi chính trị

hóa”, phi định hƣớng trong thông tin, chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tế. Khi đã bị

thƣơng mại hóa, nội dung báo chí thƣờng phản ánh sai lệch sự việc, phục vụ cho các nhóm lợi ích tiêu cực. Một ví dụ đơn giản, nhƣng có thể minh chứng rất rõ điều đang đề cập, đó là thị trƣờng chứng khoán (TTCK) mới vừa phát triển mạnh ở nƣớc ta. Những nỗ lực của các nhóm lợi ích khác nhau đến thông tin về thị trƣờng chứng khoán sẽ rất mãnh liệt, bởi thông tin thiên lệch dù chỉ một chút cũng có thể khiến cho nhóm này hƣởng lợi lớn, nhóm kia thiệt hại nặng. Không phải lúc nào cũng dễ phân biệt đƣợc thông tin khách quan và thông tin thiên lệch có chủ ý về TTCK. Ví dụ: Tổng công ty A có cổ phần niêm yết. Bình thƣờng thì tổng công ty này cũng có những khuyết điểm, sai sót, thậm chí sai phạm nào đó

trong kinh doanh. Nhƣng về cơ bản, tổng công ty đó có tình hình kinh doanh tốt, vì thế giá cổ phiếu cao. Dƣới danh nghĩa vạch ra và cố ý nhấn mạnh, thậm chí thổi phồng các khiếm khuyết, sai phạm của công ty A, một bài điều tra trên báo chí có thể gây hoảng loạn của các nhà đầu tƣ có cổ phiếu của nó. Và trong bối cảnh nhất định, nấp vỏ bọc thông tin chống tiêu cực, ngƣời ta có thể đánh gục một doanh nghiệp về bản chất là có tình trạng tài chính lành mạnh. Các hiện tƣợng phao tin đồn để tiến công cổ phiếu đang xuất hiện, và từ cơ chế phao tin đồn có thể chuyển sang phƣơng cách thông qua báo chí để làm hại đối thủ.

Về mặt tổ chức, thƣơng mại hóa thể hiện qua việc không thực hiện đúng tôn chỉ mục đích của tờ báo, chạy theo kinh doanh, bán giấy phép cho tƣ nhân, đăng cả tin bài trái với quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc. Có báo liên doanh với nƣớc ngoài, để ngƣời bên ngoài can thiệp sâu vào nội dung nhằm phục vụ lợi ích của họ. Thƣơng mại hóa còn thể hiện trong công tác phát hành chỉ tập trung ở đô thị, nơi tập trung số ngƣời có điều kiện mua báo, ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa báo chí ít đến, lý do căn bản là ngƣời dân không có tiền mua báo.

Đối với nhiều tờ báo những vƣớng mắc về quan hệ giữa lợi ích kinh tế và lợi ích thông tin còn đƣợc thể hiện qua việc tờ báo đƣợc hƣởng lợi từ việc đăng quảng cáo hay cung câp dich vụ truyền thông cho một doanh nghiệp nhƣng lại có đƣợc thông tin phản ánh tiêu cực về cơ quan đó. Nếu quyết định đƣa tin, tờ báo có thể mất đi những hợp đồng kinh tế có giá trị. Nhƣng nếu bỏ qua thì lợi ích của ngƣời đọc sẽ bị tổn hại do không đƣợc thông tin chính xác, kịp thời và đầy đủ. Mâu thuẫn này đƣợc giải quyết ở TBKTVN dựa trên tôn chỉ của tờ báo chỉ ủng hộ doanh nghiệp chứ không “đánh” doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa tờ báo chỉ đƣa tin tiêu cực, vi phạm của doanh nghiệp khi có những kết luận chính thức của cơ quan chức năng chứ không dựa hẳn vào nguồn tin “săn” đƣợc bên ngoài. Đồng thời, việc đƣa thông tin tích cực về doanh nghiệp cũng luôn phải đƣợc kiểm chứng và bảo đảm chuẩn xác để tránh tình trạng hôm trƣớc tuyên dƣơng hôm sau doanh nghiệp đã bị xử phạt… Đối với nhiều tờ báo nƣớc ngoài, mâu thuẫn lợi ích kinh tế và thông tin đƣợc xử lý bằng cách tách và giữ

tính độc lập tối đa giữa bộ phận quảng cáo, làm kinh tế với bộ phận toà soạn làm nội dung.

*********

Tiểu kết

Phân tích cụ thể những ƣu, nhƣợc điểm của hoạt động kinh doanh báo chí ở TBKTVN, chúng ta có thể thấy yếu tố thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động phát triển của tờ báo. Với quan điểm báo chí là ngƣời tuyên truyền các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc đến đối tƣợng độc giả (là các doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý về kinh tế) tờ báo đã tạo đƣợc chỗ đứng vững chắc trong phân đoạn báo chí kinh tế bằng những bài viết, phân tích theo đúng tôn chỉ mục đích. Sự đứng đắn, nghiêm túc đó đã tạo niềm tin lâu dài cho độc giả chứ không phải là những bài viết về tiêu cực bởi đó không phải là mối quan tâm chủ yếu của độc giả kinh tế. Bên cạnh đó, không thể không kể đến sự phát triển độc lập của những ấn phẩm khác của tờ báo nhƣ Tƣ vấn tiêu dùng, Vietnam Economics Time, The Guide, báo điện tử Vneconomy… đã giúp tờ báo đáp ứng nhu cầu thông tin kinh tế cho các tầng lớp độc giả khác nhau và trở thành địa chỉ tin cậy để các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm của mình, đem lại nguồn thu lớn cho tờ báo. Ngoài ra, những hoạt động cho thuê văn phòng, bãi đỗ xe… cho thấy sự đa dạng hóa các hình thức kinh doanh của TBKTVN cũng nhƣ những tờ báo khác hiện nay.

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của TBKTVN cho thấy thực tế nhiều cơ quan báo chí vẫn phát triển theo hƣớng tự phát, làm những gì mà luật không cấm, tự mày mò để có thể tự chủ đƣợc tài chính, đảm bảo khả năng tồn tại, phát triển trong môi trƣờng cạnh tranh báo chí ngày càng khốc liệt. Trong khi đó, sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học kỹ thuật, sự hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng kéo theo tầm ảnh hƣởng ngày càng lớn của thông tin truyền thông từ bên ngoài vào Việt Nam qua nhiều con đƣờng khác nhau. Điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý không đƣợc chậm trễ trong việc tạo lập cơ chế, hành lang pháp lý

cho sự ra đời của những TĐBC truyền thông đủ sức cạnh tranh, tạo thành dòng thông tin chủ lƣu đối với ngƣời Việt Nam cũng nhƣ có khả năng vƣơn ra thế giới để đem đến cho đối tƣợng độc giả nƣớc ngoài những thông tin xác thực về Việt Nam, góp phần vào việc thực hiện chính sách thông tin đối ngoại của Đảng, Nhà nƣớc trong thời kỳ mới.

CHƢƠNG 3

NHỮNG KIẾN NGHỊ VỀ PHÁT TRIỂN KINH DOANH BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM

Có thể nói, hoạt động quản lý báo chí đã và đang đƣợc hoàn thiện cả về hành lang pháp lý, tổ chức, bộ máy và cơ chế điều hành. Đó là điều kiện quan trọng, không thể thiếu, góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của hệ thống báo chí đất nƣớc. Tuy nhiên, cũng có thể nhận thấy một số vấn đề còn bất cập hoặc chƣa đáp ứng kịp yêu cầu, đòi hỏi của xã hội.

Ở góc độ cá nhân, ngƣời viết cho rằng hoạt động quản lý kinh doanh báo chí ở Việt Nam cần tập trung chủ yếu vào hoàn thiện thể chế, luật hóa công tác quản lý đối với hoạt động nay, xây dựng, triển khai thí điểm mô hình TĐBC, tăng cƣờng công tác đào tạo đội ngũ nhà báo chuyên nghiệp đáp ứng đƣợc yêu cầu công tác trong tình hình mới. Và việc tham khảo kinh nghiệm phát triển hoạt động kinh doanh báo chí ở một số quốc gia là điều rất đáng quan tâm.

Một phần của tài liệu Thời báo kinh tế Việt Nam trong hoạt động kinh doanh báo chí thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 69 - 75)