Khảo sát nội dung

Một phần của tài liệu Thời báo kinh tế Việt Nam trong hoạt động kinh doanh báo chí thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 52 - 56)

Hàng ngày, đăng ký tin bài đƣợc phóng viên chuyển tới Ban Phóng viên sau đó cuộc họp giao ban lúc 10h sáng sẽ xác định những thông tin, bài vở đƣợc sử dụng, những thông tin cần triển khai và chờ đợi tin bài của phóng viên đi tác nghiệp ở bên ngoài. Với mô hình tổ chức là một ban phóng viên duy nhất, tin bài của phóng viên có rất nhiều “đƣờng” để đến đƣợc khâu duyệt đăng. “Con đƣờng” truyền thống là phóng viên nộp tin bài cho Trƣởng, Phó Ban phóng viên, sau khi đƣợc thẩm định, bài đó sẽ đƣợc chuyển lên Ban thƣ ký tòa soạn, Phó Tổng biên tập xem xét hoặc đƣợc trả về cho phóng viên viết lại, bổ sung thêm thông tin. Cũng có trƣờng hợp Phó Tổng biên tập phụ trách nội dung can thiệp trực tiếp, chỉ đạo hƣớng, nội dung khai thác cho phóng viên tại hiện trƣờng. Cách làm việc này thể hiện rõ tính năng động của báo chí Việt Nam hiện nay, nhất là đối với các tờ nhật báo. Tuy nhiên, ở TBKTVN việc can thiệp

trực tiếp nhƣ vậy đôi lúc còn do phục vụ cho hoạt động quảng cáo phát sinh thêm của tờ báo vào cuối buổi chiều.

Một ngày làm việc ở tòa soạn TBKTVN thƣờng bắt đầu bằng cuộc họp của ban biên tập để kiểm tra lƣợng bài vở đã có, đã đƣợc phóng viên đăng ký nộp có khả năng lấp đầy các trang, chuyên mục. Từ danh sách tin bài dự kiến, phóng viên sẽ đƣợc yêu cầu thực hiện viết bài ƣu tiên vấn đề nào trƣớc, vấn đề nào sau, thậm chí những vấn đề cần sự phối hợp của 2 -3 phóng viên sẽ đƣợc chỉ đạo và giám sát nhiều hơn. Sau khi tin bài phóng viên đã đƣợc biên tập, chỉnh sửa, sẽ đƣợc lên market, trình bày dàn trang và in bản bông để chuyển cho phó tổng biên tập trực nội dung đọc duyệt cững nhƣ bộ phận đọc morat trƣớc khi chuyển sang khâu in ấn… Thông thƣờng, mọi nội dung của TBKTVN sẽ đƣợc chốt lại vào khoảng 7 giờ tối để chuyển bản phim đi nhà in cũng nhƣ chuyển vào in trong Tp.HCM nhƣng trong những trƣờng hợp đặc biệt, để theo kịp những sự kiện nóng hổi, có ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội quan trọng đƣợc dành cho trang 1 thì tòa soạn có thể chờ đợi chốt bài vào khoảng 22-23h, nhƣng những ngoại lệ này không nhiều.

Do đặc thù về thông tin kinh tế cần nhanh, nhạy, chính xác nhƣng lại ngắn, gọn nên các thể loại mà thời báo kinh tế sử dụng chủ yếu thuộc thể loại thông tấn nhƣ : tin, bài phản ánh, tin sâu, phỏng vấn… Và đối tƣợng độc giả chủ yếu là doanh nhân nên TBKTVN có đầy đủ các chuyên mục liên quan đến hoạt động kinh tế: thời sự kinh tế, chân dung doanh nghiệp, doanh nhân nƣớc ngoài, chợ công nghệ, kinh doanh, kinh tế pháp luật, kinh tế xã hội, hội nhập kinh tế, chuyên trang Chứng khoán, chuyên trang Tiền hàng… Với việc phát hành 6 /7 ngày trong tuần, TBKTVN là tờ báo kinh tế hàng ngày duy nhất trên toàn quốc.

Khảo sát thể loại báo chí sử dụng trên TBKTVN cho thấy số lƣợng tin vắn, tin thƣờng và tin sâu của tờ báo có thể lên đến 40-50 tin/số báo. Điều đó cho thấy vai trò của thông tin kinh tế về các biến động của thị trƣờng, chủ trƣơng, chính sách điều hành kinh tế của các cơ quan quản lý nhà nƣớc, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp đã chi phối đặc thù của hoạt động thông tin

kinh tế. Bởi nhu cầu của độc giả cần thông tin nhanh nhất đầy đủ nhất về những vấn đề kinh tế mà họ quan tâm để có thể đƣa ra các quyết định đối với hoạt động của mỗi doanh nghiệp.

Tiếp tục khảo sát những trang báo khác của TBKTVN, thể loại phỏng vấn cũng đƣợc sử dụng khá nhiều. Đặc biệt tờ báo dành hẳn trang 3 của mỗi số báo chỉ để cho bài phỏng vấn các quan chức quản lý kinh tế vĩ mô; đồng thời thể loại phỏng vấn cũng đƣợc sử dụng cho các doanh nghiệp, tập đoàn. Vai trò thông tin khách quan về các hoạt động kinh tế đã buộc nhà báo kinh tế lựa chọn những thể loại báo chí bảo đảm sự chân thực, khách quan ở mức độ cao nhất. Những trang báo khác của TBKTVN cũng chủ yếu sử dụng các thể loại bài phản ánh là chủ yếu. Hầu nhƣ thể loại chính luận, chính luận nghệ thuật chỉ đƣợc sử dụng trong số báo cuối tuần với trang phóng sự, mục sự kiện và bình luận... Sử dụng thể loại thông tấn là chủ yếu nhƣng một trong những đặc thù của TBKTVN chính là việc sử dụng rất nhiều số liệu thống kê cho dù có rất nhiều ngƣời e ngại độc giả thấy một bài báo với đầy những con số sẽ hết sức buồn tẻ và khó hiểu. Vì vậy, việc sử dụng các số liệu thống kê trong một bài báo của TBKTVN thƣờng đƣợc định hƣớng ngay từ đầu thông qua việc đặt tít chính và tít phụ ngay dƣới tít chính của mỗi bài báo. Ví dụ khi phản ánh thực tế về phát triển rau an toàn ở đồng bằng sông Hồng, phóng viên viết “Phát triển cho rau an toàn ở ĐBSH - Thiếu cả quy định lẫn kinh phí”, đây sẽ là định hƣớng cho ngƣời đọc về tình trạng chung của vấn đề này bởi tiếp theo phóng viên đó đƣa ra những số liệu cụ thể về tình hình phát triển rau an toàn ở đồng bằng sông Hồng: “Năm 2007, diện tích rau của vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) ƣớc đạt 168.000 ha với sản lƣợng dự kiến 3,1 triệu tấn tuy nhiên diện tích sản xuất rau an toàn (RAT) tại khu vực này chỉ có gần 19.000 ha. Việc mở rộng diện tích, nâng cao sản lƣợng RAT ở ĐBSH đang gặp rất nhiều khó khăn từ sản xuất đến tiêu thụ bất chấp Bộ NN&PTNT đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và các địa phƣơng đầu tƣ hàng trăm tỷ đồng. Những vấn đề này đã đƣợc “mổ xẻ” tại hội nghị sản xuất RAT vùng ĐBSH vừa đƣợc Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) tổ chức ở tỉnh Bắc Ninh.”. Đây có thể nói là kết cấu tƣơng đối phổ biến trong các bài viết dài

trên Thời báo kinh tế. Kết cấu đơn giản đó đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần có thể buồn tẻ với báo chính trị xã hội song đối với những độc giả thƣờng xuyên của tờ báo nó cho phép “thiết lập” một hƣớng tƣ duy thống nhất, tránh mất thời gian đi tìm ẩn ý đằng sau một tít bài hay mỗi sapô của bài báo.

Đơn giản – tiết kiệm – hiệu quả là những tiêu chí đƣợc đặt lên hàng đầu trong các bài viết của TBKTVN. Tuy nhiên, điều này đôi lúc cũng tạo ra sự nhàm chán đối với cả ngƣời đọc lẫn lối mòn tƣ duy trong hoạt động tác nghiệp của phóng viên. Đặc biệt, những sáng tạo về mặt ngôn ngữ của tờ báo gần nhƣ không đáng kể bởi hầu hết các bài báo đều sử dụng thuật ngữ kinh tế với mật độ cao và điều này có tác dụng tích cực trong việc phổ biến các thuật ngữ kinh tế một cách rõ ràng, gần gũi hơn.

Nhìn sang những tờ báo kinh tế khác nhƣ Đầu Tƣ, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Sài Gòn Doanh nhân... tính chất của các thể loại báo chí thông tấn còn đƣợc thể hiện đậm nét hơn không chỉ trong nội dung mỗi bài báo mà cả ở hình thức khi hầu hết dung lƣợng các bài báo chỉ còn khoảng 700-1.000 chữ. Dung lƣợng ít cũng đồng nghĩa với việc các bài viết kinh tế phải chọn lọc và tập trung vào những khía cạnh chủ yếu nhất của một vấn đề kinh tế đang đƣợc quan tâm thay vì dàn trải đến cả những yếu tố ảnh hƣởng đến tình hình đời sống xã hội. Chính vì vậy, nhiều các tờ báo kinh tế ở Việt Nam vẫn mắc phải yếu điểm đó là khô khan, cứng nhắc và thiếu tầm nhìn toàn cảnh cũng nhƣ sa đà vào việc lạm dụng số liệu, chi tiết.

Ngoài thể loại thông tấn, TBKTVN còn sử dụng tƣơng đối nhiều những dạng bài phân tích vấn đề kinh tế; Thông tin đồ họa xử lý thông tin dƣới dạng số liệu; phỏng vấn nhanh... Đây là biểu hiện sáng tạo đặc thù của báo chí kinh tế bởi báo chí chính trị - xã hội thƣờng hạn chế đƣa những bài phân tích chuyên sâu về vấn đề này trong khi sự phát triển của kinh tế thị trƣờng hiện nay thì những bài phân tích về giá cả các mặt hàng, thị trƣờng chứng khoán… không chỉ ảnh hƣởng tới hoạt động của doanh nghiệp mà cả đời sống của ngƣời dân. Tuy nhiên, lợi thế của TBKTVN và báo chí kinh tế nói chung giúp nó tiếp cận đƣợc nhanh nhất với những chuyên gia kinh tế để đƣa ra đƣợc những ý kiến

nhận định, phản biện về các hiện tƣợng kinh tế “nóng” đang đƣợc cả xã hội quan tâm.

Một trong những phần cơ bản của thông tin kinh tế là các con số. Tất cả những phóng viên kinh tế giỏi cần một số lƣợng nhất định thông tin thống kê đầy đủ và thích hợp để củng cố bài viết. Sự hiện diện của những con số trong một bài viết vừa giúp ngƣời đọc hình dung rõ ràng, cụ thể hơn về vấn đề, sự việc, hiện tƣợng,... đƣợc đề cập lại vừa làm gia tăng độ xác thực và tính thuyết phục của thông tin: chúng tạo cho độc giả cảm giác là ngƣời viết đã khảo sát những gì mình phản ánh một cách kỹ lƣỡng, công phu và tiếp xúc với những nguồn tin đáng tin cậy. Tuy nhiên, việc sử dụng số liệu trên báo chí nói chung và TBKTVN nói riêng vẫn còn mắc phải không ít những hạn chế nhƣ: Hình thức thể hiện số liệu không nhất quán; Đƣa số liệu không chính xác; Lạm dụng số liệu; Đƣa số liệu mà không có căn cứ để so sánh. Vì vậy, việc đƣa ra những nguyên tắc, bộ quy định trong viết tin kinh tế, thống nhất áp dụng thuật ngữ kinh tế, tên nƣớc ngoài nhƣ một số tờ báo nƣớc ngoài đang áp dụng (NewYork Times; Financial Times) sẽ giúp các phóng viên TBKTVN sử dụng ngày một thanh thạo và chuyên nghiệp các thể loại báo chí chủ lực để phản ánh nhanh nhạy, kịp thời thông tin kinh tế tới độc giả. Bên cạnh đó, không thể bỏ qua nhu cầu đầu tƣ phƣơng tiện, máy móc tác nghiệp, máy móc phục vụ sản xuất để tăng khả năng họat động của phóng viên kinh tế tới tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế đất nƣớc.

Một phần của tài liệu Thời báo kinh tế Việt Nam trong hoạt động kinh doanh báo chí thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 52 - 56)