Quản lý hoạt động kinh doanh báo chí chƣa theo kịp sự phát triển

Một phần của tài liệu Thời báo kinh tế Việt Nam trong hoạt động kinh doanh báo chí thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 67 - 69)

sự phát triển thực tiễn

Thực tế, việc xuất hiện những tòa nhà cao tầng do những tờ báo làm chủ đầu tƣ dùng để cho thuê văn phòng, làm khách sạn; hay nhƣng dự án đầu tƣ khu chung cƣ, khu do thị cho thấy khả năng tham gia của báo chí vào những lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Nhiều tờ báo lớn sở hữu những công ty in, công tin dịch vụ quảng cáo... đã đƣa đến sự hình dung về TĐBC tại Việt Nam không phải là phép cộng của các tòa soạn mà là một tổ hợp gồm nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm mục đích cao nhất đem lại món ăn tinh thần phong phú, đa dạng, nóng hổi nhất cho ngƣời đọc. Song ở Việt Nam cho tới nay vẫn chƣa có tờ báo nào

xin phép thành lập tập đoàn dù trên một số phƣơng tiện truyền thông cho thấy cơ quan quản lý nhà nƣớc đã sẵn sàng bật đèn xanh cho vấn đề này. Điều đó phản ánh một tâm trạng lo lắng về sự chƣa hoàn thiện thể chế luật pháp dành cho hoạt động đặc thù của các TĐBC. Ở một khía cạnh khác, sự chƣa rõ ràng trong các quan điểm quản lý cũng là kẽ hở để một số tờ báo lách luật, hƣởng lợi...

Trong thời kỳ 20 năm thực hiện chính sách đổi mới, hai văn bản có ý nghĩa nhƣ quan điểm, định hƣớng cơ bản của Đảng trong việc lãnh đạo, quản lý và phát triển báo chí là Chỉ thị 08 của Bộ Chính trị khóa VII, năm 1992 và Chỉ thị 22, năm 1997 của Bộ Chính trị khóa VIII. Những nguyên tắc quan trọng nhất đƣợc khẳng định trong hai văn bản này là vai trò lãnh đạo của Đảng và phát triển phải đi đôi, gắn liền với quản lý báo chí. Đây là định hƣớng cơ bản để hoạt động quản lý báo chí đã và đang đƣợc hoàn thiện cả về hành lang pháp lý, tổ chức, bộ máy và cơ chế điều hành. Đó là điều kiện quan trọng, không thể thiếu, góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của hệ thống báo chí đất nƣớc. Tuy nhiên, cũng có thể nhận thấy một số vấn đề còn bất cập hoặc chƣa đáp ứng kịp yêu cầu, đòi hỏi của xã hội.

Trƣớc hết, trong xã hội và nhất là trong hệ thống chính trị chƣa có sự nhận thức thật sự thống nhất về vai trò, chức năng xã hội của hệ thống báo chí nói riêng và hệ thống truyền thông đại chúng nói chung, sự cần thiết và yêu cầu, mức độ quản lý hệ thống đó nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển xã hội. Tình hình này trở nên phức tạp hơn khi Đảng ta thực hiện chính sách đổi mới, đời sống kinh tế - xã hội ngày càng phát triển theo hƣớng cải thiện, mở rộng dân chủ, giao lƣu quốc tế ngày càng tăng cƣờng, hội nhập toàn diện. Mặt khác, những yếu tố từ bên ngoài tác động ngày càng nhiều vào xã hội nƣớc ta, trong đó có những sức ép, sự can thiệp, thúc đẩy về tự do báo chí, sự kích động về dân chủ, nhân quyền... Sự không thống nhất trong nhận thức về vấn đề này ảnh hƣởng đến các khâu trong quá trình quản lý báo chí, từ hoạch định chính sách, chế độ, việc tổ chức hệ thống, hình thành cơ chế làm việc, đến việc thực thi các biện pháp, vận hành các loại công cụ quản lý.

Mức độ cụ thể hóa trong hệ thống luật định về báo chí chƣa đủ để giải quyết nhiều tình huống đặt ra trong thực tế hoạt động báo chí, nhất là đối với những vấn đề nhƣ: văn hóa, đạo đức, quan hệ xã hội... Còn thiếu những chế tài, giải pháp để quản lý một số yếu tố của hệ thống báo chí, nhất là quản lý về trách nhiệm của các cơ quan chủ quản, trách nhiệm, nghĩa vụ xã hội của những ngƣời làm báo. Một số chế độ không còn thích ứng với thực tế nhƣng chậm đƣợc thay đổi; một số chế tài không đủ mạnh để răn đe, ngăn chặn những hành vi, sự vụ vi phạm pháp luật, chế định của Nhà nƣớc, đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng. Ví dụ, chƣa có những điều luật bảo vệ công dân trong quá trình điều tra và xét xử các vụ án (khi họ chƣa phải là tội phạm và chƣa bị kết án), không có những định chế đủ mạnh để bảo vệ nhân phẩm công dân trong thông tin báo chí khi họ liên quan đến một số hành vi có tính đạo đức hay tệ nạn xã hội nhƣ mại dâm, ma túy...

Thêm nữa, bộ máy quản lý chƣa xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động; quy mô và các nguồn lực chƣa tƣơng xứng với khối lƣợng và tính chất công việc. Vấn đề rõ nhất là chƣa phân định rõ trách nhiệm, chức năng giữa cơ quan chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng với cơ quan quản lý nhà nƣớc về báo chí, cũng nhƣ chƣa có sự phân định chức năng và xây dựng tổ chức bộ máy hợp lý giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc và cơ quan tƣ pháp chịu trách nhiệm xét xử những vi phạm của báo chí theo luật định. Trách nhiệm của cơ quan chủ quản báo chí cũng không bị ràng buộc chặt chẽ về pháp lý với cơ quan báo chí.

Ngoài ra, một bộ phận những ngƣời làm báo chƣa đƣợc giáo dục đầy đủ về luật pháp, đạo đức và trách nhiệm công dân của nhà báo. Hệ thống đào tạo không đƣợc quan tâm đầy đủ, bị chi phối quá nặng nề bởi một hệ thống chế định, chế độ không hợp lý và nhiều khi vô lý. Chƣa có cơ chế, chế độ và các điều kiện cần thiết để đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ quản lý báo chí các cấp.

Một phần của tài liệu Thời báo kinh tế Việt Nam trong hoạt động kinh doanh báo chí thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)