Hoạt động kinh tế của TBKTVN đƣợc hình thành trên 3 trụ cột chính là công tác quảng cáo, PR, mở rộng kinh doanh và phát triển phát hành đƣợc mô
Với số lƣợng phát hành từ 3-4 vạn bản/kỳ, tờ TBKTVN bản giấy có đối tƣợng đọc chủ yếu là các doanh nghiệp, các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan quản lý, doanh nhân… nên doanh thu phát hành của tờ báo gần nhƣ chỉ đủ trang trải chi phí giá thành sản xuất của tờ báo gồm tiền lƣơng, nhuận bút cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, chi phí in ấn, duy trì hệ thống phát hành… Trong khi đó, giá bán của tờ báo từ nhiều năm nay vẫn dừng lại ở mức 3.500 đồng/tờ bất chấp tình trạng lạm phát, mọi loại vật tƣ, giá cả tăng lên nhanh chóng buộc cả những tờ báo nhƣ Thanh Niên, Tuổi Trẻ có giá bán chỉ 1.300 đồng đã phải tăng lên 2.700 đồng, gấp hơn 2 lần. Vì vậy, xét trong phân đoạn báo chí kinh tế hiện nay thì khả năng cạnh tranh của TBKTVN là rất mạnh khi tờ báo này đã giữ mức giá bán 3.500 đồng/số trong khi những tờ báo kinh tế cùng loại nhƣ Đầu tƣ, Doanh Nhân Sài Gòn, Thời báo Kinh tế Sài Gòn… đều có
Tổng biên tập Phòng phát hành Phòng quảng cáo Kinh doanh các dịch vụ khác (cho thuê bất động sản, PR…) Phòng Tài chính Lương Nhuận bút Chi phí sản xuất kinh doanh Tích lũy Dự phòng Hoạt động quảng bá từ thiện Đóng thuế
giá cao hơn… Những tờ báo kinh tế của ngành nhƣ Thời báo Tài chính, Thời báo Ngân hàng dù giá có rẻ hơn nhƣng lƣợng thông tin lại không đầy đủ và đa dạng nhƣ TBKTVN. Nói tiếp về khối lƣợng thông tin, với số trang báo dao động từ 16-28 trang/số báo, TBKTVN luôn có nhiều bài viết phản ánh toàn diện về các vấn đề kinh tế Việt Nam thay vì tính chất bộ ngành, tính địa phƣơng của một số tờ báo kinh tế khác. Công tác phát hành của TBKTVN cũng có những “điểm sáng” đặc biệt là những ấn phẩm nƣớc ngoài. Ngay sau khi có liên kết với tập đoàn AG Ringer thì TBKTVN cũng đồng thời cho ra những ấn phẩm đối ngoại dành cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài muốn đầu tƣ vào Việt Nam. Công tác phát hành các ấn phẩm này đƣợc tổ chức bài bản đã góp phần đem lại nguồn thu không nhỏ cho tờ báo trong bối cảnh nhiều tờ báo tiếng nƣớc ngoài của Việt Nam rất khó phát hành. Đối với ấn phẩm chính nhƣ TBKTVN thì việc phát hành không chỉ gói gọn trong hệ thống phát hành mà tờ báo cũng tích cực, chủ động trong việc in tăng số lƣợng để giao cho những doanh nghiệp có nhu cầu tuyên truyền, hoặc những hội chợ, triển lãm kinh tế chuyên đề mà tờ báo bảo trợ thông tin với ban tổ chức.
Dù vậy, có thể nói hoạt động quảng cáo, PR, tổ chức sự kiện là nguồn thu chủ yếu của TBKTVN được thể hiện qua biểu đồ sau:
58% 18% 24% phát hành dịch vụ khác quảng cáo
Nếu trƣớc kia trong thời bao cấp mọi thứ đều phân phối, kể cả tờ báo. Ngƣời làm báo chỉ cần lo đƣa tin bài cho đúng chủ trƣơng đƣờng lối. Giấy in
báo đã đƣợc nhà nƣớc phân phối cho với giá cung cấp rẻ hơn giá thành nhập khẩu. Sự bù lỗ bao trùm lên tất cả tài khoản chứ không chỉ đơn thuần là giấy in. Do vậy, khái niệm báo quảng cáo xa lạ với báo chí thời bấy giờ. Tuy nhiên, với TBKTVN, quảng cáo là yếu tố then chốt để tờ báo tồn tại bởi cơ chế hoạt động tự hạch toán, thu chi. Chỉ sau vài số báo, những hợp đồng quảng cáo đầu tiên đã đến song vẫn chƣa đủ để trang trải chi phí hoạt động cho tờ báo. Chỉ sau khi liên doanh giữa TBKTVN và Tập đoàn AG Ringer ra đời thì hoạt động quảng cáo của tờ báo mới có bƣớc chuyển mạnh mẽ với sự ra đời của phòng kinh doanh bán quảng cáo. Không chỉ là hợp đồng với các doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam mà các nhân viên của Tập đoàn AG Ringier còn đƣa về các trang quảng cáo quốc tế bán từ nƣớc ngoài đầu tiên giá vài ba ngàn USD/trang. Cho tới nay, hoạt động quảng cáo của TBKTVN vẫn đƣợc duy trì và đạt tính chuyên nghiệp cao trung bình một số báo thƣờng có từ 5,5 đến 9, 10 trang quảng cáo, chƣa kể 6 trang phụ trƣơng tiền hàng với 5,5 trang quảng cáo, rao vặt… Tờ báo vẫn áp dụng các mức thu phí quảng cáo khác nhau giữa doanh nghiệp nƣớc ngoài, liên doanh và các doanh nghiệp trong nƣớc với sự chênh lệch từ 1,5 – 2 lần. Sự linh hoạt này giúp doanh thu quảng cáo luôn ổn định và đảm bảo lợi ích của các doanh nghiệp. Việc thành lập riêng phòng quảng cáo giúp tờ báo kiểm soát tập trung các hợp đồng quảng cáo thay vì phƣơng thức cho phép phóng viên cũng đi làm quảng cáo hay “bán” trang quảng cáo cho 1 công ty truyền thông nhƣ một số tờ báo thƣờng làm. Tính chất quan trọng của hoạt động quảng cáo đối với hoạt động của tờ báo nên những hoạt động chuyên môn khác cũng đều hƣớng đến hỗ trợ cho hoạt động này. Đối với bộ phận sản xuất thông tin, quan niệm hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp luôn đƣợc ƣu tiên để tạo sự tin tƣởng của các doanh nghiệp đối với tờ báo từ đó tạo thuận lợi cho việc bán quảng cáo. Trong khi đó, dù phát hành không đem lại lợi nhuận song bộ phận phát hành vẫn luôn đƣợc đầu tƣ nhằm duy trì và mở rộng mạng lƣới, nâng cao doanh số cùng là một chỉ số để tăng tính thuyết phục đối với các doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo trên báo. Sau đây là mối quan hệ giữa doanh thu phát hành và quảng cáo trong hoạt động của tờ TBKTVN bản giấy:
0 5 10 15 20 25 30 Phát hành Quảng cáo * Đơn vị: tỷ đồng 5 kỳ/tuần (2006) 6 kỳ/tuần (2007) Tăng giá 10% (2008)
Chủ trƣơng rõ ràng của TBKTVN là không chú trọng vào việc phản ánh tiêu cực các doanh nghiệp mà chỉ cung cấp những gì mà họ đang cần. Do đó, thông tin trên TBKTVN luôn đƣợc các doanh nghiệp tin cậy đồng thời các doanh nghiệp cũng sẵn sàng phản hồi rất thẳng thắn đến tòa soạn những vấn đề mà họ đang cần giải đáp, giải thích. Thậm chí, mỗi sự kiện lớn của các doanh nghiệp (kỷ niệm hoạt động, tổ chức sự kiện lớn...) thì TBKTVN luôn là một địa chỉ tin cậy để họ quảng bá thƣơng hiệu. Đây chính là tiền đề đầu tiên để TBKTVN thực hiện các hoạt động kinh tế báo chí nhƣ phát hành, quảng cáo hay giới thiệu doanh nghiệp dƣới dạng bài PR. Quan trọng là quan điểm về việc đăng những bài viết dƣới dạng PR hay quảng cáo trên TBKTVN không phải chỉ nhằm mục đích lợi nhuận mà hơn thế đó chính là giúp doanh nghiệp có thêm kênh thông tin quảng bá về bản thân cũng nhƣ các sản phẩm tiêu biểu. Với 5 ấn phẩm khác nhau, gần nhƣ TBKTVN đã xây dựng cho mình những phƣơng án tiếp cận khác nhau đối với doanh nghiệp nhằm đáp ứng đƣợc cao nhất yêu cầu quảng bá hoặc tiếp nhận thông tin của đối tƣợng độc giả này.
Cũng từ mục đích phục vụ toàn diện lợi ích của các doanh nghiệp nên
TBKTVN là một trong những tờ báo đi đầu trong việc tổ chức những giải thƣởng có uy tín dành cho các thƣơng hiệu mạnh nhƣ giải thƣởng Rồng
Vàng tôn vinh các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, Giải Thƣơng hiệu mạnh, Giải thƣởng The Guide đã đều là những giải thƣởng lớn, mang tầm cỡ quốc gia, có uy tín với Nhà nƣớc và doanh nhân. Các hội thảo khoa học, các hoạt động nhân đạo từ thiện…cũng ngày càng phong phú đa dạng, vừa gắn toà
báo với thực tế đời sống, với bạn đọc, vừa tăng thêm uy tín, thƣơng hiệu cho tờ báo. Trong điều kiện của kinh tế thị trƣờng và sự bùng nổ thông tin, việc đa dạng hoá các hoạt động là cách làm hợp quy luật và hiệu quả.
Cùng với chất lƣợng đƣợc nâng cao, số lƣợng phát hành ngày càng tăng, đội ngũ phóng viên, biên tập viên cũng nhanh chóng trƣởng thành. Đến nay, toà báo đã có một hệ thống các ban, phòng chức năng tƣơng đối hoàn chỉnh, với trên 250 cán bộ, nhân viên, trong đó, phóng viên, biên tập viên chiếm 2/3. Toà báo cũng xây dựng đƣợc một đội ngũ đông đảo cộng tác viên có trình độ, trí tuệ và tâm huyết. Đó là những nhân tố quyết định bảo đảm cho TBKTVN phát triển nhanh và vững bền. Hằng năm, tờ báo nộp ngân sách Nhà nƣớc mỗi năm gần 3 tỷ đồng thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp.
2.2.4 Đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh
Qua 17 năm phát triển, từng bƣớc, TBKTVN đã mang dáng dấp của một TĐBC. Từ số báo đầu tiên tháng 9/1991, mỗi tháng một kỳ, nay đã trở thành một tổ hợp các ấn phẩm kinh tế có uy tín trong làng báo Việt Nam. TBKTVN tiếng Việt ra hàng ngày, từ thứ 2 đến thứ 7, mỗi số in hàng chục ngàn bản, bình quân 16 đến 20 trang, đƣợc phát hành rộng rãi trong cả nƣớc, có mặt cả trên các tuyến máy bay ra nƣớc ngoài.
Tạp chí Vietnam Economic Times, Tiếng Anh, ra hàng tháng, chủ yếu phát hành cho trí thức, doanh nhân ngƣời nƣớc ngoài, số lƣợng hàng vạn bản mỗi kỳ, là tờ báo đối ngoại lớn của Việt Nam. Tạp chí Tƣ vấn Tiêu và Dùng, ra tháng hai kỳ, số trang in khoảng 120 trang mỗi kỳ, số bản in khoảng 30 ngàn bản\kỳ. Tạp chí vừa tròn 10 tuổi. The Guide tiếng Anh, tiếng Hoa và tiếng Nhật ra hàng tháng, số lƣợng ra 30 ngàn bản mỗi kỳ với 120 trang/bản, chủ yếu phát hành cho các doanh nhân, du khách nƣớc ngoài. Đang chuẩn bị điều kiện để xuất bản Guide tiếng Pháp. Báo điện tử VnEconomy, bằng tiếng Việt và tiếng Anh, cập nhật kịp thời các tin tức kinh tế - xã hội tổng hợp hàng ngày. Đến nay, tổng số lƣợt ngƣời truy cập đã vƣợt mức 1,3 tỷ lƣợt.
Bộ máy tổ chức của các ấn phẩm cũng đƣợc vận hành theo hƣớng riêng biệt để có thể tự đứng vững thông qua tự hạch toán thu chi dựa trên doanh số phát hành cũng nhƣ quảng cáo. Việc các ấn phẩm phụ tự sống đƣợc khiến khả năng phát triển của TBKTVN đồng đều và bền vững hơn.
Không chỉ hoạt động trong lĩnh vực báo chí, TBKTVN còn phát triển trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ với việc xây dựng nhà văn phòng cho thuê, bãi để xe cho thuê... mặc dù chƣa thể thành lập những công ty con để chuyên về
hoạt động trong từng lĩnh vực riêng biệt. Tuy nhiên, với việc mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực khác cũng cho thấy một minh chứng về khả năng hình thành và phát triển báo chí theo hƣớng tập đoàn ở Việt Nam.
Tóm lại hoạt động TBKTVN đƣợc hình thành trên 3 “trụ cột” chính là công tác quảng cáo, PR, mở rộng kinh doanh và phát triển phát hành. Tất cả những hoạt động này đều có sự điều hành cụ thể, tỉ mỉ của lãnh đạo tờ báo. Và quan trọng nhất, tờ báo luôn tìm cách đổi mới nội dung, hình thức để phục vụ tôn chỉ cuối cùng là đáp ứng nhu cầu thông tin, quảng bá cho các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc đang làm ăn tại Việt Nam một cách tốt nhất, nhanh nhất. Tuy nhiên, trong hoạt động tƣơng lai, TBKTVN cũng phải đối mặt với không ít những thách thức đến từ sự phát triển mạnh mẽ của nhiều tờ báo kinh tế khác nhƣ Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Đầu tƣ, Thƣơng mại, Doanh nhân Sài Gòn, Sài Gòn Tiếp thị... Thách thức đầu tiên là việc duy trì đƣợc lƣợng thông tin cập nhật liên tục, nóng hổi để thu hút độc giả là doanh nghiệp. Đây là yếu tố sống còn của một tờ báo. Và đó cũng là một trong những nguyên nhân đƣa đến quyết định tăng số kỳ xuất bản một tuần của TBKTVN từ 5 lên 6 kỳ từ tháng 11/2006. Nhƣng bên cạnh việc tăng kỳ, đa dạng hóa thông tin thì TBKTVN còn chủ trƣơng “chăm sóc” khách hàng tốt hơn thông qua những dịch vụ trọn gói để xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu. Hằng năm, TBKTVN cũng đã tổ chức hội nghị khách hàng quảng cáo và phát hành nhƣ một nét đặc thù riêng trong hoạt động kinh tế của báo so với những tờ báo khác. Điều đó cho thấy quan niệm hoạt động nhƣ một doanh nghiệp với khách hàng riêng của lãnh đạo TBKTVN.
Sau đây là biểu đồ về tỷ lệ tăng trưởng giữa các mảng doanh thu phát hành, quảng cáo và hoạt động kinh doanh khác:
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
Phát hành Quảng cáo Kinh doanh khác
* Đơn vị: tỷ đồng
2006 2007 2008
Thách thức tiếp theo của TBKTVN đến từ các “đối thủ” là sự phát triển mạnh mẽ cuả công nghệ làm báo với sự đầu tƣ ngày càng mạnh của các tập đoàn truyền thông nƣớc ngoài sẽ buộc tờ báo phải tiếp tục đổi mới nếu không muốn tụt hậu. Nhƣ vậy, khả năng liên doanh, liên kết với đối tác nƣớc ngoài để duy trì ƣu thế về công nghệ làm báo là tất yếu đối với TBKTVN. Việc tiếp nhận này có thể đem lại những hiệu ứng tích cực hơn trong hoạt động kinh tế của tờ báo đặc biệt trong chiến lƣợc dài hơi về xây dựng thƣơng hiệu, quảng bá ấn phẩm, tăng khả năng phát hành ra nƣớc ngoài và nhất là tiến thêm một bƣớc trong việc mở rộng các lĩnh vực kinh doanh ngoài xuất bản phẩm.
2.3 Vài nhận xét về những vấn đề đặt ra trong hoạt động kinh doanh báo chí ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, dù báo chí đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng nhƣng xu hƣớng “thƣơng mại hoá” vẫn xuất hiện ở không ít cơ quan báo chí,
xuất bản chƣa đƣợc ngăn chặn và đẩy lùi, nhiều lúc, nhiều mặt còn nghiêm trọng hơn. “Thƣơng mại hoá” đi liền với khuynh hƣớng hạ thấp vai trò, chức năng của báo chí, hạ thấp chất lƣợng chính trị, khoa học của sách, báo. Đi đôi với khuynh hƣớng “thƣơng mại hoá” là xa rời tôn chỉ, mục đích, đối tƣợng phục vụ. Trong bài phát biểu tại hội nghị báo chí toàn quốc ngày 8-9/1/ 2007, Ủy viên Bộ chính trị Trƣơng Tấn Sang đã nhấn mạnh đến nguy cơ của xu hƣớng thƣơng mại hóa: “Một số cơ quan báo chí chƣa tự giác chấp hành sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nƣớc, có biểu hiện coi nhẹ chức năng chính trị, tƣ tƣởng của báo chí cách mạng, xa rời tôn chỉ, mục đích; thiếu nhạy bén chính trị, bị khuynh hƣớng “thƣơng mại hóa” chi phối, chạy theo thị hiếu tầm thƣờng, nặng thông tin về những hiện tƣợng tiêu cực, yếu kém, mặt trái của xã hội, thổi phồng, khoét sâu vào các thiếu sót, khuyết điểm, làm “nóng” lên một số vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nƣớc, của các ngành, địa phƣơng một cách thiếu ý thức; đăng cả những thông tin mật của Nhà nƣớc, những bí mật kinh tế liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khai thác đời tƣ cá nhân, vi phạm Luật Báo chí; ít chú ý việc phát hiện, cổ vũ, biểu dƣơng những tấm gƣơng ngƣời tốt, việc tốt, những nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…
2.3.1 Quản lý hoạt động kinh doanh báo chí chƣa theo kịp sự phát triển thực tiễn sự phát triển thực tiễn
Thực tế, việc xuất hiện những tòa nhà cao tầng do những tờ báo làm chủ đầu tƣ dùng để cho thuê văn phòng, làm khách sạn; hay nhƣng dự án đầu tƣ khu chung cƣ, khu do thị cho thấy khả năng tham gia của báo chí vào những lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Nhiều tờ báo lớn sở hữu những công ty in, công tin dịch vụ quảng cáo... đã đƣa đến sự hình dung về TĐBC tại Việt Nam không phải là phép cộng của các tòa soạn mà là một tổ hợp gồm nhiều lĩnh vực khác nhau