Tổng quan vấn đề nghiên cứ u

Một phần của tài liệu Thực trạng hiểu biết, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của sinh viên hiện nay (Trang 30 - 34)

6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết

1.3.2.Tổng quan vấn đề nghiên cứ u

Nghiên cứu về SKSS VTN được tiến hành rất sớm trên thế giới, đặc biệt ở

các quốc gia phát triển. Từ Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD) tại Cai-rô, Ai Cập (tháng 4/1994), sau khi định nghĩa chính thức về SKSS được thống nhất phổ biến đến mọi quốc gia trên thế giới thì mối quan tâm của các nhà quản lý xã hội, các nhà khoa học, nhà giáo dục và toàn xã hội cũng được nâng lên.

Ở Việt Nam, nghiên cứu thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi của vị thành niên/thanh niên đối với SKSS được nhiều nghiên cứu đề cập. Nội dung SKSS trong các nghiên cứu này thường bao gồm những vấn đề về tình bạn, tình yêu, tình dục, QHTD, sử dụng các BPTT, có thai sớm và nạo hút thai trong lứa tuổi VTN, nhận thức về HIV/AIDS và các bệnh LTQĐTD. Dưới đây xin trình bày tóm tắt kết quả của một số nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này:

“Kho sát, đánh giá v kiến thc, thái độ, thc hành ca v thành niên, thanh niên Hi Phòng vi các vn đề liên quan đến SKSS” (1999) do Nguyễn Quốc Anh,

Nguyễn Mỹ Hương, Daniel Weitraub, Meredith Caplan - Uỷ ban Quốc gia Dân số - Kế hoạch hoá gia đình tiến hành. Mẫu nghiên cứu gồm 1.100 thanh niên trong độ tuổi tử 15-24 được lựa chọn ngẫu nhiên để phỏng vấn tại 20 xã của dự án “Giáo dục SKSS và sức khỏe gia đình vị thành niên tại Hải Phòng”. Kết quả cho thấy (1) Kiến thc v SKSS: chỉ có 25,7% VTN&TN có kiến thức đúng về thời điểm thụ thai là giữa hai kỳ kinh. 93,2% VTN&TN biết ít nhất một BPTT hiện đại và 61,4% biết ít nhất một BPTT tự nhiên. Bao cao su (BCS) là BPTT được biết đến nhiều nhất, tiếp

đến là vòng tránh thai, thuốc tránh thai và triệt sản [55, tr.48]. Nơi cung cấp BPTT phổ biết được VTN&TN biết đến là cơ sở y tế [55, tr.52]. Những bệnh LTQĐTD được biết đến nhiều nhất là HIV/AIDS, lậu và giang mai với tỷ lệ tương ứng 69,7%, 50,4% và 48,3% [55, tr.53]. Sử dụng BCS khi QHTD, không QHTD với gái mại dâm, không dùng chung bơm kim tiêm và có quan hệ tình cảm trong sạch, không QHTD với nhiều người là những cách phòng tránh HIV/AIDS được VTN&TN kể đến nhiều nhất [55, tr.59]. Có khoảng 40% có quan sai lầm cho rằng nạo phá thai và hút điều hoà kinh nguyệt là một biện pháp KHHGĐ [55, tr.60]; (2) Thái độ đối vi các vn đề SKSS: Đa số VTN&TN (82%) vẫn rất đề cao trinh tiết của người con gái,

có sự khác biệt rõ rệt giữa nam nữ VTN&TN trong quan niệm này (92,6% nữ và gần 70% nam) và 91,3% VTN&TN cho rằng chỉ nên có QHTD trong hôn nhân [55, tr.64]. Các phương tiện thông tin đại chúng (TTĐC) được coi là phù hợp nhất để cung cấp thông tin về SKSS cho VTN&TN (86,5%), tiếp đến là các cơ sở y tế, bạn bè cùng lứa, thầy cô giáo và cha mẹ [55, tr.70]. Những vấn đề liên quan đến SKSS mà VTN&TN muốn được cung cấp bao gồm giáo dục tình dục cho VTN&TN (80,3%), tuyên truyền về các BPTT (78,7%) và cung cấp các BPTT (62,0%) [55, tr.71].

Dương Đăng Hanh (1999), “Nghiên cứu kiến thc, thái độ, hành vi tính dc ca sinh viên la tui 18-24 chưa lp gia đình ti Tp. H Chí Minh”, luận văn thạc

sỹ y học, trường ĐH Y dược Tp. Hồ Chí Minh. Tổng số 1.508 nam nữ sinh viên thuộc 14 trường đại học đóng trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh đã tham gia vào nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số sinh viên đều biết 4 loại BPTT phổ biến trong chương trình KHHGĐ của Viêt Nam, đó là: bao cao su (91,2%), vòng tránh thai (84,1%), thuốc uống tránh thai (84,5%) và đình sản nam/nữ (73,1%). Sinh viên có thái độ rất cởi mở về QHTD trước hôn nhân, đặc biệt là khi đã yêu nhau hay đã hứa hôn; và nam dễ chấp nhận hơn nữ. Tỷ lệ sinh viên có QHTD trước hôn nhân chung cho cả hai giới là 12,8% (nam nhiều gấp 4 lần nữ, lần lượt là 19,7% và 5,5%). Tuổi QHTD lần đầu trung bình là 20, sớm nhất là 16; và trong lần QHTD đầu tiên có 53,5% không sử dụng BPTT.

Cuộc Điu tra Quc gia v v thành niên và thanh niên Vit Nam (SAVY 1)

chính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF). Tổng mẫu điều tra là 7.584 đối tượng VTN&TN nam và nữ đã có vợ/chồng và chưa có vợ/chồng, độ tuổi từ 14-25 sống trong hộ gia đình trên toàn quốc, phân bố trên cả 8 vùng lãnh thổ, khu vực thành thị/nông thôn. Kết quả cho thấy: 1) Hiểu biết v

SKSS: Thanh niên còn thiếu kiến thức về thời điểm thụ thai trong chu kỳ kinh nguyệt,

chỉ có 27,8% trả lời đúng, trong đó nữ hiểu biết cao hơn nam (33,3% so với 21,1%) [14, tr.55]. Điểm hiểu biết về các bệnh LTQDTD của thanh thiếu niên thấp, đạt 3/9 điểm [14, tr.54]. Hầu hết thanh thiếu niên (97%) đều biết ít nhất một BPTT và trung bình đạt 5,6/10 biện pháp, nhóm 22-25 tuổi có mức độ nhận thức về các BPTT cao hơn nhóm trẻ tuổi hơn…; 2) Hiểu biết và ngun thông tin v HIV: 97% thanh thiếu

niên được phỏng vấn cho biết có nghe nói về HIV/AIDS. Gần một nửa số thanh niên được hỏi (49,3%) cho biết họ có tiếp cận với nhiều nguồn thông tin về HIV/AIDS (nghĩa là tiếp cận được với từ 7-9 nguồn thông tin), trong đó các phương tiện TTĐC là nguồn thông tin phổ biến nhất (96,5%), không có sự chênh lệch giữa nam và nữ, giữa thành thị và nông thôn ở tất cả các nhóm tuổi; nguồn thông tin quan trọng thứ hai là từ gia đình (88,2%), tiếp đến là nhóm chuyên môn (giáo viên, nhân viên y tế) (85,3%) và các tổ chức xã hội (68,2%). Mức độ hiểu biết của thanh niên về HIV cách phòng tránh HIV tương đối cao [14, tr.61].

Điu tra cui k (năm 2006) chương trình Sáng kiến sc kho sinh sn cho thanh niên châu Á (RHIYA) v kiến thc, thái độ và hành vi SKSS ca thanh thiếu niên” được thực hiện bởi Viện Dân số và các vấn đề xã hội (IPSS) - Trường Đại học

Kinh tế Quốc dân với sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA). Đối tượng điều tra là các nam, nữ VTN&TN từ 15-24 tuổi đang sống tại gia đình, thuộc 7 tỉnh (Hà Nội, Hải Phòng, Hoà Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Tp.Hồ Chí Minh). Tổng số đối tượng VTN&TN trong mẫu khảo sát là 1.216 người, trong đó có 50,2% nam và 49,8% nữ. Kết quả điều tra như sau: 1) Kiến thc v SKSS: Kiến thức về khả năng thụ thai của VTN&TN vẫn còn thấp, chỉ có

21,3% được đánh giá là có kiến thức đúng; Tỷ lệ VTN&TN biết nơi mua/nhận các BPTT khá cao 90,4%. Tỷ lệ VTN&TN nêu được tên của ít nhất một BPTT lên tới 96,7%, tỷ lệ biết ít nhất hai BPTT là 80,4%. BPTT được VTN&TN biết đến nhiều

nhất là bao cao su (96,1%) và viên uống tránh thai (78,7%); HIV/AIDS là khối kiến thức tốt nhất của VTN&TN, tỷ lệ có hiểu biết đúng về khối kiến thức này lên tới 99,3%. Kiến thức về từng nội dung trong SKSS khá cao, tuy nhiên kiến thức tổng hợp về SKSS của các em còn chưa sâu, chỉ có 32,6% các em có kiến thức đúng về khối kiến thức này và VTN&TN nữ có kiến thức tổng hợp về SKSS tốt hơn nam rất nhiều; 2) Thái độđối vi SKSS: Hầu hết thanh niên (91,2%) đánh giá việc nhận thông

tin về các BPTT là rất quan trọng, 89,6% VTN&TN cho rằng việc tiếp cận với thông tin về các BPTT là khá dễ dàng. Đối tượng chủ yếu được thanh niên tìm đến thảo luận về BPTT, HIV/AIDS và các bệnh LTQĐTD là bạn bè (khoảng từ 60% đến

70%); 3) Hành vi lên quan đến SKSS/TD: Tỷ lệ nam thanh niên có QHTD trước hôn

nhân nhiều hơn nữ (70 nam/10 nữ cho biết đã có QHTD trước hôn nhân). Đại bộ phận VTN&TN nam có QHTD lần đầu với bạn gái của mình, còn đại bộ phận VTN&TN nữ có QHTD lần đầu với chồng chưa cưới. Tỷ lệ VTN&TN sử dụng bao cao su khi QHTD khá cao 94,6%.

Luận văn thạc sỹ y tế công cộng của Phạm Thị Phương Dung, trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội, 2006 nghiên cứu về“Kiến thc, thc hành phòng chng bnh lây truyn qua đường tình dc và HIV/AIDS ca n sinh viên mt trường cao

đẳng ti qun Tây H, Hà Ni năm 2006”. Cỡ mẫu khảo sát 402 trường hợp là

những nữ sinh viên chưa có chồng tại một trường cao đẳng tại quận Tây Hồ - Hà Nội. Nghiên cứu tập trung tìm hiểu kiến thức của sinh viên về các bệnh LTQDTD (triệu chứng, nguyên nhân, cách phòng bệnh, nguyên tắc điều trị, nơi khám chữa và điều trị bệnh), về HIV/AIDS (con đường lây truyền và cách phòng tránh) và về thực hành của sinh viên trong phòng chống các bệnh LTQĐTD và HIV/AIDS (QHTD trước hôn nhân). Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nữ sinh viên đạt yêu cầu về kiến thức các bệnh LTQĐTD là 70,6% nhưng kiến thức cụ thể còn chưa tốt: 23,1% không kể được một bệnh lây truyền qua đường tình dục nào, dưới 70% biết được một số triệu chứng của bệnh, gần 40% không biết nguyên tắc điều trị các bệnh LTQĐTD; chỉ có 40,5% nữ sinh viên đạt yêu cầu về kiến thức HIV…

Tóm lại, nghiên cứu về vấn đề SKSS/TD VTN&TN đã được nhiều nhà nghiên cứu trong nước đề cập tới bằng phương pháp điều tra xã hội học: thu thập thông tin

định lượng qua các bảng hỏi, thu thập thông tin định tính qua các phỏng vấn sâu, hội thảo, thảo luận nhóm. Chủ đề chung xuyên suốt các nghiên cứu này là về vấn đề thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi của vị thành niên đối với SKSS. Những nội dung thường được đề cập đến là tình bạn, tình yêu, QHTD, sử dụng các BPTT, có thai sớm và nạo hút thai trong lứa tuổi VTN; nhận thức về HIV/AIDS. Bên cạnh đó, nội dung về các tệ nạn xã hội cũng được nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là vị thành niên và thanh niên độ tuổi từ 15-24. Tuy nhiên, nghiên cứu về vấn đề SKSS/TD VTN&TN cho thanh niên là sinh viên các trường đại học và cao đẳng là chưa nhiều. Luận văn này tập trung tìm hiểu thực tế hiểu biết, thái độ và hành vi của sinh viên đối với SKSS.

Một phần của tài liệu Thực trạng hiểu biết, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của sinh viên hiện nay (Trang 30 - 34)