Tổng quan địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng hiểu biết, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của sinh viên hiện nay (Trang 34)

6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết

1.4. Tổng quan địa bàn nghiên cứu

1.4.1. Trường Đại hc Sư phm Hà Ni

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được thành lập ngày 11 tháng 10 năm 1951, là trường trọng điểm, đầu ngành trong hệ thống các trường sư phạm, là trung tâm lớn về đào tạo giáo viên và nghiên cứu khoa học.

Theo Báo cáo tổng kết năm học 2004-2005, trường có 6983 sinh viên hệ chính qui trong đó có 1453 sinh viên hệ chính qui theo địa chỉ, 46768 sinh viên hệ không chính qui trong đó có 31912 sinh viên hệ từ xa và 16856 sinh viên hệ tại chức. [44]

Với sự hợp tác và hỗ trợ của UNFPA qua các Chương trình Quốc gia chu kỳ 4 (CP4) (1992-1996), Chương trình Quốc gia chu kỳ 5 (1997-2000) và Chương trình Quốc gia chu kỳ 6 (2001-2005), Bộ GD-ĐT đã biên soạn giáo trình giảng dạy và triển khai thí điểm giảng dạy Giáo dục Dân số - Sức khoẻ sinh sản (GD DS-SKSS) cho sinh viên 4 khoa: Sinh, Địa lý, Tâm lý giáo dục và Giáo dục chính trị của các trường ĐHSP Hà Nội, Huế và Tp. Hồ Chí Minh. Kết thúc chu kỳ 6, bộ tài liệu về GD DS-SKSS dành cho 4 khoa nói trên của các trường ĐHSP đã được hoàn thiện hơn. Trong chu kỳ 7 (2006-2010) bộ giáo trình này được tiếp tục sửa đổi để đưa vào giảng dạy không những cho sinh viên 4 khoa của 3 trường đại học nói trên mà còn có thể mở rộng ra hệ thống các trường ĐHSP trên toàn quốc. Tại trường ĐHSP Hà Nội, hiện tại có 4 khoa giảng dạy một học phần riêng về nội dung Dân số - SKSS,

đó là các khoa: Địa lý, Giáo dục chính trị, Sinh học và Tâm lý giáo dục. Môn học này được giảng dạy cho sinh viên năm thứ hai hoặc thứ ba, tuỳ theo đặc thù về chuyên ngành đào tạo của từng khoa mà khối kiến thức về SKSS/TD VTN được lồng ghép cho phù hợp. [27]

Cũng liên quan đến hoạt động nhằm tuyên truyền và giáo dục SKSS cho sinh viên, năm học 2007-2008, theo quyết định của Ban chấp hành Đoàn trường ĐHSP Hà Nội, câu lạc bộ “Bạn - Tôi và Chiếc ô” đã được chính thức thành lập vào ngày 12 tháng 3 năm 2008. Câu lạc bộ (CLB) được thành lập với mục đích tuyên truyền, giáo dục về SKSS, HIV/AIDS và kỹ năng sống cho sinh viên trường ĐHSP và các đoàn viên thanh niên khác. Hoạt động tuyên truyền của CLB được tổ chức dưới nhiều hình thức đa dạng như sinh hoạt thường kỳ, thi tìm hiểu, tư vấn,… Mọi hoạt động của câu lạc bộ đều được thông tin trên trang web của Đoàn thanh niên trường: http://doantn.hnue.edu.vn, đồng thời CLB cũng có một bảng tin để thông báo và cập nhật các tin tức liên quan đến nội dung SKSS và HIV/AIDS.

Như vậy, có thể thấy sinh viên trường ĐHSP Hà Nội có một môi trường hết sức thuận lợi, cả chính thức và không chính thức (hoạt động Đoàn thanh niên, Hội sinh viên) để tiếp cận, giao lưu trao đổi thông tin liên quan đến SKSS/TD VTN.

1.4.2. Trường ĐH Khoa hc xã hi và nhân văn – ĐH Quc gia Hà Ni

Là một trường đại học trọng điểm, đầu ngành, có uy tín và truyền thống lâu đời, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội có sứ mệnh đi đầu trong sáng tạo, truyền bá tri thức và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học xã hội và nhân văn, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Tính đến 30/11/2008, tổng số sinh viên toàn trường là 12888, trong đó có 5472 sinh viên đại học hệ chính quy; 4571 sinh viên đại học hệ không chính quy; 2122 học viên cao học; 161 nghiên cứu sinh; và 562 sinh viên nước ngoài.

Về hoạt động tuyên truyền, giáo dục SKSS cho sinh viên: Từ năm 2002 đến nay, trường ĐH KHXH&NV đã thành lập và duy trì hoạt động một Đội tuyên truyn SKSS - một đội tình nguyện hoạt động xã hội nằm trong sự quản lý của Hội sinh viên và Đoàn trường. Mô hình Đội tuyên truyền SKSS được thành lập đến cấp

khoa và hầu hết các khoa trong trường đều có. Đội được thành lập với sự hỗ trợ về chuyên môn, tài liệu tuyên truyền của Ngôi nhà tuổi trẻ (tên chính thức là Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên, đóng ở số 5 Nguyễn Quý Đức - Thanh Xuân - Hà Nội). Thành viên của đội đều là sinh viên tình nguyện được trải qua các vòng phỏng vấn và kiểm tra kiến thức về SKSS, được tham gia các lớp tập huấn, trang bị kiến thức từ Ngôi nhà tuổi trẻ. Hoạt động của đội nhằm trang bị những kiến thức về tâm sinh lý trong tình bạn, tình yêu, tình dục an toàn, các kiến thức về phòng chống HIV/AIDS, về phòng tránh thai… Ngoài hình thức tuyên truyền theo nhóm nhỏ, phát tờ rơi tuyên truyền đến các khu nhà trọ, trong ký túc xá của trường, đội Tuyên truyền SKSS còn thường xuyên tổ chức các cuộc thi kiến thức như cuộc thi “Hành trình cùng bạn”. Cuộc thi này được tổ chức định kỳ hàng năm cho sinh viên của tất cả các khoa trong trường. Đây là sân chơi bổ ích cho các bạn sinh viên trao đổi, tiếp thu những kiến thức về SKSS, tình dục và HIV/AIDS, làm hành trang xây dựng cuộc sống an toàn lành mạnh. [52]

1.4.3. Trường Đại hc Bách khoa Hà Ni

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội với vị trí là con chim đầu đàn trong các trường Đại học khoa học công nghệ, là chiếc nôi đầu tiên đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật cho Đất nước.

Số lượng tuyển sinh hàng năm: Hệ đại học gồm 3700 sinh viên chính quy, 2000 sinh viên tại chức, hàng trăm kỹ sư bằng hai và 500 sinh viên chương trình đào tạo quốc tế. Hệ sau đại học có 1000-1200 học viên cao học; 60-70 nghiên cứu sinh. [48]

Tại trường ĐHBK, Đoàn thanh niên và Hội sinh viên trường hầu như chưa có hoạt động định kỳ, thường xuyên cho công tác tuyên truyền về SKSS/TD VTN&TN cho sinh viên toàn trường. Hội sinh viên có một số hoạt động đơn lẻ ở quy mô nhỏ dành cho sinh viên trong ký túc xá dưới hình thức lồng ghép chủ đề SKSS vào các bài phát thanh do tiểu ban tuyên truyền phụ trách. Như vậy, đối với sinh viên ĐHBK, việc tiếp cận thông tin về SKSS/TD VTN&TN từ phía nhà trường (Đoàn thanh niên và Hội sinh viên) là có hạn chế.

CHƯƠNG 2: THC TRNG HIU BIT, THÁI ĐỘ HÀNH VI CHĂM SÓC SKSS CA SINH VIÊN HIN NAY 2.1. Đặc điểm đối tượng khảo sát

Phân b mu kho sát theo đặc đim cá nhân ca đối tượng

Tổng số có 306 phiếu điều tra được thu về, trong đó sinh viên ĐHBK chiếm 32,7%, sinh viên ĐH KHXH&NV chiếm 34,3% và còn lại 33,0% là sinh viên trường ĐHSP Hà Nội.

Trong tổng mẫu điều tra có 33,3% là sinh viên năm thứ nhất, sinh viên năm thứ hai 34,3% và sinh viên năm thứ ba là 32,4%. Phân theo giới tính, có 51,6% sinh viên nữ và 48,4% sinh viên nam. Tuy nhiên, xét theo khối trường, cơ cấu giới tính này lại có sự khác biệt: ĐHBK Hà Nội 46,0% sinh viên nữ và 54,0% sinh viên nam; ĐH KHXH&NV, tỷ lệ này là 58,1% và 41,9%; ĐHSP Hà Nội là 50,5% và 49,5%. Điều này có thể do đặc trưng ngành nghề đào tạo của mỗi trường quy định. Nếu xét theo năm học, sinh viên nữ luôn chiếm tỷ lệ cao hơn nam ở tất cả các khoá.

Độ tuổi trung bình của sinh viên trong mẫu khảo sát là 21, thấp nhất là 18 tuổi và cao nhất là 26. Số sinh viên trong mẫu nghiên cứu tập trung nhiều ở nhóm tuổi từ 19 đến 21. Hầu hết sinh viên (97,3%) nằm trong độ tuổi thanh niên từ 15-24 tuổi (ở đây là từ 18-24 tuổi), chỉ có một tỷ lệ nhỏ không đáng kể trong mẫu khảo sát có độ tuổi nằm ngoài biên độ trên. Điều này là do khách thể thu thập thông tin của nghiên cứu này chỉ giới hạn trong sinh viên đại học năm thứ nhất đến năm thứ ba mà không tiếp cận tới nhóm sinh viên năm thứ tư. Từ phân bố mẫu khảo sát theo độ tuổi như trên cho phép chúng ta có thể so sánh kết quả thu được về hiểu biết, thái độ và hành vi chăm sóc SKSS của nhóm sinh viên đại học với nhóm VTN&TN Việt Nam nói chung trong một số nghiên cứu đã được tiến hành trước đó.

V nơi hin ti, số sinh viên thuê trọ chiếm tỷ lệ lớn nhất 43,5% trên tổng mẫu điều tra. Số sinh viên ở ký túc xá chiếm tỷ lệ cũng tương đối cao 34,3%. Số còn lại ở cùng với bố mẹ hoặc người thân/người quen 14,4% và 7,8%. Tỷ lệ sinh viên hiện đang sống trong ký túc xá ở ĐHSP là 61,4%, trong khi ĐHBK và ĐH

là 45,0% và 57,1% (p=0.000<0.05). Điều này phần nào vẫn phản ánh tính chất bao cấp của ngành sư phạm. (Xem Đồ th 1)

Đồ thị 1: Phân bố mẫu khảo sát theo nơi ở hiện tại

và theo khối trường (%)

21.0 14.4 6.7 5.9 7.8 45.0 43.5 15.2 61.4 17.0 5.0 11.0 57.1 27.7 34.3 27.0 0 10 20 30 40 50 60 70 ĐH Bách Khoa Hà Nội ĐH KHXH & NV ĐH Sư phạm Hà Nội Tổng Nhà riêng cùng bố mẹ Nhà người thân/người quen

Nhà thuê trọ Ký túc xá

V nơi trước khi hc đại hc, có 51,3% sinh viên đến từ khu vực nông thôn, 22,9% đến từ thành phố; đến từ các thị xã/ thị trấn chiếm tỷ lệ 19,9% và thấp nhất là sinh viên đến từ khu vực miền núi chỉ có 5,9%.

Hơn một nửa số sinh viên (54,6%) đã từng có người yêu, nhưng số hiện tại có người yêu chỉ còn 1/3 (chiếm 32,4%). Trong khi với cùng câu hỏi “Bạn đã bao gi

có người yêu chưa?”, kết quả của Điều tra SAVY năm 2003 cho thấy có 28% thanh

thiếu niên độc thân đã từng có người yêu [14, tr.38]. Như vậy, có thể thấy tỷ lệ sinh viên trong mẫu khảo sát đã từng có người yêu cao hơn gấp gần 2 lần so với tỷ lệ VTN&TN đã từng có người yêu trong điều tra SAVY 2003.

Phân b mu kho sát theo mc độ tiếp cn các phương tin truyn thông

đại chúng

Trong xã hội thông tin hiện nay, truyền thông đại chúng (TTĐC) không chỉ đơn thuần là phương tiện giải trí mà còn là nguồn cung cấp thông tin vô cùng hữu ích và đa dạng, được cập nhật từng giờ, từng phút. TTĐC trong thế giới hiện đại có vai trò rất quan trọng. Vấn đề đặt ra là đối với sinh viên - những trí thức tương lai của đất nước, mức độ cập nhật thông tin, tiếp cận với thông tin đại chúng như thế nào?

Khoảng 2/3 sinh viên trong mẫu khảo sát (69,9%) tiếp cận với ít nhất 3 phương tiện TTĐC trong tuần. Điều này cho thấy mức độ nhạy bén của sinh viên trong tiếp nhận thông tin, nâng cao kiến thức từ các kênh TTĐC. Có sự khác biệt theo khối trường trong số lượng phương tiện TTĐC tiếp cận được trong tuần, tỷ lệ tương ứng giữa ba trường ĐHBK, ĐH KHXH&NV và ĐHSP lần lượt là 77,0%%, 76,2% và 56,4% (p=0.013 < 0.05).

Phân tích theo từng phương tiện TTĐC cụ thể mà sinh viên tiếp cận cho thấy, internet là phương tiện được sinh viên tiếp cận nhiều nhất. Tỷ lệ sinh viên tiếp cận với từng phương tiện TTĐC ít nhất 1 lần trong tuần trở lên phân bố theo thứ tự như sau: internet 82,4%, đọc sách/báo/tạp chí 79,7%, xem ti vi 67,3% và thấp nhất là nghe đài 63,4%. (Xem Đồ th 2)

Đồ thị 2: Phân bố mẫu khảo sát theo mức độ tiếp cận

các phương tiện truyền thông đại chúng (%)

Trong SAVY (2003), xem xét tần suất tiếp cận với các phương tiện TTĐC cho thấy tivi vẫn là nguồn thông tin quan trọng nhất. Có 86,5% thanh thiếu niên xem tivi ít nhất 2 lần một tuần, có 50% xem hàng ngày; 52% nghe đài ít nhất 2 lần một tuần; 45% đọc báo/tạp chí ít nhất 2 lần một tuần; 17,3% đã từng sử dụng internet [14, tr.53].

Kết quả điều tra RHIYA (2006) cũng cho thấy ti vi là kênh TTĐC phổ biến nhất, tiếp cận được với hầu hết VTN&TN. Số liệu cụ thể như sau: 99,8% thanh niên

40.8 49.7 42.8 38.9 22.5 17.6 26.1 1.3 7.8 40.8 39.5 15.7 28.8 19.0 6.5 2.0 0 10 20 30 40 50 60 Đọc sách báo/tạp chí

Nghe đài Xem Ti vi Sử dụng Internet

trong mẫu điều tra xem ti vi ít nhất 1 lần trong tuần, 76,3% đọc báo ít nhất 1 lần trong tuần và 53,5% nghe đài ít nhất 1 lần trong tuần [63, tr.31].

Từ số liệu phân tích ở trên cho thấy có sự khác biệt giữa nhóm thanh niên là sinh viên với nhóm VTN&TN nói chung trong các cuộc điều tra trước đó về loại phương tiện truyền thông được tiếp cận thường xuyên nhất. Nếu như đối với VTN&TN nói chung, ti vi là phương tiện TTĐC được tiếp cận nhiều nhất trong tuần thì đối với nhóm sinh viên, internet mới là phương tiện phổ biến nhất. Điều này có thể do internet là phương tiện truyền thông kiểu mới, là công cụ lưu trữ và tìm kiếm thông tin nhanh và hiệu quả nhất trong thời đại xã hội tri thức nên nó thu hút được đông đảo các bạn trẻ, đặc biệt là giới sinh viên. Nguyên nhân thứ hai có thể kể đến là do sự phát triển mạnh mẽ của mạng internet ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Sau 10 năm (1997-2007), tốc độ truy cập Internet tại Việt Nam tăng 7500 lần; giá truy cập rẻ nhất trong khu vực và trên thế giới; lượng thuê bao đã đạt con số hơn 18 triệu... Tốc độ phát triển internet của Việt Nam đứng đầu thế giới. [64]

Phân tích mức độ tiếp cận các phương tiện TTĐC của sinh viên theo giới tính có thể thấy: hầu như không có sự khác biệt giữa nam sinh viên và nữ sinh viên trong mức độ tiếp cận với sách/báo/tạp chí và tivi, tuy nhiên ở hai phương tiện truyền thông là đài tiếng nói và internet thì sự khác biệt về giới tính lại có ý nghĩa (p=0.000 và p=0.015 < 0.05). 72,8% nữ sinh viên nghe đài tiếng nói ở mức hơn 1 lần trong tuần, trong khi tỷ lệ này ở nam sinh viên chỉ có 53,4%. Sinh viên nam lại tỏ ra có ưu thế hơn ở lĩnh vực liên quan đến khoa học máy tính, 87,8% sinh viên nam sử dụng internet hơn 1 lần trong tuần so với 77,2% sinh viên nữ.

Phân b mu kho sát theo tin nghi gia đình

Đồ thị 3: Phân bố đối tượng điều tra

theo tiện nghi gia đình tại nơi ở hiện tại (%)

Đồ thị 4: Tỷ lệ sinh viên có đài, ti vi và

máy vi tính phân theo khối trường (%) 68.3 63.4 72.9 55.2 5.6 93.5 33.3 69.3 0.0 20.0 40.0 60.0 80.0 100.0 Đài Ti vi Xe đạp Xe gắn máy Ô tô/xe công nông/xe

tải Điện thoại cốđịnh/di động Tủ lạnh Máy vi tính 61.0 70.573.3 68.3 70.0 64.8 55.4 63.4 88.0 63.8 56.4 69.3 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 90.0 Đài Ti vi Máy vi tính ĐH BK ĐH KHXH&NV ĐH SP Tổng

Hầu hết sinh viên có hoặc đang sống trong khu vực/địa bàn có điện thoại cố định/di động, xe đạp, máy vi tính, đài, ti vi. Đây là những phương tiện hết sức quan trọng và hữu ích cho việc nắm bắt và tiếp nhận thông tin của sinh viên (tỷ lệ tương ứng là 93,5%; 72,9%; 69,3%; 68,3%; 63,4%). Tỷ lệ sinh viên có xe máy cũng tương đối cao chiếm 55,2%.

Có sự khác biệt giữa sinh viên ba trường về 3 phương tiện để tiếp cận thông tin từ các kênh TTĐC là đài, ti vi và máy vi tính. Sinh viên ĐHSP có đài nhiều hơn sinh viên ĐH KHXH&NV và ĐHBK. Trong khi tỷ lệ sinh viên ĐHBK lại có ti vi và máy vi tính nhiều hơn sinh viên ĐH KHXH&NV và ĐHSP (Xem Đồ th 4).

Điều này liệu có ảnh hưởng đến việc tiếp cận các thông tin liên quan đến SKSS từ các kênh TTĐC của sinh viên ở ba trường đại học này?

2.2. Thực trạng hiểu biết, thái độ và hành vi chăm sóc SKSS của sinh viên hiện nay hiện nay

2.2.1. Hiu biết ca sinh viên v SKSS và ngun cung cp thông tin v SKSS

Một phần của tài liệu Thực trạng hiểu biết, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của sinh viên hiện nay (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)