Một số chính sách và văn bản pháp luật liên quan đến SKSS tại Việt

Một phần của tài liệu Thực trạng hiểu biết, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của sinh viên hiện nay (Trang 27 - 30)

6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết

1.3.1.Một số chính sách và văn bản pháp luật liên quan đến SKSS tại Việt

Chính phủ Việt Nam đã quan tâm đến các vấn đề Dân số-KHHGĐ từ đầu những năm 1960, khi thành lập Ủy ban Quốc gia về Sinh đẻ có kế hoạch (năm 1963) trực thuộc Chính phủ do Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm Trưởng ban. Vào đầu những năm 1980, khi vấn đề dân số và KHHGĐ ngày càng trở nên quan trọng trong ưu tiên phát triển, Chính Phủ đã thành lập cơ quan ngang Bộ là Uỷ ban Quốc gia Dân số và sinh để có kế hoạch vào năm 1984. Từ đó đến nay, nhiều chính sách và các văn bản pháp luật quan trọng điều chỉnh hành vi dân số, KHHGĐ, SKSS đã được ban hành và đi vào cuộc sống. Đặc biệt, từ sau Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển ở Cai-rô năm 1994, chương trình Dân số-KHHGĐ của Việt Nam cũng chuyển hướng với sự chú ý nhiều hơn dành cho chăm sóc SKSS nói chung và SKSS của vị thành niên và thanh niên nói riêng.

Ngày 28 tháng 11 năm 2000, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt “Chiến lược quc gia v chăm sóc sc khe sinh sn 2001-2010” với mục tiêu tổng quát là:

“Đảm bảo đến năm 2010, tình trạng SKSS ở Việt Nam sẽ được cải thiện rõ rệt, giảm được sự chênh lệch giữa các vùng và các đối tượng bằng cách đáp ứng tốt hơn những nhu cầu đa dạng về chăm sóc SKSS phù hợp với điều kiện của các cộng đồng ở từng địa phương, đặc biệt quan tâm tới những vùng và đối tượng khó khăn”. Một trong các mục tiêu của thể của chiến lược này là “cải thiện sức khoẻ sinh sản và sức khỏe tình dục vị thành niên và thanh niên, thông qua việc giáo dục và cung cấp dịch vụ SKSS phù hợp với các lứa tuổi”. [10, tr.5-6]

Thực hiện Chiến lược quc gia v chăm sóc sc khe sinh sn 2001-2010, Uỷ

ban Dân số – Kế hoạch hóa gia đình đã xác định các nhóm giải pháp cụ thể cần được triển khai: Thứ nht, truyền thông thay đổi hành vi nhằm “tạo ra sự chuyển đổi

hành vi bền vững về dân số, SKSS/KHHGĐ trên cơ sở cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin với nội dung hình thức phù hợp với từng khu vực, từng vùng và từng nhóm đối tượng”; Thứ hai, “chú trọng hình thức tư vấn, đối thoại, vận động trực tiếp các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, nam giới, thanh niên và vị thành

niên...”; Th ba, “nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ với các nội

dung và hình thức phù hợp trong khuôn khổ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, tiến tới thoả mãn nhu cầu của người dân về chăm sóc SKSS/KHHGĐ, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng có thai ngoài ý muốn, giảm mạnh tình trạng nạo phá thai, hút thai, đặc biệt nạo thai, hút thai ở vị thành niên, góp phần nâng cao chất lượng dân số

(U ban Dân s – KHHGĐ, 2000).

Ngày 22 tháng 12 năm 2000, Chính phủ Việt Nam tiếp tục phê duyệt “Chiến lược Dân s Vit Nam 2001-2010”, với mục tiêu tổng quát là “Thực hiện quy mô

gia đình ít con, khoẻ mạnh, tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước”. Một trong những giải pháp chủ yếu được đưa ra nhằm thực hiện mục này là: “Tạo sự chuyển đổi hành vi bền vững về dân số, SKSS/KHHGĐ trên cơ sở cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin với nội dung và

hình thức phù hợp với từng khu vực, từng vùng và từng nhóm đối tượng. Chú trọng hình thức tư vấn, đối thoại, vận động trực tiếp các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, nam giới, thanh niên và người chưa thành niên. Tập trung hoạt động truyền thông – giáo dục vào những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và những nhóm đối tượng còn hạn chế về nhận thức. Mở rộng các hình thức giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục dân số trong và ngoài nhà trường” [59, tr.6-7].

Pháp lnh dân s năm 2003 đã coi chăm sóc sức khỏe sinh sản là một quyền

cơ bản và ghi rõ: “Mọi công dân có quyền được cung cấp thông tin và dịch vụ dân số có chất lượng, thuận tiện, an toàn và được giữ bí mật theo quy định của pháp luật” (Khoản a và khon b, Điu 4, Pháp lnh dân s 2003) và “Mọi công dân có

quyền được lựa chọn các biện pháp chăm sóc SKSS/KHHGĐ nhằm nâng cao chất lượng dân số” (Khoản c, Điu 4, Pháp lnh dân s 2003). Để giúp cho người dân tiếp cận được các dịch vụ này, “Nhà nước có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ chương trình chăm sóc SKSS, KHHGĐ”

(Khon 2, Điu 5, Pháp lnh dân s 2003).

Ngày 22 tháng 3 năm 2005, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt

Nam ra Ngh quyết s 47/NQ/TW v tiếp tc đẩy mnh thc hin chính sách dân s

và kế hoch hoá gia đình. Trong đó có đề cập đến công tác chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho nhóm đối tượng VTN&TN trong và ngoài nhà trường, bao gồm: Giải pháp 2 về Đẩy mnh tuyên truyn, vn động và giáo dc nêu rõ: “M

rng và nâng cao cht lượng chương trình giáo dc dân s, sc khe sinh sn và kế

hoch hóa gia đình trong và ngoài nhà trường cho v thành niên và thanh niên”;

Giải pháp 5 về Mở rng và nâng cao cht lượng cung cp dch v chăm sóc sc khe sinh sn và kế hoch hóa gia đình cũng nhấn mạnh đến công tác cung cấp dịch

vụ cho nhóm đối tượng là VTN&TN: “Hoàn thiện h thng dch v, chăm sóc sc kho sinh sn và thc hin KHHGĐ, đáp ng đầy đủ nhu cu ca người s dng v

các bin pháp tránh thai… Chú ý đúng mc đến vic đáp ng nhu cu dch vụ đối vi v thành niên, thanh niên. Lng ghép hot động cung cp dch v kế hoch hóa gia đình vi phòng, chng HIV/AIDS”.

Sau hơn ba năm thực hiện Nghị quyết 47-NQ/TW, Thủ tướng chính phủ tiếp tục ban hành Chỉ thị số 23/2008/CT-TTg ngày 04 tháng 08 năm 2008 về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác Dân số và kế hoạch hóa gia đình. Chỉ thị tiếp tục nhấn mạnh đến công tác thông tin giáo dục, truyền thông về SKSS cho đối tượng VTN&TN trong và ngoài nhà trường: “Bộ Giáo dc và Đào to trin khai có hiu qu hot động giáo dc dân s, sc kho sinh sn, gii và gii tính trong và ngoài nhà trường”. Như

vậy, việc nâng cao nhận thức và truyền thông thay đổi hành vi cho vị thành niên và thanh niên về SKSS-KHHGĐ đã và luôn luôn là ưu tiên hàng đầu trong chương trình Dân số-KHHGĐ của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực trạng hiểu biết, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của sinh viên hiện nay (Trang 27 - 30)