Hiểu biết và thông tin về các biện pháp tránh thai

Một phần của tài liệu Thực trạng hiểu biết, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của sinh viên hiện nay (Trang 46 - 55)

6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết

2.2.1.2.Hiểu biết và thông tin về các biện pháp tránh thai

Hiu biết v các bin pháp tránh thai

Kiến thức của sinh viên về các BPTT trong nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở mức độ tìm hiểu xem sinh viên đã từng nghe/biết đến tên những biện pháp nào được sử dụng để tránh thai mà không đi sâu vào cách sử dụng của từng biện pháp. Việc biết 1, 2 hay nhiều tên các BPTT cũng có ý nghĩa tăng sự lựa chọn của các bạn sinh viên trong sử dụng các biện pháp an toàn khi bước vào cuộc sống hôn nhân hoặc khi có QHTD. Sinh viên trong mẫu khảo sát có kiến thức rất tốt về các BPTT. 99,0% sinh viên cho rằng có cách để tránh thai khi có QHTD. Không có sự khác biệt nào về giới tính, năm học và khối trường trong nhận định này.

Trong bảng hỏi, phương pháp kiểm tra kiến thức về các BPTT của sinh viên được đo ở 2 mức độ: mức 1 - “tự kể tên”, mức 2 - “nghe tên” về các BPTT (tức là sau khi điều tra viên gợi ý về tên của các BPTT chưa được đối tượng kể đến ở mức 1). Tổng số có 9 BPTT được liệt kê trong bảng hỏi. Ở mức nhận thức thứ nhất – “tự kể” tên các BPTT, trung bình một sinh viên tự kể được 3,15 BPTT. Nhưng sau khi có gợi ý của điều tra viên, con số này đã tăng lên là 5,88 BPTT (Xem Đồ th 7).

Điều tra SAVY 2003 cũng với phương pháp hỏi lần lượt 10 BPTT liệt kê trong bảng hỏi, trung bình một VTN&TN biết 5,6 BPTT [13, tr.16].

Không có sự khác biệt về giới tính, năm học và khối trường về số BPTT trung bình được sinh viên biết đến ở cả mức “tự kể” và sau khi có gợi ý.

Hiu biết v BPTT hin đại

Tỷ lệ sinh viên tự kể được từ 2 BPTT hiện đại2 trở lên là khá cao 89,5%, nhưng sau khi có gợi ý tỷ lệ này tăng lên 99,0%. (Xem Đồ th 8).

Đồ thị 7: Phân bố đối tượng điều tra

theo số BPTT hiện đại trước và sau gợi ý (%)

Đồ thị 8: Phân bố tỷ lệ sinh viên biết về

các BPTT trước và sau khi đọc phương án trả lời (%) 0.7 0.0 9.8 1.0 35.3 2.6 29.4 7.5 17.3 39.2 6.5 30.4 1.0 13.1 0.0 6.2 0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0 40.0 Không biết tên BPTT nào Biết 1 BPTT Biết 2 BPTT Biết 3 BPTT Biết 4 BPTT Biết 5 BPTT Biết 6 BPTT Biết 7 BPTT Tự kể Sau gợi ý 85.9 95.492.896.7 6.2 29.4 5.2 20.9 47.4 92.5 8.2 35.9 30.7 88.6 17.3 58.5 21.6 70.3 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 90.0 100.0 Thuốc TT Bao cao su Thuốc tiêm Thuốc cấy dưới da Đặt vòng Màng ngăn âm đạo Triệt sản nam/nữ Xuất tinh ngoài Tính vòng kinh Tự kể Sau gợi ý

Xem xét hiểu biết của sinh viên về từng BPTT cụ thể cho thấy đa số sinh viên đều biết đến 4 BPTT phổ biến trong chương trình KHHGĐ của Việt Nam, đó là bao cao su 96,7%, thuốc uống tránh thai 95,4%, vòng tránh thai 92,5% và triệt sản nam/nữ 88,6%. Giống như các cuộc điều tra lớn khác về SKSS/TD VTN&TN như SAVY 2003 và RHIYA 2006, bao cao su vẫn là BPTT được sinh viên biết đến nhiều nhất (Xem Đồ th 9). Có thể do đây là BPTT được đánh giá là phù hợp nhất với thanh

niên, đặc biệt là thanh niên chưa kết hôn như sinh viên trong mẫu khảo sát.

Đồ thị 9: Phân bố đối tượng khảo sát theo hiểu biết về BPTT trong điều tra

sinh viên, SAVY 2003 và RHIYA 2006 (%)

95.4 20.9 92.5 88.5 88.5 58.5 70.3 94.0 44.4 2.6 96.7 29.4 30.0 80.0 80.0 62.9 66.0 38.0 78.7 96.1 5.6 25.1 12.2 12.2 0 20 40 60 80 100 120 Thuốc TT Bao cao su Thuốc tiêm Thuốc cấy Đặt vòng Triệt sản nam Triệt sản nữ Xuất tinh ngoài Tính vòng kinh

ĐT nghiên cứu SAVY 2003 RHIYA 2006

Kết quả nghiên cứu định tính cũng chỉ ra, sinh viên hiện nay không chỉ hiểu biết về tên gọi của các BPTT mà còn tỏ ra có hiểu biết rất sâu sắc về các loại hình cụ thể trong từng BPTT, như: bao cao su có loại dành cho nam, có loại dành cho nữ, loại có mùi, loại không có mùi; thuốc tránh thai có loại uống hàng ngày, có loại khẩn cấp… và tác dụng, cách sử dụng của các BPTT.

H: Em biết có các bin pháp tránh thai nào?

Đ: Bao cao su, viên thuc tránh thai, tiêm thuc tránh thai H: Em có biết có bao nhiêu loi bao cao su không?

Đ: Có bao cao su cho nam, bao cao su dành cho n

H: Em đã nhìn thy bao cao su dành cho n bao gi chưa?

Đ: Em chưa.

H: Thế có nhng loi bao cao su dành cho nam nào?

Đ: Có loi có cht bôi trơn, có loi có cht dit tinh trùng, có loi có mùi, có loi có gai. Bao cao su được phát min phí các cơ s y tế

H: Ngoài bao cao su ra thì còn có bin pháp tránh thai nào na?

Đ: Thuc tránh thai, hàng tháng và thuc khn cp H: Thuc tránh thai khn cp s dng như thế nào?

Đ: S dng trong vòng 72 gi sau quan h, càng sm càng tt H: Có bao nhiêu loi thuc tránh thai khn cp?

...

H: ti sao và khi nào cn s dng thuc tránh thai khn cp?

Đ: Khi đã quan h ri thì phi ngăn cn tinh trùng gp trng thì n phi ung H: viên tránh thai hàng ngày có bao nhiêu viên? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đ: Có 28 viên, lúc đầu ung 21 viên, sau đó ung 7 viên còn li, ung đúng vào nhng gi nht định.

H: 7 viên sau thì có màu khác, ti sao nó li có màu khác?

Đ: Vì đây ch là thuc b

...

H: Ngoài nhng bin pháp tránh thai như bao cao su, thuc tránh thai thì còn biết các bin pháp tránh thai nào khác không?

Đ: Ngoài nhng bin pháp tránh thai như bao cao su, thuc tránh thai thì còn có trit sn nam, trit sn n, đặt vòng, tính vòng kinh, xut tinh ngoài âm đạo.

(Nữ sinh viên, năm thứ ba, khoa Sinh, ĐH Sư phạm Hà Nội).

Hiu biết v BPTT truyn thng

Gần 1/3 số sinh viên (31,7%) trong mẫu điều tra tự kể được ít nhất 1 BPTT truyền thống3. Tuy nhiên, tỷ lệ này đã tăng lên đáng kể (2,6 lần) sau khi có sự gợi ý về tên BPTT, với 82,0% sinh viên biết ít nhất tên 1 BPTT.

Trái với giả định ban đầu của nhà nghiên cứu rằng nữ sinh viên sẽ biết về BPTT truyền thống nhiều hơn nam viên, tỷ lệ nam sinh viên tự kể tên BPTT truyền thống trong nghiên cứu này lại cao hơn nữ sinh viên (39,2% so với 24,7%) và sự khác biệt này là có ý nghĩa (p=0.024 < 0.05). Kết quả này thật đáng ngạc nhiên. Sau khi gợi ý, không có sự khác biệt đáng kể nào giữa hai giới, mặc dù tỷ lệ nữ sinh viên biết ít nhất 1 BPTT truyền thống đã tăng lên cao hơn nam giới (82,9% so với 81,1%).

Tỷ lệ sinh viên tự kể về BPTT truyền thống tăng dần theo độ tuổi, cụ thể ở đây là tăng theo năm học: 23,5% sinh viên năm 1 tăng lên 30,5% ở sinh viên năm 2 và sinh viên năm thứ 3 là 41,5% (p=0.001). Sau khi gợi ý, tỷ lệ này đã tăng lên theo thứ tự các năm học là 76,4%, 82,8% và 86,9%. Sự khác biệt theo năm học sau khi gợi ý là có ý nghĩa (p=0.043 < 0.05).

Tóm lại, ở mức độ tự nhận thức, hiểu biết của sinh viên về tên gọi của các BPTT, cả BPTT truyền thống và hiện đại, chỉ ở mức độ thấp dưới trung bình nhưng sau khi gợi ý mức độ hiểu biết này đã tăng lên đáng kể. BPTT hiện đại được đa số sinh viên biết đến là bao cao su, thuốc uống tránh thai, vòng tránh thai và triệt sản nam/nữ.

Thông tin v các BPTT

Ngun cung cp thông tin v các BPTT

Trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm điều tra có gần 2/3 số sinh viên trong mẫu khảo sát (66,0%) nhận được thông tin về các BPTT.

Để đánh giá mức độ tiếp cận với các nguồn cung cấp thông tin về các BPTT của sinh viên, chúng tôi tiếp tục sử dụng phương pháp cho điểm. Nghe được thông tin về các BPTT từ một nguồn thông tin sẽ được xem là đạt 1 điểm. Điểm tối đa mỗi sinh viên có thể đạt được là 9 điểm. Kết quả cho thấy, trong vòng 6 tháng trước thời điểm điều tra, trung bình một sinh viên nhận được thông tin về BPTT từ 2,04 kênh thông tin. Chỉ có 5,9% tiếp cận được với nhiều nguồn thông tin về BPTT, còn lại đa số (94,1%) sinh viên mới chỉ tiếp cận được với ít nguồn thông tin về BPTT4.

Phân tích theo giới tính thấy tỷ lệ sinh viên nam nhận được thông tin về BPTT trong vòng 6 tháng trước thời điểm điều tra cao hơn nữ sinh viên (70,3% so với 62,0%). Điều này cho thấy khả năng tiếp cận với các nguồn thông tin về BPTT của nam sinh viên tốt hơn nữ sinh viên. Kết quả này là một ngạc nhiên thú vị. Sinh viên năm thứ ba nhận được thông tin về các BPTT nhiều hơn sinh viên năm thứ hai và thứ nhất (70,7% so với 61,0% và 66,7%). Sinh viên ĐHSP nhận được thông tin về BPTT nhiều hơn sinh viên ĐHBK và ĐH KHXH&NV (74,3% so với 63,0% và 61,0%). Tuy nhiên, sự khác biệt về giới tính, năm học và khối trường là không có ý nghĩa về mặt thống kê (p=0.104; 0.285 và 0.185 > 0.05).

Để xác định các kênh truyền thông phổ biến nhất đối với sinh viên trong việc tiếp nhận thông tin về các BPTT, những sinh viên đã nhận được thông tin về các BPTT trong vòng 6 tháng qua tiếp tục được hỏi về các nguồn thông tin họ đã tiếp

cận từ một danh sách gồm 9 nguồn cung cấp thông tin về các BPTT (Đài phát thanh; Ti vi; Sách/báo/tạp chí; Internet; Tờ rơi/Áp phích; Họp hành tại địa phương; Nghe nói chuyện ở trường học; Sinh hoạt Đoàn thanh niên và Hội sinh viên). Đồ thị 10 thể hiện sự phân bố tỷ lệ sinh viên nhận được thông tin về các BPTT từ các nguồn khác nhau trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm khảo sát. Theo đó, sách/báo/tạp chí là nguồn cung cấp thông tin về các BPTT chủ yếu nhất cho sinh viên (66,3%), tiếp đến là tivi (49,0%) và internet (48,0%). Ngoài 9 nguồn cung cấp thông tin nêu trong bảng hỏi, có 7,4% số sinh viên đã nhận thông tin về BPTT từ nguồn khác là bạn bè và người thân trong gia đình.

Đồ th 10: Phân b t l sinh viên nhn

được thông tin v BPTT t các ngun khác nhau trong vòng 6 tháng qua tính

đến thi đim kho sát (%)

Đồ th 11: T l sinh viên đã trao đổi thông tin v BPTT vi nhng người khác

trong 6 tháng qua tính đến thi đim kho sát (%) 43.6 49.0 66.3 48.0 6.4 29.2 17.3 15.8 7.4 26.2 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 Ti vi Inte rnet Khác 8.9 7.3 7.3 7.3 22.6 19.4 88.7 3.2 5.6 3.2 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Giáo viên

Sở dĩ sách/báo/tạp chí trở thành kênh cung cấp thông tin chủ yếu về các BPTT cho sinh viên có thể do đây là chủ đề khá nhạy cảm đối với sinh viên, những người hầu hết đều chưa kết hôn. Họ ngại khi xem, nghe, đọc những thông tin về vấn đề này trước đám đông. Trong khi sách/báo/tạp chí là kênh thông tin đảm bảo tính riêng tư cá nhân, có thể dễ dàng tra cứu, xem lại thường xuyên.

“Thông tin bên ngoài thì ch có ra mng internet hoc là sách báo thôi. Đối vi sinh viên bn em, ti vi thì không có nhá, thì mt là ra mng này, ra mng thì k

tìm thy nhng cái quyn sách trên khoa mượn được ý thì bn em sẽ đọc trước khi ra mng, như thế hay hơn” (Nữ sinh viên, năm thứ ba, khoa Tâm lý giáo dục,

ĐHSP Hà Nội).

Kết quả phỏng vấn sâu cá nhân cũng cho thấy nguồn cung cấp thông tin về BPTT cho sinh viên rất đa dạng.

“Nhng thông tin v BPTT em biết qua sách báo, mng, bn bè, trong chương trình hc, ti vi, băng rôn, áp phích, qung cáo tuyên truyn. Ngoài ra còn qua tuyên truyn ca nhà trường” (Nữ sinh viên, năm thứ ba, khoa Sinh-Kỹ thuật nông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghiệp, ĐHSP Hà Nội).

“Ngun đấy thì có th s qua sách, qua sách tham kho, qua báo chí, qua các phương tin thông tin đại chúng, qua internet, nhìn chung là tng hp tt c” (Nam

sinh viên, năm thứ hai, khoa giáo dục chính trị, ĐHSP Hà Nội).

Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số rào cản nhất định đối với sinh viên khi tiếp cận thông tin về BPTT từ một số nguồn như sinh hoạt Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, nguồn thông tin từ những người lớn tuổi.

“…bên Đoàn thanh niên hoc là bên Hi sinh viên hoc là v phía nhà trường có t chc nhng cái bui sinh hot ngoi khoá hoc là nhng cái câu lc b hoc là nhng cái bui tho lun v cái ni dung SKSS này, nhưng mà không nhiu vi cái cơ bn là bn em phi ngoi trú, biết là có t chc mà khong gi này đến gi

này thì cũng có th là không tham dựđược, mt là ngoi trú thì nó xa, hai là đi v

mun, đi bao gi mình mun nghe hết nhưng v mun thì rt là lo bi vì con gái mà, nên là có mun tham gia, có nhng bui toạ đàm là mình không tham gia

được…” (Nữ sinh viên, năm thứ ba, khoa Tâm lý giáo dục, ĐHSP Hà Nội).

“Báo chí, Internet, sách, đặc bit là t bn bè vì gia bn bè d nói hơn là gia mình vi người ln, vì vi người ln mình còn bé quá và đôi lúc c người ln và mình đều thy ngi nên ít cung cp thông tin cho mình” (Nam sinh viên, năm

thứ hai, khoa Điện tử viễn thông, ĐHBK).

Xử lý tương quan giữa các nguồn cung cấp thông tin về BPTT với các yếu tố giới tính, năm học và khối trường cho thấy hầu như không có sự khác biệt giữa các yếu tố này. Chỉ có sự khác biệt về giới tính trong tiếp cận thông tin về các BPTT từ internet. Tỷ lệ nam sinh viên nhận được thông tin về BPTT từ internet cao gấp 1,5 lần

so với nữ sinh viên (p=0.005). Tỷ lệ sinh viên trường ĐHBK nhận thông tin về BPTT từ ti vi cao gấp 1,2 lần so với ĐH KHXH&NV và gấp 1,6 lần so với trường ĐHSP Hà Nội (p=0.024). Kết quả này phù hợp với phân tích về mức độ tiếp cận internet của nam và nữ sinh viên, tiếp cận tivi của sinh viên các trường đã trình bày ở Đồ thị 2.

Tóm lại, nguồn cung cấp thông tin về các BPTT hiện nay rất đa dạng. Trên phạm vi rộng đó là kênh TTĐC (đài phát thanh, truyền hình, sách/báo/tạp chí, internet), ở phạm vi hẹp hơn đó là nhà trường với các sinh hoạt của Đoàn thanh niên và Hội sinh viên, cho đến kênh truyền thông cá nhân như bạn bè, người thân trong gia đình. Tuy nhiên, sinh viên hiện nay chỉ tiếp cận được với ít nguồn thông tin về BPTT và mức độ tiếp cận thông tin về các BPTT ở những kênh truyền thông khác nhau là khác nhau. Kênh cung cấp thông tin về các BPTT phổ biến nhất đối với sinh viên là sách/báo/tạp chí, tivi và internet. Hầu như không có sự khác biệt đáng kể về giới tính, năm học và khối trường của sinh viên trong việc tiếp cận các nguồn thông tin về các BPTT.

Trao đổi thông tin v các BPTT

Việc trao đổi thông tin về một vấn đề nào đó với những người xung quanh thể hiện thái độ cởi mở của cá nhân về vấn đề đó, đồng thời thể hiện mức độ tin cậy đối với các cá nhân khác. Chỉ có 40,5% sinh viên trong mẫu khảo sát có trao đổi thông tin về các BPTT với những người xung quanh trong vòng 6 tháng trước thời điểm điều tra. Đồ thị 11 cho thấy bức tranh về sự phân bố đối tượng đã được các bạn sinh viên trao đổi thông tin về BPTT. Bạn bè đồng lứa là đối tượng được đa số (88,7%) sinh viên lựa chọn để trao đổi, tâm sự về các thông tin liên quan đến các BPTT, tiếp

Một phần của tài liệu Thực trạng hiểu biết, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của sinh viên hiện nay (Trang 46 - 55)