Hành vi chăm sóc SKSS của sinh viên

Một phần của tài liệu Thực trạng hiểu biết, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của sinh viên hiện nay (Trang 89 - 92)

6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết

2.2.3. Hành vi chăm sóc SKSS của sinh viên

2.2.3.1. Kinh nghim quan h tình dc

Số sinh viên đã có QHTD trong mẫu điều tra là 18 người (chiếm 5,9% tổng mẫu điều tra). Đối tượng mà đa số sinh viên (16 người, chiếm 88,9% số đã có QHTD) có QHTD đầu tiên là người yêu (bạn trai/bạn gái), chỉ có 1 trường hợp có QHTD với vợ/chồng sau khi cưới và 1 có QHTD với vợ/chồng trước khi cưới.

Do số đơn vị mẫu đã từng có QHTD (18 trường hợp) quá nhỏ so với yêu cầu về số đơn vị mẫu tối thiểu trong thống kê (30 trường hợp) nên tác giả không tiến hành phân tích tương quan giữa các biến liên quan đến hành vi QHTD với các biến đo mức độ hiểu biết và thái độ về chăm sóc SKSS của sinh viên.

2.2.3.2. Khám và điu tr các bnh LTQĐTD

Chỉ có 3 sinh viên trong mẫu khảo sát (N=306) cho họ đã từng mắc một trong số các bệnh LTQĐTD. Tất cả họ đều đi chữa trị tại các cơ sở y tế công (Bệnh viện/phòng khám, trạm y tế).

Trong điều tra SAVY cũng chỉ có 0,3% thanh thiếu niên (n=23/ N=7584) cho biết đã từng mắc một trong số các bệnh LTQĐTD. Tỷ lệ này là nhỏ và trong số những người đã mắc bệnh phần lớn họ thường đi chữa trị tại các cơ sở y tế công, một số nhỏ tới phòng khám tư, một số tự mua thuốc chữa và một vài người nói là không điều trị gì. [14, tr.55]

Từ số liệu này thật khó có thể rút ra được một kết luận để khẳng định một điều gì lớn. Nhưng dường như nó cũng cho ta thấy một xu hướng tích cực, đó là việc thanh thiếu niên nói chung và sinh viên nói riêng đã biết tìm đến những cơ sở y tế đảm bảo an toàn để khám và điều trị những bệnh LTQĐTD.

H: Thế bây gi nếu mình b mc bnh lây truyn qua quan h tình dc như: lu, giang mai thì làm thế nào?

Đ: Không nên tiếp tc quan h, nên đến bnh vin đa khoa, bnh vin ph sn, không nên đến các trm y tế vì thiếu trang thiết b.

2.2.3.3. S dng BPTT

BPTT đã s dng khi có QHTD

Trong số những sinh viên đã từng có QHTD (18 người), chỉ có 55,6% (10 người) đã có sử dụng BPTT trong lần quan hệ đầu tiên. Như vậy, còn khoảng gần 50% số sinh viên đã từng có QHTD đã không sử dụng bất kỳ một BPTT nào trong lần QHTD đầu tiên. QHTD không an toàn là một hành vi nguy cơ rất lớn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với bản thân sinh viên, đặc biệt là sinh viên nữ.

BPTT được đa số sinh viên lựa chọn trong lần QHTD đầu tiên là bao cao su (9 người), chỉ có 1 trường hợp lựa chọn biện pháp xuất tinh ra ngoài. Điều này cho thấy những sinh viên đã từng có QHTD có hiểu biết về BPTT và có ý thức bảo vệ mình và bạn tình, chủ động tránh những hậu quả có thể có từ QHTD trước hôn nhân (bệnh LTQĐTD, nạo phá thai…).

Đối với những bạn sinh viên không sử dụng bất kỳ một BPTT nào (8 người, chiếm 44,4%), lý do chính được họ đưa ra là “không nghĩ đến” (4 người), “không định có QHTD lúc đó” (3 người) và “bản thân/bạn tình không muốn sử dụng” (1 người).

BPTT s s dng khi có QHTD

Bao cao su là BPTT hiện đại được đa số sinh viên lựa chọn sử dụng khi có QHTD, chiếm 73,2% tổng mẫu điều tra. BPTT hiện đại tiếp theo được nhiều sinh viên lựa chọn là thuốc viên uống tránh thai 35,9%. Hai BPTT truyền thống là tính vòng kinh và xuất tinh ngoài là biện pháp thứ ba được các bạn trẻ lựa chọn với tỷ lệ 10,8%.

Đồ thị 19: Phân bố đối tượng điều tra theo BPTT sẽ sử dụng khi có QHTD (%)

73.2 1.0 7.2 1.3 10.8 10.8 13.7 1.0 35.9 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 Thuốc viên Bao cao su Thuốc tiêm Thuốc cấy Vòng tránh thai Màng ngăn âm đạo Tính vòng kinh Xuất tinh ngoài Không biết sẽ chọn BPTT nào

Có sự khác biệt giữa nam sinh viên và nữ sinh viên trong việc lựa chọn sử dụng bao cao su để tránh thai khi có QHTD, 79,7% nam so với 67,1% nữ (p=0.013<0.05). Điều này có thể do loại bao cao su phổ biến trên thị trường hiện nay vẫn là bao cao su dành cho nam giới và chính họ mới là người chủ động trong việc sử dụng. Không có sự khác biệt giữa sinh viên năm thứ nhất, thứ hai và thứ ba trong việc lựa chọn bao cao su làm biện pháp tránh thai (tỷ lệ tương ứng là 74,5%, 69,5% và 75,8%). Tỷ lệ sinh viên ĐHBK lựa chọn sử dụng bao cao su cao hơn ĐHSP và ĐH KHXH&NV (81,0% so với 73,2% và 65,7%). Sự khác biệt giữa các trường này là có ý nghĩa (p=0.047 < 0.05).

49,0% sinh viên trong mẫu khảo sát dự định lựa chọn 1 BPTT để sử dụng khi có QHTD, 22,9% chọn 2 biện pháp, 14,4% chọn 3 biện pháp trở lên. Việc đa dạng hoá các BPTT sẽ tăng cơ hội để sinh viên lựa chọn và thực hiện QHTD an toàn.

Tuy nhiên vẫn còn tới gần 1/7 số sinh viên trong mẫu điều tra (chiếm 13,7%) không biết mình sẽ sử dụng BPTT nào để tránh thai khi muốn có QHTD. Điều này tiềm ẩn nguy cơ cho sinh viên khi có QHTD trong tương lai.

H: Theo em, các bn tm tui các em mà quan h tình dc thì nên s dng bin pháp tránh thai nào?

Đ: Bao cao su H: Ti sao?

Đ: Phòng chng được các bnh lây nhim qua đường quan h tình dc, không để

li hu qu không mong mun như là có thai. Còn đình sn, tht ng dn tinh và

ng dn trng thì không được vì sau này còn sinh con. Ung thuc thì sẽ ảnh hưởng ti sc khe, nht là khi chưa sinh.

H: Thế có nên đặt vòng không?

Đ: Không. H: Ti sao?

Đ: Vì sau này còn sinh con.

(Nữ sinh viên, năm thứ ba, khoa Sinh, ĐH Sư phạm Hà Nội).

Với những BPTT đã lựa chọn, tổng số có 50,9% sinh viên trong mẫu khảo sát (hay 52,7% số sinh viên đã lựa chọn được BPTT sẽ sử dụng trong tương lai) cho rằng mình biết sử dụng những BPTT đó. Để tìm hiểu sâu hơn chúng tôi tiếp tục xử lý

nhất khi có QHTD trong tương lai và hiểu biết về cách sử dụng các BPTT này. Kết quả như sau: Với hai BPTT truyền thống là tính vòng kinh và xuất tinh ngoài, đa số

Một phần của tài liệu Thực trạng hiểu biết, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của sinh viên hiện nay (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)