Trinh tiết của người con gái và QHTD trước hôn nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng hiểu biết, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của sinh viên hiện nay (Trang 77 - 82)

6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết

2.2.2.2. Trinh tiết của người con gái và QHTD trước hôn nhân

Vn đề trinh tiết ca người con gái

Cũng giống như nhiều quốc gia khác ở Châu Á, quan niệm về sự trinh tiết của người con gái trước ngày cưới rất được coi trọng ở Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội và trong điều kiện giao lưu, hội nhập văn hoá thế giới, quan niệm này đang ngày càng thay đổi dưới góc nhìn của VTN&TN.

Để tìm hiểu thái độ của sinh viên đối với vấn đề trinh tiết của người con gái, một câu hỏi được đưa ra “Bạn đánh giá như thế nào v tm quan trng ca vn đề

trinh tiết đối vi mt người con gái chưa có chng?”. Kết quả nghiên cứu cho thấy

gái là “rất quan trọng”, 17,0% “bình thường”, 2,9% “không quan trọng”, 23,5% cho rằng “tùy hoàn cảnh” và 2,3% “không có ý kiến”. Như vậy, so với quan niệm truyền thống về trinh tiết đối với người con gái, quan niệm của sinh viên hiện nay dường như đã có thay đổi theo hướng thoáng hơn, cởi mở hơn.

Nữ sinh viên đề cao vấn đề trinh tiết của người con gái hơn nam sinh viên. 66,5% sinh viên nữ cho rằng vấn đề trinh tiết đối với người con gái là rất quan trọng, trong khi tỷ lệ này ở nam sinh viên chỉ có 41,2%. Điều này liệu có phải là một trong những yếu tố khiến nam sinh viên hiện nay có thái độ và hành vi cởi mở hơn trong QHTD trước hôn nhân?

Vn đề QHTD trước hôn nhân

Trong bối cảnh xã hội mà các thông điệp tuyên truyền luôn lặp đi lặp lại về giá trị đạo đức và tầm quan trọng của việc giữ gìn trinh tiết, hoặc khẩu hiệu “hãy nói không với tình dục”, hoặc quan niệm cho rằng có QHTD trước hôn nhân là không nên, không đúng với thuần phong mỹ tục, nhiều người quan niệm rằng chính những giá trị đạo đức này có thể xem là một yếu tố bảo vệ thanh thiếu niên. Tuy nhiên, đối với một số em nếu vượt qua các giới hạn đạo đức này thì dư luận xã hội và việc buộc phải giữ bí mật có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng, không chỉ là có thai ngoài ý muốn, nguy cơ mắc bệnh LTQDTD và HIV/AIDS mà còn dẫn tới những xung đột trong gia đình, làm mất uy tín, đổ vỡ quan hệ cha mẹ - con cái.

Suy nghĩ và thái độ của sinh viên hiện nay đối với vấn đề QHTD trước hôn nhân được tìm hiểu trước hết thông qua câu hỏi về mức độ phổ biến của QHTD trước hôn nhân: “Theo bạn, vic QHTD trước hôn nhân ca các bn sinh viên hin nay có ph biến không?”. Kết quả cho thấy đa số sinh viên (86,6%) tại ba trường khảo sát cho rằng việc QHTD trước hôn nhân trong sinh viên hiện nay là “phổ biến” và “rất phổ biến”, chỉ có 8,5% cho rằng “không phổ biến”. Hầu như không có sự khác biệt nào trong nhận định về mức độ phổ biến của QHTD tiền hôn nhân trong sinh viên giữa nam sinh viên và nữ sinh viên, giữa sinh viên năm thứ nhất, thứ hai và thứ ba, giữa sinh viên 3 trường đại học được khảo sát.

Đồ thị 17: Phân bố đối tượng khảo sát theo quan điểm đánh giá về mức độ phổ

biến của QHTD trước hôn nhân trong sinh viên hiện nay (%)

22.9 4.9

8.5

63.7

Rất phổ biến Phổ biến Không phổ biến Không có ý kiến

Nhận định của một số ý kiến thu được từ phỏng vấn sâu cũng khẳng định QHTD trước hôn nhân hay còn gọi là hiện tượng “sống thử” trong sinh viên hiện nay khá phổ biến.

H: thế theo em, sinh viên trường sư phm, đã có nhiu bn có quan h la đôi chưa? yêu đương nam n chưa? và đã có hin tượng “sng th” chưa? và liu có quan h tình dc tin hôn nhân không?

Đ: Chc chn s có, trong ký túc xá không có nhưng ngoài, ngoi trú có rt nhiu đôi.

H: Các vic sng th này, đối vi các bn gái, có li gì và có hi gì?

Đ: Không có li gì.

H: Không có li ở đim nào?

Đ: Trong xã hi thì con gái “sng th” s chu nhiu định kiến hơn, con gái là người phi chu trách nhim nhiu, ch con trai thì không. Các bn gái s bị ảnh hưởng ti sc khe, cũng như tâm tư tình cm.

(Nữ sinh viên, năm thứ ba, khoa Sinh, ĐH Sư phạm Hà Nội)

Nhận định của sinh viên về mức độ phổ biến của QHTD trước hôn nhân trong sinh viên đã đặt ra vấn đề cấp thiết phải trang bị kiến thức và cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/TD cho nhóm đối tượng này để họ có một cuộc sống tình dục an toàn, biết cách bảo vệ mình tránh có thai ngoài ý muốn và tránh các bệnh LTQĐTD.

tiếp như sau: “Xin cho biết ý kiến ca bn (“Đồng ý”, “không đồng ý” hay “không có ý kiến”) v vn đề QHTD gia nam gii và ph n trong tng trường hp c th

sau: 1. Ch nên có QHTD sau khi kết hôn, 2. Có th có QHTD khi chc chn s cưới nhau, 3. Có th có QHTD khi yêu nhau, 4. Có th có QHTD khi quen nhau, 5. Có th

có QHTD vi người mình thích?”; và câu 225: “Theo ý kiến ca bn, QHTD trước hôn nhân có th “chp nhn được”, không chp nhn được” hay bn không có ý kiến trong nhng trường hp sau: 1. C hai bên yêu nhau, 2. C hai bên t nguyn

đồng ý, 3. Người ph n biết cách tránh thai, 5. Chc chn s kết hôn?”.

Có 83,3% sinh viên trong mẫu khảo sát đồng ý với quan niệm truyền thống cho rằng “nam giới và phụ nữ chỉ nên có QHTD sau khi kết hôn”. Tuy nhiên, họ cũng không hoàn toàn có thái độ phản đối, không ủng hộ việc QHTD trước hôn nhân. Cụ thể là có 40,2% sinh viên trong mẫu điều tra đồng ý với quan niệm “có thể có QHTD khi chắc chắn sẽ cưới nhau”, 16,7% đồng ý với quan niệm “có thể có QHTD khi yêu nhau”, chỉ có 3,3% cho rằng “có thể có QHTD khi quen nhau” và 3,9% đồng ý với việc “có thể có QHTD với người mình thích”. Kết quả này phần nào cho thấy giá trị chuẩn mực mới về vấn đề QHTD đang dần được hình thành trong sinh viên. Nếu theo như quan niệm truyền thống, giữa nam và nữ chỉ có QHTD sau khi kết hôn thì ở đây nam sinh viên có quan niệm thoáng hơn, thái độ cởi mở hơn nữ sinh viên. Tỷ lệ nữ sinh viên “không đồng ý” với quan niệm “có thể có QHTD khi chắc chắn sẽ cưới nhau”, “có thể có QHTD khi yêu nhau”, “có thể có QHTD khi quen nhau”, “có thể có QHTD với người mình thích” đều cao hơn nam sinh viên. Sinh viên ĐHSP vẫn đề cao giá trị truyền thống trong vấn đề QHTD hơn hai trường ĐHBK và ĐH KHXH&NV. Đa số (94,1%) sinh viên ĐHSP trong mẫu khảo sát đồng ý với quan niệm cho rằng “chỉ nên có QHTD sau khi kết hôn”, trong khi tỷ lệ này ở sinh viên ĐHBK và KHXH&NV là 80,0% và 76,2%. Sự khác biệt giữa sinh viên 3 trường trong nhận định này là có ý nghĩa thống kê (p=0.006).

Đối với sinh viên trong mẫu khảo sát, QHTD trước hôn nhân không hoàn toàn là vi phạm đạo đức, đáng bị lên án mà có thể chấp nhận được trong những tình huống cụ thể. QHTD trước hôn nhân xảy ra khi hai bên nam nữ chắc chắn sẽ cưới nhau được 59,2% sinh viên đồng tình, 25,2% không đồng ý và 15,7% không có ý

kiến. Đây là tình huống được sinh viên chấp nhận cao nhất. Thứ hai là QHTD trước hôn nhân xảy ra khi hai bên tự nguyện đồng ý được 53,9% sinh viên lựa chọn, 27,8% phản đối và 18,3% không có ý kiến. Thứ ba, QHTD có thể chấp nhận được khi hai bên yêu nhau với tỷ lệ đồng tình là 44,8%, 33,0% phản đối và 22,2% không có ý kiến. Hơn 1/3 sinh viên trong mẫu khảo sát chấp nhận QHTD trước hôn nhân khi người phụ nữ hoặc nam giới biết cách tránh thai. Sự chấp nhận hoạt động tình dục trước hôn nhân không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn liên quan tới các hậu quả sau này, đó là có thai ngoài ý muốn. Kết quả này cũng cho thấy ý thức trách nhiệm của sinh viên để tránh hậu quả hoặc họ có lưu ý hơn về tình dục an toàn.

Trong điều tra SAVY 2003, trả lời của thanh thiếu niên về vấn đề tình dục trước hôn nhân cho thấy, nhìn chung họ không chấp nhận việc QHTD trước hôn nhân. Ví dụ: Khi được hỏi “Liệu QHTD có th chp nhn được không nếu c 2 bên cùng mong mun”, 41% đối tượng nam đồng tình, trong khi chỉ có 22% đối tượng

nữ. Một tỷ lệ tương đương (42,7%) không đồng tình với việc chấp nhận QHTD trước hôn nhân, số nữ không đồng tình cao hơn (64,4%). Kết quả tương tự như vậy cũng nhận được đối với câu hỏi: “Liệu QHTD trước hôn nhân có th chp nhn

được không nếu c hai bên yêu nhau?”. 32,5% nam giới đồng ý so với 14,7% nữ giới đồng ý với ý kiến này. Nếu cả hai người dự định sẽ kết hôn thì mức độ đồng ý với việc QHTD trước hôn nhân có thể cao hơn một chút với 37% nam và 17,4% nữ đồng ý. Tỷ lệ đồng ý tương đối cao với câu hỏi “Liệu vn đề QHTD trước hôn nhân có chp nhn được không nếu người ph n biết cách tránh thai?”. Có 37%

nam và 20,2% nữ thanh thiếu niên đã đồng ý với ý kiến này, 42,7% nam và 63,2% nữ không đồng ý. [14, tr.44-45]

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nam sinh viên cũng dễ dàng chấp nhận QHTD trước hôn nhân hơn nữ sinh viên ở tất cả các tình huống đưa ra. Nam thanh niên có thái độ chủ động và chấp nhận đối với vấn đề này hơn là nữ thanh niên. Sự khác biệt giữa nam và nữ sinh viên đặc biệt có ý nghĩa thống kê trong trường hợp “chắc chắn sẽ kết hôn”, “cả hai bên yêu nhau” và “cả hai bên tự nguyện đồng ý”.

Tỷ lệ sinh viên năm thứ ba và năm thứ hai đồng tình với QHTD trước hôn nhân khi người nam và người nữ biết cách tránh thai cao hơn sinh viên năm thứ nhất. Điều này phần nào phản ánh thái độ và nhận thức của sinh viên năm thứ ba và thứ hai về tình dục an toàn tốt hơn sinh viên năm thứ nhất.

Việc cấm đoán QHTD trước hôn nhân trong xã hội ngày nay đối với giới trẻ dường như là một điều không thể, vấn đề quan trọng là làm thế nào để các bạn có hiểu biết, có kiến thức để đảm bảo QHTD an toàn. Đó là suy nghĩ của một số sinh viên được ghi nhận trong phỏng vấn định tính.

“Hai bn khác gii yêu nhau mà chưa kết hôn, có nhu cu quan h tình dc thì hai bn cn suy nghĩ thng nht, tìm cách để bo v, QHTD an toàn để không để

li hu qu: có thai ngoài ý mun, nh hưởng đến tâm lý hc hành, gia đình, dư lun xã hi. Đây là vic ln” (Nam sinh viên, năm thứ 3, khoa Sư phạm kỹ thuật, ĐHBK).

Một phần của tài liệu Thực trạng hiểu biết, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của sinh viên hiện nay (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)