Hiểu biết về khả năng sinh sản và thời khoảng thụ thai

Một phần của tài liệu Thực trạng hiểu biết, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của sinh viên hiện nay (Trang 42 - 46)

6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết

2.2.1.1. Hiểu biết về khả năng sinh sản và thời khoảng thụ thai

Để đánh giá chung về khối kiến thức về khả năng thụ thai/khả năng sinh sản của sinh viên, chúng tôi sử dụng phương pháp cho điểm1. Điểm tối đa mà mỗi sinh viên có thể đạt được trong phần kiến thức này là 4 điểm. Kết quả xử lý số liệu cho thấy, hiểu biết của sinh viên về sinh sản, khả năng thụ thai chỉ ở mức độ trung bình, với số điểm trung bình đạt được là 2,14 điểm.

Hiu biết v kh năng th thai/kh năng sinh sn

Kiến thức của sinh viên về khả năng thụ thai được đo lường qua 2 câu hỏi:

“Mt cô gái có th có thai trước khi có kinh nguyt ln đầu hay không?” và “Mt người ph n có th mang thai ln quan h tình dc đầu tiên hay không?”.

Những thanh niên trả lời đúng cả 2 câu hỏi này được đánh giá là có kiến thức về khả năng thụ thai ở người phụ nữ. Xét về kiến thức tổng thể, phần lớn sinh viên chưa có hiểu biết đúng về khả năng sinh sản của người phụ nữ. Chỉ có gần 1/5 số sinh viên trong mẫu khảo sát (18,6%) trả lời đúng cả hai câu hỏi trên (Xem Đồ th

5). Theo kết quả điều tra cuối kỳ Chương trình RHIYA Việt Nam 2006, tỷ lệ thanh

thiếu niên có kiến thức đúng về khả năng thụ thai là 21,3% [63, tr.35].

Nhìn chung, không có sự khác biệt giữa nam và nữ sinh viên trong hiểu biết đúng về khả năng sinh sản, 18,9% so với 18,4%. Tỷ lệ sinh viên có hiểu biết đúng về khả năng sinh sản tăng theo năm học, tỷ lệ tương ứng là 13,7% năm thứ nhất, 17,1% năm thứ hai và 25,3% năm thứ ba. Điều này có thể do các bạn sinh viên

1 Đim kiến thc v sinh sn, kh năng th thai được xác định bằng tổng điểm của các câu hỏi như sau:

- Câu 201.1: “Mt ph n có th có thai ln QHTD đầu tiên hay không?” Nếu trả lời đúng được 1

đim. Phương án trả lời đúng là “có thể”;

- Câu 201.2: “Mt cô gái có th có thai trước khi có kinh nguyt ln đầu tiên hay không?” nếu trả lời

đúng được 1 đim. Phương án trả lời đúng là “có thể”.

- Câu 202a: “T k kinh nguyt này đến k kinh nguyt sau, có giai đon nào người ph n d có kh

năng có thai khi QHTD không?” Nếu trả lời “có” được 1 đim.

- Câu 202b: “Đó là giai đon nào?” Nếu trả lời phương án 4 “khoảng giữa chu kỳ kinh” được 1 đim.

những năm cuối đã quan tâm đến những vấn đề liên quan đến SKSS nói chung để chuẩn bị cho cuộc sống hôn nhân sau khi tốt nghiệp.

Đồ th 5: T l sinh viên có kiến thc

đúng v kh năng th thai theo gii tính, năm hc và theo khi trường (%)

Đồ th 6: Phân b t l sinh viên cho rng t k kinh nguyt này đến k kinh nguyt sau có giai đon người ph n d có kh

năng mang thai khi QHTD hơn nhng giai

đon khác trong chu k kinh nguyt (%)

18.9 18.4 13.7 17.1 25.3 26.0 16.2 13.9 18.6 0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 Nam 56.1 78.5 60.8 67.6 74.7 64.0 67.6 71.3 67.6 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Nam

Ban đầu, khi phân tích hiểu biết của sinh viên về khả năng sinh sản theo khối trường, chúng tôi đã đặt ra giả thuyết rằng sinh viên khối sư phạm và KHXH&NV sẽ có kiến thức về khả năng sinh sản tốt hơn sinh viên khối kỹ thuật. Bởi ở cả hai trường KHXH&NV và ĐHSP, Đoàn thanh niên và Hội sinh viên trường đều đã xây dựng được mô hình hoạt động câu lạc bộ tuyên truyền về SKSS do Đoàn thanh niên/ Hội sinh viên thành lập với các tên gọi “Đội tuyên truyn SKSS” và câu lạc

bộ “Bạn, tôi và chiếc ô”. Tuy nhiên, kết quả phân tích lại đưa ra một phát hiện khá

thú vị, trái ngược lại với giả thuyết ban đầu. Tỷ lệ sinh viên ĐHBK trả lời đúng cả hai câu hỏi về khả năng sinh sản là 26,0%, trong khi tỷ lệ này ở sinh viên ĐH KHXH&NV và ĐHSP lần lượt là 16,2% và 13,9%.

Không có sự khác biệt giữa kiến thức về khả năng sinh sản giữa nhóm sinh viên đã từng có người yêu và nhóm chưa từng có người yêu; giữa nhóm hiện tại có người yêu và nhóm hiện tại không có người yêu; giữa nhóm sinh viên đã từng học nội dung về “Sự thụ thai/kinh nguyệt” trong trường phổ thông với nhóm không

được học nội dung này; giữa nhóm đã từng trao đổi nội dung “Sự thụ thai/kinh nguyệt” với bố, mẹ và nhóm không trao đổi.

H: Có biết chu kì kinh nguyt là gì?

Đ: Thi gian trng rng.

H: Chu kì kinh nguyt tính như thế nào?

Đ: Tính t ngày có kinh đầu tiên ca kì này ti ngày đầu tiên ca kì tiếp theo

H: Nếu nhưđịnh nghĩa như thế thì trong 1 chu kì kinh, ngày nào là ngày d có thai nht?

Đ: Trước khi có kinh ln sau 2 tun, ngày th 14 trước khi có kinh ln sau.

(Nữ sinh viên, năm thứ ba, khoa Sinh, ĐH Sư phạm Hà Nội)

Kiến thức tổng hợp về khả năng thụ thai của sinh viên khá thấp nhưng khi xem xét những khối kiến thức đơn lẻ thì lại khá cao. Có tới 90,2% tổng số sinh viên trả lời đúng câu hỏi “Một cô gái có th có thai trước khi có kinh nguyt ln đầu hay không?”. Hầu như không có sự khác biệt về giới tính (89,9% nam và 90,5% nữ),

năm học (92,2% sinh viên năm thứ nhất, 85,7% năm thứ hai và 92,9% năm thứ ba) và khối trường (96,0% sinh viên ĐHBK, 88,6% sinh viên ĐH KHXH&NV và 86,1% sinh viên ĐHSP) trong khối kiến thức này.

Tuy nhiên, với câu hỏi “Một người ph n có th mang thai ln quan h

tình dc đầu tiên hay không?” chỉ có 19,6% sinh viên trả lời đúng. 20,3% nam và

19,0% nữ sinh viên trả lời đúng câu hỏi này. Xét theo năm học, sinh viên năm thứ ba có hiểu biết về khả năng thụ thai tốt hơn sinh viên năm thứ hai và thứ nhất, tỷ lệ tương ứng là 27,3%, 17,1% và 14,7%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0.018).

Tóm lại, kiến thức tổng hợp về khả năng sinh sản của sinh viên còn ở mức thấp. Không có sự khác biệt giữa nam và nữ sinh viên trong hiểu biết đúng về khả năng sinh sản. Sinh viên năm thứ ba có kiến thức tốt hơn năm thứ nhất và thứ hai.

Biết v thi khong th thai

Sinh viên được đánh giá là có kiến thức về thời điểm thụ thai khi trả lời đúng câu hỏi: “Theo bạn, t k kinh nguyt này đến k kinh nguyt sau, có giai đon nào người ph n d có kh năng có thai khi QHTD hơn nhng giai đon khác

không?”. Gần 2/3 số sinh viên trong mẫu khảo sát (67,6%) trả lời đúng câu hỏi này

(Xem Đồ th 6). Chỉ có 56,1% nam sinh viên trả lời đúng câu hỏi này, trong khi tỷ lệ

trả lời đúng ở nữ sinh viên là 78,5%. Sự khác biệt giữa hai giới trong khối kiến thức về thời khoảng thụ thai là có ý nghĩa thống kê (p=0.000). Điều này có thể do vấn đề liên quan đến kinh nguyệt, thời điểm mang thai là những vấn đề có liên quan trực tiếp đến người phụ nữ nên nữ giới tỏ ra am hiểu hơn nam giới.

Cũng giống như khối kiến thức về khả năng thụ thai, hiểu biết của sinh viên về thời khoảng thụ thai cũng có xu hướng tăng qua các năm, 60,8% sinh viên năm thứ nhất, tăng lên 67,6% ở năm thứ hai và 74,7% ở năm thứ ba. Tuy nhiên, sự khác biệt về thời khoảng thụ thai theo năm học là không có ý nghĩa thống kê (p=0.267).

Để đánh giá sâu hơn kiến thức về thời khoảng thụ thai, câu hỏi yêu cầu chỉ cụ thể giai đoạn nào trong chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ là giai đoạn dễ có khả mang thai khi QHTD được đưa vào trong bảng hỏi. Kiến thức này rất quan trọng vì nó giúp cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên nữ có thể tránh được những thời điểm có nguy cơ cao khi QHTD, có thể chủ động về vấn đề thai nghén của họ và có quyết định về hành vi tình dục của mình cũng như ý thức được các hậu quả có thể xảy ra. Kết quả cho thấy có 54,6% sinh viên trả lời đúng giai đoạn người phụ nữ dễ có khả năng mang thai trong chu kỳ kinh nguyệt, đó là “giai đoạn giữa”. So với kết quả thu được từ điều tra SAVY (2003) chỉ có 27,8% VTN&TN trả lời đúng [14, tr.56] và con số 40,9% VTN&TN trả lời đúng câu hỏi này trong điều tra cuối kỳ chương trình RHIYA (2006) [63, tr.37], sinh viên trong nghiên cứu này có kiến thức tốt hơn VTN&TN nói chung về thời điểm thụ thai trong chu kỳ kinh nguyệt. Điều này có thể do sinh viên hiện nay được sống trong môi trường “cởi mở” hơn, dễ dàng hơn trong tiếp cận các thông tin về chăm sóc SKSS.

Nữ sinh viên có hiểu biết tốt hơn nam, 63,7% so với 41,0%. Hiểu biết về thời điểm thụ thai của sinh viên ĐHSP là tốt nhất (66,7%), tiếp đến là sinh viên ĐH KHXH&NV (56,3%) và cuối cùng là sinh viên ĐHBK (39,1%). Sự khác biệt giữa hai giới và giữa ba trường đại học trong kiến thức này là có ý nghĩa thống kê (p=0.001 và 0.032 < 0.05).

Như vậy, hiểu biết của sinh viên về thời khoảng thụ thai vẫn còn hạn chế, chưa sâu. Nữ sinh viên có hiểu biết về thời khoảng thụ thai tốt hơn nam sinh viên. Mảng kiến thức này của sinh viên năm thứ ba tốt hơn sinh viên năm thứ nhất và thứ hai. Hiểu biết của sinh viên ĐHSP là tốt nhất và ĐHBK là kém nhất.

Tóm lại, kiến thức về sinh sản, về khả năng thụ thai và thời khoảng thụ thai của sinh viên vẫn chỉ ở mức độ trung bình. Kết quả này đặt ra vấn đề cần tiếp tục thông tin, giáo dục, tuyên truyền sâu rộng về nội dung này cho sinh viên các trường đại học, không phân biệt giới tính, năm học hay khối trường.

Một phần của tài liệu Thực trạng hiểu biết, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của sinh viên hiện nay (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)