6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
2.3.4. Nhu cầu nhận/được cung cấp những thông tin/dịch vụ chăm sóc
BPTT hiện đại là bao cao su và thuốc tránh thai chỉ có hơn 1/2 số sinh viên đã lựa chọn biết cách sử dụng (52,2% và 58,2%). Điều này đặt ra vấn đề trong công tác truyền thông về SKSS/TD VTN&TN. Đó là cần tiếp tục tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về cách sử dụng, tác dụng của các BPTT, đặc biệt là các BPTT hiện đại được cho là phù hợp với thanh thiếu niên nói chung và sinh viên.
2.3.4. Nhu cầu nhận/được cung cấp những thông tin/dịch vụ chăm sóc SKSS của sinh viên sinh viên
Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy có gần 2/3 sinh viên trong mẫu khảo sát (68,0%) có nhu cầu nhận/được cung cấp thông tin/dịch vụ chăm sóc SKSS. Trong đó, nữ sinh viên có nhu cầu nhận/được cung cấp thông tin và dịch vụ chăm sóc SKSS cao hơn nam (76,6% so với 58,8%); sinh viên năm thứ nhất có nhu cầu nhận thông tin/dịch vụ chăm sóc SKSS cao hơn sinh viên năm thứ hai và thứ ba (76,5% so với 59,0% và 68,7%). Sự khác biệt về giới tính và năm học ở đây là có ý nghĩa về mặt thống kê (p=0.001 và 0.027 < 0.05).
Những nội dung thông tin về SKSS được sinh viên quan tâm, có nhu cầu được trang bị theo thứ tự ưu tiên như sau: (1) Thông tin về nơi chăm sóc SKSS cho thanh niên (61,5%), (2) Giáo dục giới tính (60,6%), (3) HIV/AIDS và các bệnh LTQĐTD (56,7%), (4) Thông tin về các biện pháp tránh thai (54,3%), (5) Thay đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì (43,3%), (6) Nơi cung cấp BPTT (38,5%), (7) Cơ chế thụ thai (35,6%).
Thông tin thu được phỏng vấn định tính cũng cho thấy các bệnh LTQĐTD, tình dục an toàn, tình bạn, tình yêu và biến đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì là những nội dung SKSS được sinh viên quan tâm, mong muốn tìm hiếu.
“Trong các nội dung về SKSS/TD VTN em quan tâm nhất đến một là các bệnh lây truyền qua đường tình dục, hai là vấn đề quan hệ tình dục an toàn, vấn đề tình bạn tình yêu, ba là biến đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì” (Nữ sinh viên, năm thứ ba,
Các dịch vụ chăm sóc SKSS bao gồm dịch vụ tư vấn và dịch vụ chăm sóc y tế. Dịch vụ tư vấn trực tiếp là dịch vụ được sinh viên mong muốn nhất, với hơn 1/2 sinh viên trong mẫu khảo sát có nhu cầu. Thứ hai là dịch vụ chăm sóc y tế 40,9%. Tư vấn qua điện thoại là dịch vụ xếp hàng thứ ba mà sinh viên có nhu cầu. Còn lại là tư vấn qua đài/ti vi (9,1%) và các dịch vụ khác 7,2%.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra có 32,0% sinh viên trong mẫu khảo sát không có nhu cầu được cung cấp, trang bị thêm kiến thức về SKSS/TD VTN&TN. Lý do chủ yếu mà họ đưa ra là với vốn hiểu biết hiện tại đã được trang bị từ khi học phổ thông mặc dù chưa chưa sâu, chưa hệ thống nhưng cũng đủ để dùng. Với họ, công việc chính, quan trọng hơn là học tập, trang bị kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.
“Với bản thân em, em không cần cung cấp thêm thông tin về chăm sóc SKSS vì hiện tại em nghĩ là mình đã hiểu biết một chút về vấn đề này rồi còn bây giờ việc chính của em là học đã, chưa cần tìm hiểu vấn đề này” (Nam sinh viên, năm thứ 2,
ĐHBK).
Theo ý kiến của một số sinh viên, kiến thức về SKSS cần thiết phải trang bị cho sinh viên ngay từ năm thứ nhất khi các em bắt đầu bước vào trường đại học. Lý do được các bạn đưa ra là vì nhiều sinh viên bắt đầu bước vào cuộc sống xa nhà, sống tự lập hoàn toàn tách khỏi sự kiểm soát của gia đình, của cộng đồng xung quanh nên những kiến thức về SKSS là rất quan trọng, giúp các bạn tự biết cách bảo vệ mình.
“…nên trang bị cho các bạn ngay từ năm thứ nhất, vì có nhiều sinh viên sống xa nhà, sống tự lập nhiều hơn, mà nhiều bố mẹ không cho biết những điều có thể
xảy ra, dạy các bạn biết rõ hơn về vấn đề này, dạy các bạn ấy là để cho các bạn ấy trước tiên có kiến thức cần thiết cho cuộc sống ở đây cũng như sau này. Như bản thân em, khi em mới lên đây, em chưa biết gì cả, hầu hết kiến thức em có là đều tự
tìm hiểu” (Nữ sinh viên, năm thứ ba, khoa Sinh, ĐH Sư phạm Hà Nội).
Từ những nhu cầu và sự cần thiết phải được trang bị kiến thức về SKSS/TD VTN&TN, một số sinh viên đã đưa ra một số giải pháp để giúp sinh viên có thể nâng cao hiểu biết về nội dung này. Trước hết, cần tuyên truyền giáo dục để mọi
ngùng, mặc cảm khi nói đến những vấn đề về SKSS. Thứ hai là đối với nhà trường nên đa dạng hoá các hình thức cung cấp thông tin, trực tiếp (lồng ghép vào nội dung các môn học…) hoặc gián tiếp (tổ chức dưới dạng cuộc thi tìm hiểu, toạ đàm trao đổi…). Thứ ba, đối với các bậc phụ huynh cũng cần tự mình trau dồi thêm kiến thức về SKSS và phải có thái độ cởi mở, giải thích cho con cái về từng nội dung phù hợp với lứa tuổi.
“Đầu tiên thì đối với cơ quan ban ngành giáo dục ý thì nên tổ chức cái, cho cái nội dung giới tính này thành một môn học với nội dung đa dạng hơn, phong phú hơn. Thứ 2 là đối với nhà trường ý, nhà trường thì có nhiều cái hình thức cung cấp cái nội dung này hơn, ngoài hình thức trực tiếp còn có các hình thức gián tiếp, ví dụ
như mở cái cuộc thi tìm hiểu này, mở những cái trang toạ đàm chung để cho sinh viên tiếp thu những cái hiểu biết của mình. Thứ 3 là đối với các bậc cha mẹ ý, ngay các bậc cha mẹ thì cũng phải hiểu được rằng đây là những cái vấn đề khoa học không nên e ngại, có thể lý giải cho con nếu như cha mẹ biết và hiểu biết thì có thể
lý giải cho con mình cũng như bạn bè của con mình, như các cháu hỏi ý một cách khoa học nhất và giúp các em hiểu biết nhất và có thể giải thích cho em không nên tự đi tìm những cái nguồn thông tin mà ví dụ không rõ, chính bản thân cũng phải coi nó là một môn, bộ môn, nội dung khoa học ý, một bộ môn khoa học ý, nên thì có cái phương pháp tìm hiểu và cách thức tìm hiểu và trên cơ sở là nội dung khoa học thì bản thân sinh viên đó tự trang bị cho mình một cách tích cực nhất ý” (Nữ sinh
viên, năm thứ ba, Khoa Tâm lý giáo dục, ĐH Sư phạm Hà Nội).
Tóm lại, nhu cầu nhận thông tin và dịch vụ chăm sóc SKSS của sinh viên của ba trường đại học là khá lớn. Có sự khác biệt về giới tính và nam học trong vấn đề này, cụ thể là nữ sinh viên có nhu cầu nhiều hơn nam, sinh viên năm thứ nhất có nhu cầu nhiều hơn sinh viên năm thứ hai và thứ ba. Thông tin về nơi chăm sóc SKSS cho thanh niên, giáo dục giới tính, HIV/AIDS và các bệnh LTQĐTD là những nội dung thông tin được nhiều sinh viên mong muốn nhận được. Tư vấn trực tiếp, dịch vụ y tế và tư vấn qua điện thoại là những hình thức cung cấp dịch vụ SKSS được sinh viên quan tâm và có nhu cầu cần được đáp ứng.
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ