Nạo phá thai và SKSS

Một phần của tài liệu Thực trạng hiểu biết, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của sinh viên hiện nay (Trang 82 - 86)

6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết

2.2.2.3. Nạo phá thai và SKSS

Nạo thai có ảnh hưởng rất xấu đến sức khoẻ và tâm sinh lý của người phụ nữ, đặc biệt là với lứa tuổi VTN&TN. Hậu quả của việc nạo phá thai ở tuổi VTN&TN liên quan đến tỷ lệ tử vong, vô sinh và nhiễm trùng đường. Thực tế, hiện nay, nạo phá thai VTN&TN đang là một vấn đề quan tâm của toàn xã hội, không chỉ tác động trực tiếp đến cha mẹ mà còn tác động đến các nhà quản lý và hoạch định chính sách. Ở Việt Nam, tỷ lệ phá thai dược đánh giá là cao so với khu vực và thế giới. Tỷ lệ nạo phá thai là 83/1.000 phụ nữ trong tuổi sinh sản, và tỷ suất nạo phá thai là 2,5 lần trên mỗi phụ nữ. Hàng năm có 1/2 đến 1/3 số ca thực hiện phá thai tại cơ sở y tế tư nhân mà cơ sở y tế công không kiểm soát được [47].

Kết quả cuộc điều tra mẫu biến động dân số, nguồn lao động và kế hoạch hoá gia đình 1/4/2008 cho thấy tỷ lệ nạo/phá thai và hút điều hoà kinh nguyệt của phụ nữ 15-49 tuổi trên toàn quốc là 0.9%, tỷ lệ bị biến chứng do nạo/phá thai và hút điều hoà kinh nguyệt trong 12 tháng trước thời điểm điều tra là 2,8%. Tỷ lệ biến chứng cao nhất ở nhóm 20-24 tuổi (4,2%), tiếp theo là nhóm 30-34 tuổi (3,9%), và thứ ba là nhóm 40-44 tuổi (3,3%) [34, tr.119].

Theo thống kê vừa được công bố mới đây của Hội kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam là một trong ba nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới. Trong đó, 20% là lứa tuổi vị thành niên. Tính riêng số người nạo phá thai tại Bệnh viện Phụ sản TW năm 2004, nếu lứa tuổi vị thành niên (10-19 tuổi) chỉ dừng lại ở con số 3- 5% thì lứa tuổi thanh niên (19-24 tuổi) lên tới 20-25%. Trong số đó, đại đa số là sinh viên [42].

Bảng 5: Phân bố đối tượng khảo sát theo ý kiến về những nhận định đối với vấn đề nạo/phá thai (%)

STT Nhận định về nạo phá thai Đồng ý Không

đồng ý

Không có ý kiến

1 Nạo thai là một biện pháp KHHGĐ 13.7 81.0 5.2

2 Nạo thai có hại cho sức khoẻ 96.4 2.9 0.7

3 Nạo thai là một việc làm vi phạm đạo đức 67.0 16.0 17.0 4 Nạo thai có thể dẫn đến nguy cơ vô sinh 93.5 3.3 3.3 5 Nạo thai dễ gây ra nhiều biến chứng nguy

hiểm 95.8 2.0 2.3

6 Nạo thai có thể chấp nhận được trong

trường hợp người phụ nữ bị cưỡng hiếp 72.5 10.1 17.3 7 Nạo thai có thể chấp nhận được trong

trường hợp cặp vợ chồng muốn có con trai nhưng siêu âm cho thấy thai nhi là nữ

9.5 78.4 12.1

8 Nạo thai có thể chấp nhận được trong trường hợp cặp vợ chồng muốn có con gái nhưng siêu âm cho thấy thai nhi là nam

8.2 79.4 12.4

9 Nạo thai có thể chấp nhận được trong trường hợp việc thụ thai là ngoài ý muốn của cả hai vợ chồng

43.8 32.7 23.5

10 Nạo thai có thể chấp nhận được trong trường hợp nữ sinh viên chưa có chồng trót mang thai khi đang theo học ĐH/CĐ

45.8 26.8 27.5

11 Nạo thai có thể chấp nhận được khi người phụ nữ bị bạn đời bỏ rơi sau khi đã mang thai

Trong nghiên cứu này, 81,0% sinh viên nhận thức đúng rằng nạo thai không phải là một biện pháp KHHGĐ, song vẫn còn 13,7% sinh viên đồng ý với quan niệm cho rằng nạo thai là một biện pháp KHHGĐ.

Đa số (hơn 90%) sinh viên trong mẫu khảo sát đồng ý với quan niệm cho rằng nạo thai có hại cho sức khoẻ, nạo thai có thể dẫn đến nguy cơ vô sinh hay nạo thai dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Gần 2/3 số sinh viên đồng ý với quan niệm cho rằng nạo thai là một việc làm vi phạm đạo đức.

Mặc dù có thái độ không đồng ý với việc coi nạo thai là một biện pháp KHHGĐ và nhận thức được rằng nạo thai là một việc làm nguy hiểm, có hại cho sức khoẻ của người phụ nữ nhưng tuỳ vào một số hoàn cảnh cụ thể mà quan điểm của các bạn sinh viên có thể thay đổi đôi chút. Nạo thai có thể chấp nhận được trong trường hợp người phụ nữ bị cưỡng hiếp (72,5%), nạo thai có thể chấp nhận được trong trường hợp nữ sinh viên chưa có chồng trót mang thai khi đang theo học ĐH/CĐ (45,8%), và 39,9% cho rằng nạo thai có thể chấp nhận được khi người phụ nữ bị bạn đời bỏ rơi sau khi đã mang thai.

Trong thời gian gần đây, vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh đang trở thành vấn đề nóng hổi, gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội (Xem Đồ th 18). Vì

vậy, trong bảng câu hỏi chúng tôi có đưa vào một số câu nhằm đánh giá thái độ của sinh viên đối với việc nạo phá thai để lựa chọn giới tính thai nhi. Khi được hỏi

“No thai có th chp nhn được trong trường hp cp v chng mun có con trai nhưng siêu âm cho thy thai nhi là n?” có 9,5% sinh viên đồng ý, 78,4% không

đồng ý và 12,1% không có ý kiến. Với câu hỏi tương tự “Nạo thai có th chp nhn được trong trường hp cp v chng mun có con gái nhưng siêu âm cho thy thai nhi là nam?”, kết quả có 8,2% sinh viên đồng ý, 79,4% không đồng ý và

12,4% không có ý kiến. Như vậy, phần lớn sinh viên (khoảng 2/3) trong mẫu khảo sát không đồng tình với việc nạo thai để lựa chọn giới tính thai nhi. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh viên đồng ý với việc nạo thai khi siêu âm thấy thai nhi là nữ cao hơn khi thai nhi là nam đã phần nào cho thấy tâm lý thích con trai vẫn tiềm ẩn trong sinh viên.

Đồ thị 18: Tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam qua các năm 2001-20087 Tỷ số giới tính 107 112 111 110 106 108 104 109 100 102 104 106 108 110 112 114 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Nguồn: 1. PGS.TS. Nguyễn Đình C, “Nhng xu hướng biến đổi dân sốở Vit Nam”, NXB Nông

nghip, Hà Ni-2007, 396 trang, tr.33;

2. UNFPA, Thc trng Dân s Vit Nam 2008, Hà Ni-4/2009, 22 trang, tr.18.

Tóm lại, đa số sinh viên đều có thái độ đúng đối với vấn đề nạo phá thai, đó là nạo phá thai không phải là một biện pháp KHHGĐ, nạo phá thai có hại cho sức khoẻ, nạo thai có thể dẫn đến nguy cơ vô sinh hay nạo thai dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Phần lớn sinh viên không chấp nhận nạo phá thai vì mục đích lựa chọn giới tính thai nhi. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng trên dưới 10% sinh viên có quan điểm sai cho rằng nạo thai là một biện pháp KHHGĐ (13,7%), nạo thai có thể chấp nhận được trong trường hợp cặp vợ chồng muốn có con trai nhưng siêu âm cho thấy thai nhi là nữ (9,5%), nạo thai có thể chấp nhận được trong trường hợp cặp vợ chồng muốn có con gái nhưng siêu âm cho thấy thai nhi là nam (8,2%). Kết quả này đặt ra vấn đề trong thời gian tới, cần phải tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức của sinh viên về vấn đề nạo phá thai để họ có được thái độ đúng trong nhìn nhận vấn đề này. Hơn nữa, việc nâng cao hiểu biết của VTN&TN về những hậu quả của việc có thai và nạo thai sẽ có tác dụng rất lớn đến thay đổi hành vi tình dục, góp phần làm giảm tỷ lệ nạo phá thai và mắc các bệnh LTQĐTD ở VTN&TN.

2.2.2.4. Thái độ đối vi vic nhn thông tin v HIV/AIDS, người nhim HIV và nguy cơ lây nhim HIV ca bn thân

Một phần của tài liệu Thực trạng hiểu biết, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của sinh viên hiện nay (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)