Đánh giá kiến thức chung của sinh viên về SKSS

Một phần của tài liệu Thực trạng hiểu biết, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của sinh viên hiện nay (Trang 68 - 72)

6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết

2.2.1.4. Đánh giá kiến thức chung của sinh viên về SKSS

Để đánh giá kiến thức chung của sinh viên về SKSS, chúng tôi tiến hành tính tổng điểm hiểu biết của họ về chủ đề này. Tổng điểm SKSS được hình thành từ các hợp phần sau:

(1) Đim Kiến thc v sinh sn, kh năng th thai: Nếu trả lời đúng toàn bộ các câu hỏi thuộc lĩnh vực hiểu biết về sinh sản và thụ thai sẽ nhận được tối đa là 4 điểm.

(2) Đim v Hiu biết các BPTT, tiếp cn nơi cung cp BPTT: Tổng điểm hiểu biết của phần (2) - Hiểu biết về các BPTT và nơi cung cấp BPTT là 15 điểm

(3) Đim ca phn Kiến thc v HIV và các bnh LTQĐTD: Nếu trả lời đúng tất cả các câu hỏi, số điểm tối đa của phần kiến thức về HIV/AIDS và các bệnh LTQĐTD là 30 điểm

Tổng điểm kiến thức về SKSS/TD của sinh viên: được tính bằng tổng

của điểm phần (1), phần (2), và phần (3). Điểm tối đa mỗi sinh viên nhận đựơc sẽ là

49 điểm. (Chi tiết v cách tính đim xem Ph lc 4)

Kết quả cho thấy, điểm trung bình mỗi sinh viên đạt được trong khối kiến thức về SKSS là 26,93 điểm. Điểm trung vị đạt được là 26,50. Như vậy, hiểu biết chung về SKSS/TD VTN/TN của sinh viên trong mẫu khảo sát chỉ ở mức độ trung bình.

Hầu như không có sự khác biệt giữa điểm kiến thức về chủ đề này giữa nam và nữ sinh viên. Điểm trung bình của nam là 26,91, trong khi của nữ là 26,95.

Kiến thức chung về SKSS của sinh viên năm thứ ba tốt hơn sinh viên năm thứ nhất và thứ hai. Trung bình mỗi sinh viên năm thứ ba đạt 28,31 điểm, so với 26,36 điểm của sinh viên năm thứ nhất và 26,19 điểm của sinh viên năm thứ hai.

Sinh viên ĐHSP Hà Nội có hiểu biết chung về SKSS tốt hơn sinh viên ĐH KHXH&NV và sinh viên ĐHBK. Điểm trung bình của sinh viên ĐHSP là 27,58, trong khi sinh viên ĐH KHXH&NV và sinh viên ĐHBK chỉ đạt 26,80 và 26,41 điểm.

Nguyên nhân ca thc trng hiu biết v SKSS ca sinh viên hin nay

Với sự giúp đỡ của Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA), đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, Bộ GD&ĐT đã thí điểm Dự án “Giáo dục dân số trong nhà trường” và từ năm 1989, Bộ đã tiếp tục thí điểm dự án “Giáo dục đời sống gia đình và giới

tính” trong trường phổ thông. Chính vì lẽ đó, chúng tôi đã đưa sáu chủ đề trong nội dung chăm sóc SKSS, bao gồm: (1) Biến đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì, (2) Sự thụ thai/kinh nguyệt, (3) Tình yêu, hôn nhân gia đình, (4) Giới tính và tình dục, (5) Kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ) và (6) HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, vào trong bảng hỏi: “Trong những năm hc ph thông (cp II và III), bn

đã được hc/nghe nói đến nhng kiến thc nào trong các ni dung nêu dưới đây?”

để tìm hiểu thông tin về việc trang bị kiến thức liên quan đến SKSS ở trường phổ thông. Kết quả khảo sát cho thấy:

Đối với các bạn sinh viên, thông tin được trường phổ thông cung cấp nhiều nhất là thông tin về HIV/AIDS và các bệnh LTQĐTD (79,4%), tiếp theo là thông tin liên quan đến chủ đề biến đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì (68,3%), tình yêu, hôn nhân gia đình 65,7%. Thông tin về KHHGĐ chiếm tỷ lệ thấp nhất, chỉ có 52,9% sinh viên cho biết họ đã từng nghe đến chủ đề này ở trường phổ thông. Điều này có thể do nhận thức của cộng đồng nói chung và của các trường nói riêng cho rằng các em học sinh chưa đến tuổi lập gia đình nên chưa cần thiết phải trang bị khối kiến thức về KHHGĐ (mà nội dung chủ yếu là về các BPTT) cho các em.

Đồ thị 16: Phân bố đối tượng khảo sát theo nhận thức về các chủ đề SKSS

trong những năm học phổ thông (%)

66.2 52.0 66.2 60.8 57.4 70.3 72.8 65.2 53.8 48.7 81.6 68.3 62.7 65.7 77.0 57.2 52.9 79.4 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 90.0 Biến đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì Sự thụ thai/kinh nguyệt

Tình yêu, hôn nhân

gia đình Giới tính và tình dục Kế hoạch hoá gia đình HIV/AIDS và các bệnh LTQĐTD Nam Nữ Tổng

Trung bình mỗi sinh viên trong mẫu khảo sát đã được học 3,86 nội dung trong tổng số 6 nội dung về SKSS ở trường phổ thông (trường THCS và THPT). Chỉ có

6,9% đối tượng chưa từng học bất kỳ nội dung nào trong 6 nội dung về SKSS kể trên. Khoảng 1/4 đối tượng trong mẫu điều tra (25,5%) cho biết mình đã được học cả 6 nội dung này ở trường phổ thông.

Phân tích theo giới tính và theo khối trường thấy có sự khác biệt về số nội dung SKSS được học ở trường phổ thông (Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, p=0.024 và p=0.010 < 0.05). Theo đó, nữ giới tiếp nhận được nhiều nội dung chăm sóc SKSS hơn nam giới; Sinh viên ĐHSP và sinh viên ĐH KHXH&NV tiếp cận với nhiều thông tin về SKSS hơn sinh viên khối kỹ thuật – ĐHBK. Như vậy, đặc điểm giới tính và định hướng khối ngành đào tạo ít nhiều có ảnh hưởng đến việc tiếp nhận thông tin về SKSS của học sinh phổ thông. Không có sự khác biệt giữa sinh viên năm thứ nhất, thứ hai và thứ ba về số nội dung SKSS đã được học ở trường phổ thông. Điều này cho phép suy luận rằng nội dung SKSS được truyền đạt ở trường phổ thông không có sự thay đổi theo thời gian.

Phỏng vấn sâu cá nhân cũng cho thấy, các em đều đã ít nhiều được học các nội dung về SKSS thông qua hình thức lồng ghép vào các môn sinh học, địa lý, giáo dục công dân. Tuy nhiên, các nội dung được truyền đạt ở trường phổ thông mới chỉ dừng ở mức độ kiến thức bề nổi, đơn giản mà chưa đi vào chiều sâu.

“Thc ra ph thông ý thì cũng có rt là nhiu môn. Thí d như môn Địa lý này, môn sinh hc này, môn giáo dc công dân này, nhưng mà cái ni dung SKSS chỉ được đặt lng ghép trong các tiết hc mà các tiết hc này ni dung ca nó rt đơn gin và giáo viên trong quá trình ging dy thì chưa có kinh nghim truyn th mt cách c th… Thc ra ý ti vì ngay cái thi cp hai bn em được, bn em

đi hc ý thì cũng rt là ngi, rt là s” (Nữ sinh viên, năm thứ ba, khoa Tâm lý

giáo dục, ĐHSP HN).

Bên cạnh thông tin về SKSS được trang bị ở trường phổ thông, gia đình cũng là cũng được xem là nơi cung cấp những kiến thức ban đầu về chủ đề này cho các bạn sinh viên. Tuy nhiên, phần lớn số sinh viên trong mẫu khảo sát rất ít trao đổi thông tin về SKSS với bố mẹ. Tỷ lệ sinh viên không trao đổi bất kỳ thông tin nào liên quan đến SKSS với bố là 62,1% và với mẹ là 43,1%. Nhận định này còn được

khẳng định thông qua số nội dung SKSS trung bình mà các bạn trẻ trao đổi với bố và với mẹ rất thấp, con số tương ứng là 0.92 và 1.72.

Việc trao đổi thông tin về SKSS với bố/mẹ của sinh viên qua các năm học hầu như không có sự khác biệt. Không có sự khác biệt theo giới tính của nam và nữ sinh viên và số nội dung SKSS trao đổi với bố, 60,1% nam và 63,9% nữ không trao đổi bất kỳ nội dung nào về SKSS với bố. Nhưng sự khác biệt giữa nam và nữ lại thể hiện rất rõ nét trong số các nội dung SKSS trao đổi với mẹ, có hơn 1/2 số nam khảo sát (54,7%) không trao đổi bất kỳ nội dung nào của SKSS với mẹ, trong khi con số này ở nữ chỉ có gần 1/3 (29,7%) (p=0.000 < 0.05). Điều này chứng tỏ vấn đề SKSS hầu như không được sinh viên trao đổi với bố. Việc trao đổi thông tin này giữa mẹ với con gái dễ dàng và nhiều hơn với con trai.

Xem xét theo từng nội dung cụ thể của SKSS cho thấy, số sinh viên trong mẫu khảo sát đã từng trao đổi/thảo luận với bố/mẹ về chủ đề SKSS thấp. Chủ đề được sinh viên trao đổi với bố, mẹ nhiều nhất là chủ đề về “tình yêu, hôn nhân gia đình” với tỷ lệ tương ứng là 25,8% và 38,6%.

Hầu như không có sự khác biệt giữa nam sinh viên và nữ sinh viên trong các chủ đề SKSS được thảo luận với bố. Sự thụ thai/kinh nguyệt là chủ đề được các bạn sinh viên (cả nam và nữ) trao đổi với bố ít nhất (1,0%). Sự khác biệt về giới tính của đối tượng khảo sát lại đặc biệt có ý nghĩa khi xem xét việc thảo luận nội dung SKSS với người mẹ. Tỷ lệ sinh viên nữ có trao đổi về cả 6 nội dung SKSS với mẹ đều cao hơn sinh viên nam. Điều này có thể do yếu tố giới tính quy định. Người mẹ là người thường xuyên gần gũi, dễ dàng chia sẻ tâm tình với con cái, đặc biệt là con gái về nhiều vấn đề, trong đó có những vấn đề nhạy cảm như biến đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì, sự thụ thai/kinh nguyệt, tình yêu/hôn nhân gia đình, giới tính và tình dục…, còn người cha cũng không tiện khi nói về chủ đề này với con cái.

Thông tin thu được từ phỏng vấn sâu cá nhân cho thấy, tâm lý chung của các bậc cha mẹ là ngại khi nói về những vấn đề liên quan đến SKSS.

“… Còn nói chung mà hi b mẹở nhà thì cũng rt là ngi khi đả động đến vn đề này, hu như là không nói ra, mình nói đến thì gt đi. Chng biết hi ai!”

(Nữ sinh viên, năm thứ ba, Khoa Tâm lý giáo dục, ĐHSP Hà Nội).

Như vậy, từ kết quả phân tích ở trên, có thể thấy các bạn sinh viên trước khi vào đại học cũng đã được biết, được trang bị kiến thức về các nội dung SKSS từ phía gia đình và nhà trường phổ thông. Số các nội dung trong chăm sóc SKSS được trang bị ở trong nhà trường nhiều hơn từ phía gia đình. Tuy nhiên, những kiến thức họ được trang bị còn chưa toàn diện và đầy đủ, mà mới chỉ tập trung vào một số nội dung nhất định trong SKSS.

Một phần của tài liệu Thực trạng hiểu biết, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của sinh viên hiện nay (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)