9 Nên hiểu hệ thống mô típ này theo 2 nghĩa: thứ nhất, đó là các mô típ được Gogol sáng tạo và sử dụng với mật độ dày đặc trong sáng tác; thứ
2.1.1. Kết cấu trong ý đồ tác giả
39
Gogol bắt đầu viết Những linh hồn chết từ cuối năm 1835, từ một gợi ý của Pushkin- người nhiều lần cung cấp cho ông những ý tưởng nghệ thuật độc đáo. Pushkin đã hướng Gogol vào câu chuyện về một người đàn ông đi khắp nước Nga để mua những nông phu chết và khuyên Gogol nên sử dụng cốt truyện đó để thực hiện một tác phẩm lớn. Đúng như kỳ vọng của Pushkin, Gogol miệt mài viết bản trường ca mà ở đó "toàn bộ nước Nga sẽ xuất hiện", bản trường ca với tầm vóc của nó sẽ trở thành lịch sử của những tâm hồn Nga. Học tập Dante- nhà văn ông vô cùng yêu mến, Gogol muốn bản trường ca này có kết cấu giống như Thần khúc và tác động của nó đối với nước Nga cũng sẽ tương tự như những dư chấn mà Thần khúc đã tạo ra ở Italia.
Kết cầu Thần khúc của Dante gồm 3 phần: Địa ngục, Luyện ngục và
Thiên đường. Trong Thần khúc, Dante hóa thân vào nhân vật xưng "tôi" để thực hiện một cuộc du hành vô tiền khoáng hậu: đi sang thế giới bên kia- thế giới của người chết. Dưới sự hướng dẫn của nhà thơ Virgile, Dante đã chu du qua 9 tầng Địa ngục và một phần Tĩnh ngục, sau đó được người yêu thủa thiếu thời, Beatrice, dẫn đi xem Thiên đường. Mô típ viễn du lên Thiên đường, xuống Địa ngục đối với văn học cổ phương Tây và phương Đông không có gì xa lạ10. Nhưng chỉ có Dante bằng trí tưởng tượng tuyệt vời của mình mới "thiết kế" ra được những cảnh Địa ngục, Thiên đường rộng lớn và sinh động đến thế. Tác phẩm gồm 3 phần, mỗi phần có 33 khúc, thêm một khúc khai mào là tròn 100 khúc. Toàn tác phẩm theo thể thơ terzina, cứ mỗi khổ thơ lại có 3 câu nối với nhau bằng hệ thống vần11
. Thần khúc là bức tranh hiện thực của xã hội Italia thời Dante. Nó thể hiện lòng quan tâm nhiệt thành của tác giả đến số phận và khát vọng con người, thể hiện niềm tin mãnh liệt