Mối quan hệ giữa hai mô hình không gian

Một phần của tài liệu Mô típ hành trình trong Những linh hồn chết của N V Gogol (Trang 69 - 71)

13 Về vấn đề không gian trong sáng tác của Gogol, Robert Maguire đã lý giải cặn kẽ trong chuyên luận Exploring Gogol, Stanford University Press,

2.2.3. Mối quan hệ giữa hai mô hình không gian

Sau khi đã khảo sát cả hai kiểu không gian trong tác phẩm, chúng tôi muốn đặt chúng trong thế đối sánh nhằm tìm ra những mối liên hệ cần thiết. Mối liên hệ này sẽ giúp khái quát đặc điểm chung của cấu trúc không gian trong Những linh hồn chết.

Hành trình của Chichikov có thể được mô hình hóa bằng sơ đồ sau:

Thành phố Nông thôn

Nhìn vào sơ đồ, người đọc nhận ra sự lặp lại hữu ý của hành trình. Tương tự như thế, khi các mô hình không gian dịch chuyển theo hành trình của nhân vật, bản chất và các căn tính của chúng dường như cũng xích lại gần nhau,

66

chuyển hóa cho nhau thành một thể thống nhất. Điều này khác với truyền thống của văn học Nga.

Trong huyền thoại, không gian trung tâm- luôn có nguy cơ lộn xộn với những dấu hiệu chật chội, khiếp sợ, ngột ngạt, đám đông- mâu thuẫn sâu sắc với không gian ngoại biên hứa hẹn tự do, cởi mở, thoát ra khỏi hoàn cảnh (các đối lập có được tính thực tại nhờ việc nhân vật di chuyển trong không gian) [20, 194]. Nhưng ở Những linh hồn chết, mặc dù tồn tại hai không gian: thành phố- tương đương với trung tâm và nông thôn- tương đương với ngoại biên, chúng tôi không thấy có bất kỳ sự đối lập nào.

Cả hai kiểu không gian thành phố và nông thôn đều tồn tại trong một mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và có nhiều đặc tính chung. Theo đó, nhân vật dù rời thành phố về nông thôn hay từ nông thôn quay trở lại thành phố thì vẫn luôn luôn bị đóng khung trong những kí hiệu không gian lộn xộn và vô trật tự. Thành phố N - trong sự hỗn mang của mình- hoàn toàn không thể phân biệt với những trang viên chắp nối và mục nát của những Manilov, Nozdriov, Pliushkin. Còn làng quê - trong vẻ tiêu điều, xác xơ của nó- hoàn toàn hoà điệu với bộ dạng già cỗi và lạnh lẽo của thành phố. Dù trên hành trình đằng đẵng, Chichikov phân biệt thành phố và nông thôn bằng sự khác nhau của "đường lát đá" và "đường đất mềm" nhưng thực tế, nhân vật chưa bao giờ thoát ra khỏi bầu không gian u buồn đó.

Một điều tác giả muốn khắc nhấn là đặc điểm của con người trong không gian. Trong tác phẩm này, không gian trở thành hình ảnh ẩn dụ cho cách sống và chất lượng cuộc sống. Những căn nhà lộn xộn với những tấm biển lố bịch trong thành phố là kí hiệu của một cuộc sống giả dối với đầy sự giễu nhại nực cười. Những trang trại tồi tàn và đơn điệu ở thôn quê là tấm gương soi của những kiếp sống què quặt, hoặc lạt lẽo, nhỏ nhen, tầm thường, hoặc ti tiện, hèn hạ, thô lậu. Cả hai cách sống đó đều chứng tỏ sự lệ thuộc của nền nếp tinh

67

thần con người vào hoàn cảnh sống. Và như vậy, hành trình của Chichikov đã "mở mắt" cho ta nhìn thấu bản chất của các mô hình không gian.

Không gian chung bao trùm cả nước Nga là một không gian ngột ngạt và hủ lậu. Soi vào không gian ấy, ta đã hiểu vì sao cái ý định của Chichikov - mua những linh hồn chết - có thể nảy sinh và tồn tại lâu dài đến thế. Rõ ràng, cái mục đích cá nhân tưởng chừng kỳ quái và xấu xa lại chính là sản phẩm, là hệ quả tất yếu của môi trường sống bao quanh nó. Như V. Setchkarev đã nhận xét: “Điều mà Những linh hồn chết đặt ra chính là ý thức rằng thế giới ở một mặt nào đó đang trong một tình trạng tồi tệ, nó đang được dẫn đi theo một đường mòn sai lầm, nó đầy ung nhọt và không thể cứu vãn được những nạn nhân đang đi theo ma quỉ” [15, 3].

Một phần của tài liệu Mô típ hành trình trong Những linh hồn chết của N V Gogol (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)