28
là hành trang không thể thiếu, cần phải trân trọng truyền thống và cội nguồn vì đó là sức mạnh để con người bước tiếp trong dòng đời đầy thử thách.
Có thể nói, trong truyền thống văn hóa dầy dặn và đậm đà bản sắc của nhân dân Nga, mô típ hành trình thực sự đã xuất hiện và được kế thừa, phát triển một cách xuất sắc từ thời đại văn học này sang thời đại văn học khác. Giữa một loạt tên tuổi đã từng sử dụng mô típ hành trình như là hạt nhân kết cấu nghệ thuật, ta càng không thể không nói đến Gogol- người "cha của tiểu thuyết Nga" (Turgenev).
1.3. Mô típ hành trình trong sáng tác của Gogol
Giống như rất nhiều nhà văn Nga cùng thời và sau đó, trong dòng máu của Gogol tiềm tàng sở thích khám phá và đi du lịch. Gogol đã từng tâm sự: “Mọi người đều nhất trí gọi thời đại hiện nay là buổi giao thời. Hơn bất cứ lúc nào trước đây, bây giờ mọi người cảm thấy rằng thế giới đang ở trên đường
chứ không nằm ở bến, thậm chí cũng không nằm trong quán trọ, không dừng chân ở một trạm hoặc một nơi nghỉ ngơi tạm thời nào” (Sám hối của tác giả). Quả vậy, cuộc đời thực và đời văn Gogol đều không "dừng chân" quá lâu ở một địa điểm nào. Từ quê hương Ukraina tiến đến thủ đô Petersburg, từ nước Nga nông thôn đi ra những thành phố Châu Âu hoa lệ, Gogol là người lữ hành không mệt mỏi, luôn đi tìm cảm hứng sáng tạo từ sự xê dịch. Rất nhiều nhà văn cũng đam mê và hứng thú với chủ nghĩa xê dịch như Gogol. Paul Morand (1888- 1976) còn có một câu rất hay rằng: "Ta muốn sau khi ta chết đi, có người thuộc da ta làm chiếc va ly".
Trong sáng tác, Gogol không dừng lại khu trú ở một không gian nghệ thuật quen thuộc mà trải nghiệm ngòi bút qua nhiều không gian khác nhau: không gian núi đồi Ukraina khoáng đạt trong Những buổi tối trong thôn gần Dikanka hay trong Taras Bulba; không gian đô thị Petersburg ngột ngạt trong
29
Nga bao la trong Những linh hồn chết. Có thể nói, cả cuộc đời thực và đời văn Gogol đều là sự tiếp nối của những hành trình không mệt mỏi.
1.3.1. Mô típ hành trình- từ trường ca Hans Kuchelgarten đến trường ca
Những linh hồn chết
Gogol chạm ngõ văn học khi ông mới 20 tuổi, bằng một trường ca mang cái tên khá lạ Hans Kuchelgarten. Ngay ở "trái đầu mùa" này, Gogol đã sử dụng mô típ hành trình như một hạt nhân kết cấu tác phẩm. Trường ca đầu tay đậm màu sắc lãng mạn ngây thơ kể về một thanh niên Đức thích đi chu du thiên hạ, đã từ bỏ cuộc sống điền viên tẻ nhạt để khám phá những vùng đất xa xôi. "Người lữ khách rầu rĩ" tuy không tìm được lẽ sống, phải trở về điểm xuất phát nhưng chính hình tượng này sẽ được thừa tiếp trong rất nhiều sáng tác sau đó của Gogol.
Hành trình trong tác phẩm Gogol muôn hình vạn trạng, với nhiều tính chất và đặc điểm phong phú về mục đích và hướng đi: hành trình đi tìm chân lý của chàng thanh niên Hans Kuchelgarten, hành trình bảo vệ lẽ phải và bình yên Tổ quốc của người anh hùng kozac- Taras Bulba, hành trình đầy bịp bợm và mưu lợi cá nhân của một kẻ dối trá mang mặt nạ quan thanh tra, hành trình hoang đường của một bức chân dung ma quái hay một cái mũi bất trị của đại tá Kovalev. Cuộc hành trình lớn nhất và được gửi gắm nhiều ý đồ nghệ thuật nhất chính là hành trình của Chichikov trong Những linh hồn chết. Đây là cuộc phiêu lưu xuất phát từ một mục đích kỳ quặc và diễn ra với những sự biến khôn lường.
Với Gogol, mô típ hành trình là một điểm tựa nghệ thuật đắc địa. Nó không chỉ tác động vào cấu trúc các tác phẩm mà còn góp phần mở rộng các đường biên không, thời gian, tạo ra môi trường hoàn thiện và định vị tính cách nhân vật. Nhờ có mô típ hành trình, các dòng sự kiện của tiểu thuyết
30
nhân vật chính được bộc lộ và khai phá dần qua sự dịch chuyển của anh, các chiều kích không gian thay đổi không ngừng. Trong truyện ngắn Cái mũi, mô típ hành trình là thủ pháp để bộc lộ trật tự bất ổn của thủ đô Petersburg nói riêng và xã hội Nga nói chung. Cái mũi chỉ có thể tiến hành cuộc du hành ngạo nghễ của nó khi bản chất thế giới là một sự hỗn mang, rời rạc, ở đó cái bất thường có thể trở thành bình thường và ngược lại. Trong Những linh hồn chết, vai trò và tầm ảnh hưởng của mô típ hành trình còn đậm nét hơn. Chúng tôi sẽ dành cả hai chương tiếp theo để phân tích.
Như vậy, từ trường ca đầu tay đậm bút pháp lãng mạn đến bản trường ca cuối đời mang phong cách của một nhà hiện thực kiệt xuất, Gogol luôn có ý thức sử dụng mô típ hành trình để thể hiện những tư tưởng lớn. Tất nhiên, càng về sau, mô típ hành trình càng được nhà văn vận dụng và sáng tạo nhuần nhuyễn hơn. Điều này là một minh chứng rõ nét cho sự ham học hỏi của Gogol trên hành trình tìm tòi và thể nghiệm nghệ thuật.
1.3.2. Hành trình trong hệ thống mô típ của Gogol
Mỗi nhà văn có một cái "tạng" riêng, mỗi người thâm canh và gặt hái thành quả lao động trên một mảnh đất nghệ thuật đặc thù. Gogol cũng thế. Là cây bút có nhiều sở trường, có thể thành công ở nhiều thể loại như kịch, truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn… nhưng tựu trung, "linh hồn" nghệ thuật của Gogol nằm trong hai chữ biếm họa. Dù Gogol chế giễu hay xót thương, lúc nào trong giọng điệu của ông cũng phảng phất một tiếng cười buồn: "Tiếng cười ra nước mắt của Gogol là vũ khí sắc bén trong tay một nhà văn dân chủ và nhân đạo, khinh miệt, căm ghét bọn địa chủ, bọn quan lại, mang nặng lòng yêu nước thiết tha và lòng đồng cảm với những con người nhỏ bé đáng thương" [43, 213]. Đặc điểm chủ đạo trong sáng tạo của Gogol sẽ chi phối cách lựa chọn và sử dụng các mô típ nghệ thuật. Trong hệ thống này, mô típ
31
hành trình có một vai trò đáng kể, vừa là mô típ chủ đạo, vừa là mô típ có quan hệ chặt chẽ với các mô típ khác.
Bây giờ, chúng tôi sẽ trình bày về hệ thống mô típ9
của Gogol để từ đó tìm những đường link (nếu có) với mô típ hành trình. Dĩ nhiên, sự liệt kê này không thể bao quát hết trước tác đồ sộ và phức tạp của Gogol. ở đây, luận văn chỉ điểm qua những mô típ chính, tồn tại trong các tác phẩm gần gũi và liền kề với Những linh hồn chết, đó là Tập truyện Petersburg và kịch Quan thanh tra.
Xét các mô típ về kết cấu, chúng ta thường bắt gặp một số mô típ như:
giấc mơ, sự nhầm lẫn, tính tầm thường của cuộc sống,…
Mô típ giấc mơ xuất hiện trong những truyện ngắn viết về Petersburg đã gián tiếp tố cáo cuộc sống đô thị hào nhoáng nhưng đầy những lọc lừa, dối trá. Giấc mơ là sự cứu rỗi để con người tạm thời thoát khỏi hiện thực khắc nghiệt đó. Anh hoạ sĩ nghèo Charkov ở truyện ngắn Bức chân dung vì không thể trả tiền thuê nhà đã tìm sự trấn an trong giấc mơ về những đồng tiền vàng lấp lánh. Một họa sĩ mơ mộng khác trong Đại lộ Nevsky, chàng Piskarev, cố gắng xua đuổi hình ảnh xấu xa của người đàn bà mà anh ngưỡng vọng bằng giấc mơ về sự thánh thiện trong đau khổ của nàng. Bác viên chức nghèo Akaki trong Chiếc áo khoác mơ đến ngày được mặc chiếc áo ấm giữa mùa đông lạnh giá. Có thể nói, mô típ giấc mơ là một điểm thắt nút khá quan trọng để dẫn đến các xung đột truyện sau đó. Trong Bức chân dung, sau khi giấc mơ trở thành hiện thực, Charkov nhanh chóng trượt dốc trong tham vọng và cuối cùng phát điên vì sự giằng xé nội tâm. Trong Đại lộ Nevsky, càng mơ ước lắm, càng vỡ mộng nhiều, chàng hoạ sĩ Piskarev phải kết liễu cuộc đời