Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này dựa trên mô hình của cơ sở lý thuyết để xuất gồm 7 thành phần, với Likert 5 điểm và 2 cực; 1 cực là Rất không đông ý và 1 cực là Rất đồng ý; được kế thừa từ thang đo sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức của tác giả Phạm Thế Anh (2013), và Đỗ Xuân Khánh (2014).
Thang đo như trên được xây dựng dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên đối với Công ty thông qua cơ sở lý thuyết và các bài nghiên cứu trước là thang đo phù hợp nhất để đo lường đặc biết là đối với quy mô Công ty có số lượng ít nhân viên như Công ty. Tuy nhiên do có sự khác biệt cơ bản về lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, vì vậy thang đo về sự gắn kết của nhân viên đối với Công ty CPĐT VCN của tác giả nêu trên có thể chưa phù hợp cho trường hợp cụ thể này. Vậy nên việc thu thập thông tin sử dụng để điểu chỉnh thang đo là cần thiết (tham khảo ý kiến của một số lãnh đạo và nhân viên làm việc cho Công ty tại thời điểm hiện tại).
Thông qua việc nghiên cứu này, thang đo ban đầu vẫn giữ nguyên bao gồm 7 thành phần tác động đến sự gắn kết của nhân viên.
Thang đo chính thức các thành phần ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên đối với Công ty Cổ phần đầu tư VCN.
+Thành phần đánh giá nhân viên
Đánh giá nhân viên chính là việc đánh giá thành tích của nhân viên trong Công ty mà cụ thể là đánh giá quá trình làm việc của nhân viên đó trong 1 tháng làm việc xem nhân viên đó có thể hoản thành được các nhiệm vụ đặt ra trong công việc không, và để đánh giá được chuẩn xác thì Công ty luôn có một hệ thống đánh giá tiêu chuẩn nhằm giúp cho việc đánh giá được khách quan hơn.
Việc đánh giá đúng sẽ khích lệ được tinh thần làm việc của nhân viên, tạo sự công bằng cho Công ty và cũng là cơ sở cho công tác đãi ngộ và cơ hội thăng tiến cho nhân viên đó tạo ra môi trường làm việc lành mạnh.
Bảng 2.1: Thang đo về các biến đánh giá nhân viên
DG Đánh giá nhân viên Nguồn
DG1 Việc đánh giá được thực hiện định kỳ Tác giả
DG2 Việc đánh giá được thực hiện khách quan, công bằng và chính xác Tác giả DG3 Kết quả đánh giá góp phần phát triển được năng lực của nhân viên trong
Công ty Tác giả
DG4 Tôi hài lòng với hệ thống đánh giá kết quả làm việc của Công ty Tác giả
+Thành phần đào tạo
Trong điều kiện môi trường kinh tế ngày càng chuyển biến rõ rệt, các công nghệ kỹ thuật tiên tiến ngày càng phát triển thì việc đào tạo nhân viên không chỉ giúp cho nhân viên nắm bắt được công việc tốt hơn, hiểu việc hơn mà đây còn là yếu tố tạo ra sự cạnh tranh lớn cho Công ty. Với việc tạo điều kiện cho nhân viên mình được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cũng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao sự gắn kết của nhân viên đối với Công ty.
Thang đó đào tạo gồm 3 biến quan sát
Bảng 2.2: Thang đo về các biến Đào tạo
DT Đào tạo Nguồn
DT1 Công ty tạo điều kiện cho tôi được đi học để nâng cao trình độ chuyên môn bản thân
Phạm Thế Anh (2009) DT2 CNV mới được hướng dẫn những kỹ năng cần thiết cho công
việc
Phạm Thế Anh (2009) DT3 Kiến thức và kỹ năng mới được phổ biến định kì cho công
nhân viên để làm việc
Nguyễn Thanh Mỹ Duyên (2012)
+Thành phần xác định công việc
Xác định được công việc của mình là gì?, nhiệm vụ của công việc đó là gì? Là những yếu tố quan trọng giúp cho các Công việc trong Công ty được hoàn thành đúng đắn với các mục tiêu đề ra; việc xác định đúng và làm đúng là một trong những thành phần giúp cho Công ty đạt được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong tương lai.
Thang đo Xác định công việc gồm 3 biến quan sát.
Bảng 2.3: Thang đo về các biến công việc
CV Xác định công việc Nguồn
CV1 Nhiệm vụ của mỗi công việc được xác định rõ ràng Phạm Thế Anh (2009) CV2 Cty có hệ thống mô tả công việc và thường xuyên
được cập nhật Đỗ Xuân Khánh (2014)
+Thành phần đãi ngộ và lương thưởn
Đối với người lao động, tiền lương không chỉ cần thiết cho cuộc sống của bản thân và gia đình mà nó còn là động lực để làm việc, vì tiền lương giúp họ cảm thấy được đánh giá được đúng khả năng làm việc mà mức độ đóng góp vào kết quả hoạt động của một tổ chức. Việc đãi ngộ và lương thương không hợp lý cũng là một thành phần tạo nên sự bức xúc của các nhân viên trong Công ty khiến cho nhân viên không còn muốn gắn bó với Công ty nữa.
Thang đo đãi ngộ và lương thưởng gồm 3 biến quan sát.
Bảng 2.4: Thang đo về các biến đãi ngộ và lương thưởng
DN Đãi ngộ và lương thưởng Nguồn
DN1 Mức lương và đãi ngộ được trả tại thời điểm hiện tại xứng đáng
với năng lực của tôi Tác giả
DN2 Cách trả lương của Công ty đối với nhân viên là hoàn toàn hợp
lý và công bằng Tác giả
DN3 Lương được trả không thua kém gì các Công ty cùng ngành khác Tác giả
+Thành phần hoạch định nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến
Có thể nói thành phần này nói đến việc một nhân viên có khả năng phát triển được nghề nghiệp của mình trong Công ty hay không đây là thành phần tạo động cơ mạnh mẽ giúp cho nhân viên hăng say làm việc. Đồng thời cũng là thành phần tạo ra được những nhu cầu thỏa mãn về sự thể hiện cũng như tự hào của họ, góp phần tăng thêm về sự gắn bó với Công ty
Thang đo hoạch định nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến gồm 4 biến quan sát.
Bảng 2.5: Thang đo về các biến hoạch định nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến HD
Hoạch định nghề nghiệp và cơ hội
thăng tiến Nguồn
HD1 Các cá nhân trong công ty được định
hướng nghề nghiệp rõ ràng Phạm Thế Anh (2009) HD2 Cấp trên hiểu rõ nguyện vọng nghề
nghiệp của nhân viên mình Phạm Thế Anh (2009) HD3 Công nhân viên có nhiều cơ hội thăng
tiến trong Công ty
Đỗ Xuân Khánh (2014) HD4 Công nhân viên hiểu rõ các điều kiện
thăng tiến trong Công ty
Đỗ Xuân Khánh (2014)
Tuyển dụng nhân viên cũng là một việc ảnh hưởng không nhỏ đến sự gắn kết của nhân viên trong Công ty, nó giúp không chỉ tìm ra được những người có chuyên môn cao mà còn giúp cho việc lựa chọn người có lòng trung thành và sự chăm chỉ đối với Công ty.
Thang đó tuyển dụng bao gồm 3 biến quan sát.
Bảng 2.6: Thang đo về và biến tuyển dụng
TD Tuyển dụng Nguồn
TD1 Hệ thống tuyển dụng của nhân viên mang tính khoa học Đỗ Xuân Khánh (2014) TD2 Lãnh đạo các bộ phận trực tiếp và phòng nhân sự tham
gia vào quá trình tuyển dụng công nhân viên Phạm Thế Anh (2009) TD3 Công ty sử dụng các bài kiểm tra tiêu chuân hóa quá
trình tuyển dụng Phạm Thế Anh (2009)
+Thành phần thu hút nhân viên tham gia các hoạt động chung của Công ty
Việc tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các hoạt động chung của Công ty cũng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao được sự đoàn kết gắn kết của các nhân viên đang làm việc trong Công ty với nhau, tạo ra một môi trường làm việc sinh động hơn, lành mạnh hơn. Thang đo thu hút nhân viên tham gia các hoạt động chung của Công ty gồm 3 biến quan sát.
Bảng 2.7: Thang đo về các biến thu hút nhân viên tham gia Các hoạt động chung của Công ty
TH Thu hút nhân viên tham gia các hoạt động chung của Công ty Nguồn
TH1 Công nhân viên được quyền đưa ra những quyết định liên quan đến công việc của mình
Phạm Thế Anh (2009) TH2 Lãnh đạo khuyến khích nhân viên đưa ra các quyết định liên quan
đến hoạt động chung
Nguyễn Thanh Mỹ Duyên (2012) TH3 Công ty có các hoạt động ngoại khóa giải trí sau mỗi kỳ làm việc Tác giả
+Thang đo về sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức gồm 3 thành phần.
-Thành phần sự cố gắng
Thang đo này gồm 3 biến quan sát
Bảng 2.8: Thang đo về các biến sự cố gắng
SCG Sự cố gắng Nguồn
SCG1 Tôi cố gắng cao nhất để hoàn thành nhiệm vụ được giao Đỗ Xuân Khánh (2014) SCG2 Tôi tự nguyện nỗ lực nâng cao kỹ năng để có thể cống
hiến nhiều hơn cho công việc Phạm Thế Anh (2009) SCG3 Tôi sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân khi cần thiết để
giúp đỡ tổ chức/nhóm làm việc thành công
Nguyễn Thanh Mỹ Duyên (2012)
-Thành phần sự tự hào
Thang đo này gồm 3 biến quan sát
Bảng 2.9: Thang đo về các biến sự tự hào
STH Sự tự hào Nguồn
STH1 Tôi sẽ giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ của tổ chức
là thứ tốt nhất mà khách hàng có thể mua Phạm Thế Anh (2009) STH2 Tôi vui mừng vì đã chọn công ty này để làm việc Đỗ Xuân Khánh (2014) STH3 Tôi tự hào vì đã được làm việc cho công ty này Phạm Thế Anh (2009)
-Thành phầnsự trung thành
Thang đo này gồm 3 biến quan sát
Bảng 2.10: Thang đo về các biến trung thành
STT Sự trung thành Nguồn
STT1 Tôi sẽ gắn bó lâu dài với công ty Tác giả STT2 Tôi sẻ ở lại Công ty dù nơi khác chế độ đãi ngộ và lương
thưởng hấp dẫn hơn
Phạm Thế Anh (2009) STT3 Tôi sẽ cùng Công ty vượt qua những giai đoạn khó khăn
nhất Tác giả