4.2.2.1. Phân tích nhân tố đồi với biến độc lập
Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo, từ kết quả cho được ta loại các biến không đảm bảo về mặt thống kê và giữ lại các biến đảm bảo về mặt thống kê để tiếp tục cho việc phân tích nhân tố.
Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) là một kỹ thuật phân tích nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu. Quan hệ giữa các nhóm biến có liên hệ qua lại lẫn nhau được xem xét dưới dạng một số các nhân tố cơ bản. Mỗi một biến quan sát sẽ được tính một tỷ số gọi là hệ số tải nhân tố (factor loading). Hệ số này cho người nghiên cứu biết được mỗi biến đo lường sẽ thuộc về những nhân tố nào.
Nhìn vào bảng kết quả 4.3 ta thấy rằng sau khi phân tích nhân tố các nhân tố góp lại cho ta thành 6 nhân tố. Các yếu tố đánh giá được thống kê:
-Hệ số KMO = 0,857 nên phân tích nhân tố là phù hợp.
-Sig (Barlett’s Test) = 0,000 (sig. < 0,05) chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.
-Eigenvalues = 1,134 > 1. Đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố, thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất.
-Tổng phương sai trích Rolation Sums of Squared Loading (Cumulative%) = 63,078% > 50%. Điều này chứng chỏ 63,078% biến thiên của đo lường được giải thích bởi 6 nhân tố.
-Hệ số Factor Loading của tất cả các biến trong từng thành phần nhân tố đều có giá trị lớn hơn 0,5 và không có biến nằm cùng lúc 2 nhân tố nên việc phân tích nhân tố đến đây là kết thúc.
Bảng 4.3: Kết quả phân tích nhân tố EFA
Yếu tố đánh giá Giá trị chạy bảng So sánh
Hệ số KMO 0,857 0,5 < 0,857 < 1 Giá trị sig. nằm trong điều kiện Barlett 0 0 < 0,05 Tổng phương sai trích (TVE) 63,078% 63,078% > 50% Giá trị Eigenvalues 1,134 1.134 > 1 Nhân tố Hệ số tải nhân tố 1 2 3 4 5 6 HD1 0,730 TH1 0,690 HD3 0,684 HD2 0,652 TH2 0,633 TH3 0,587 HD4 0,564 DG3 0,743 DG2 0,736 DG4 0,716 DG1 0,646 DN1 0,806 DN2 0,737 DN3 0,714 DT2 0,765 DT3 0,708 DT1 0,690 CV1 0,805 CV2 0,625 CV3 0,607 TD2 0,796 TD1 0,691 TD3 0,514 (Xem phụ lục 3.1)
Đặt tên các nhóm nhân tố mới: Việc đặt tên các nhân tố được thực hiện trên cơ sở nhận ra các biến quan sát có hệ số truyền tải (loading factor) lớn nằm trong cùng một nhân tố. Như vậy nhân tố này có thể giải thích bằng các biến có hệ số lớn nằm trong nó.
+Nhân tố 1: Bao gồm các biến quan sát.
Bảng 4.4: Các biến quan sát, tên và kí hiệu của nhân tố 1 Ký
hiệu Chỉ tiêu
Tên nhân tố (Ký hiệu)
HD1 Các cá nhân trong công ty được định hướng nghề nghiệp rõ ràng
Nhân tố 1:
Khả năng phát triển nghề nghiệp của nhân viên trong Công ty
(KHPT) TH1 Công nhân viên được quyền đưa ra những quyết định liên quan
đến công việc của mình
HD3 Công nhân viên có nhiều cơ hội thăng tiến trong Công ty HD2 Cấp trên hiểu rõ nguyện vọng nghề nghiệp của nhân viên mình TH2 Lãnh đạo khuyến khích nhân viên đưa ra các quyết định liên
quan đến hoạt động chung
TH3 Công ty có các hoạt động ngoại khóa giải trí sau mỗi kỳ làm việc
HD4 Công nhân viên hiểu rõ các điều kiện thăng tiến trong Công ty
Nhân tố 1 bao gồm các biến quan sát về việc hoạch định nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến hoạt động này liên quan đến việc tạo ra khả năng phát triển cho nhân viên tại Công ty, cũng như là các biến về việc thu hút nhân viên tham gia các hoạt động của Công ty tạo ra môi trường thân thiện giữa cấp trên và cấp dưới đây cũng có thể là một lợi thế giúp cho nhân viên có được điều kiện thuận lợi làm việc trong Công ty. Chính vì những lý do đó nên nhân tố 1 sẽ được đặt tên là khả năng phát triển nghề nghiệp của nhân viên trong Công ty với ký hiệu là KHPT.
+Nhân tố 2: Bao gồm các biến quan sát.
Bảng 4.5: Các biến quan sát, tên và kí hiệu của nhân tố 2 Ký
hiệu Chỉ tiêu
Tên nhân tố (Ký hiệu)
DG3 Kết quả đánh giá góp phần phát triển được năng lực của nhân viên
trong Công ty Nhân tố 2: Đánh giá nhân viên
(DG) DG2 Việc đánh giá được thực hiện khách quan, công bằng và chính xác
DG4 Tôi hài lòng với hệ thống đánh giá kết quả làm việc của Công ty DG1 Việc đánh giá được thực hiện định kỳ
Nhân tố thứ hai bao gồm biến quan sát liên quan đến đánh giá nhân viên, vì vậy, đặt tên cho nhân tố thứ hai là đánh giá nhân viên có ký hiệu là DG.
+Nhân tố 3: Bao gồm các biến quan sát.
Bảng 4.6: Các biến quan sát, tên và kí hiệu của nhân tố 3 Ký
hiệu Chỉ tiêu
Tên nhân tố (Kí hiệu)
DN1 Mức lương và đãi ngộ được trả tại thời điểm hiện tại xứng đáng với năng lực của tôi
Nhân tố 3:
Đãi ngộ và lương thưởng
(DN) DN2 Cách trả lương của Công ty đối với nhân viên là hoàn toàn hợp
lý và công bằng
DN3 Lương được trả không thua kém gì các Công ty cùng ngành khác
Nhân tố thứ ba bao gồm biến quan sát liên quan đến đãi ngộ và lương thưởng, vì vậy, đặt tên cho nhân tố thứ ba là đãi ngộ và lương thưởng có ký hiệu là DN.
+Nhân tố 4: Bao gồm các biến quan sát.
Bảng 4.7: Các biến quan sát, tên và kí hiệu của nhân tố 4 Ký
hiệu Chỉ tiêu
Tên nhân tố (Ký hiệu)
DT2 Công nhân viên được hướng dẫn những kỹ năng cần thiết cho công việc
Nhân tố 4: Đào tạo (DT)
DT3 Kiến thức và kỹ năng mới được phổ biến định kì cho công nhân viên để làm việc
DT1 Công ty tạo điều kiện cho tôi được đi học để nâng cao trình độ chuyên môn bản thân
Nhân tố thứ tư bao gồm biến quan sát liên quan đến đào tạo, vì vậy, đặt tên cho nhân tố thứ tư là đào tạo có ký hiệu là DT.
+Nhân tố 5: Bao gồm các biến quan sát.
Bảng 4.8: Các biến quan sát, tên và kí hiệu của nhân tố 5 Ký
hiệu Chỉ tiêu
Tên nhân tố (Ký hiệu)
CV1 Nhiệm vụ của mỗi công việc được xác định rõ ràng
Nhân tố 5: Xác định công việc
(CV) CV2 Công ty có hệ thống mô tả công việc và thường
xuyên được cập nhật
CV3 Tôi nắm bắt và hiểu rõ các công việc cần làm
Nhân tố thứ năm bao gồm biến quan sát liên quan đến xác định công việc, vì vậy, đặt tên cho nhân tố thứ năm là xác định công việc có ký hiệu là DT.
+Nhân tố 6: Bao gồm các biến quan sát.
Bảng 4.9: Các biến quan sát, tên và kí hiệu của nhân tố 6 Ký
hiệu Chỉ tiêu
Tên nhân tố (Ký hiệu)
TD2 Lãnh đạo các bộ phận trực tiếp và phòng nhân sự tham
gia vào quá trình tuyển dụng công nhân viên Nhân tố 6: Tuyển dụng
(TD) TD1 Hệ thống tuyển dụng của nhân viên mang tính khoa học
TD3 Công ty sử dụng các bài kiểm tra tiêu chuân hóa quá trình tuyển dụng
Nhân tố thứ sáu bao gồm biến quan sát liên quan đến tuyển dụng, vì vậy, đặt tên cho nhân tố thứ sáu là tuyển dụng có ký hiệu là TD.
4.2.2.2. Phân tích nhân tố đồi với biến phụ thuộc
+Thang đo Sự cố gắng (SCG):
Bảng 4.10: Kết quả phân tích nhân tố biến phụ thuộc SCG
Yếu tố đánh giá Giá trị chạy bảng So sánh
Hệ số KMO 0,628 0,5 < 0,628 < 1 Giá trị sig. nằm trong điều kiện Barlett 0,000 0,000 < 0,05 Tổng phương sai trích (TVE) 63,177% 63,177% > 50% Giá trị Eigenvalues 1,895 1,895 > 1
Nhân tố Hệ số tải nhân tố
SCG1 0,853
SCG2 0,835
SCG3 0,687
(Xem phụ lục 3.2)
-Hệ số KMO = 0,628 nên phân tích nhân tố là phù hợp.
-Sig (Barlett’s Test) = 0,000 (sig. < 0,05) chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.
-Eigenvalues = 1,895 > 1. Đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố, thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất.
-Tổng phương sai trích Rolation Sums of Squared Loading (Cumulative%) = 63,177% > 50%. Điều này chứng chỏ 63,177% biến thiên của đo lường được giải thích bởi 6 nhân tố.
-Hệ số Factor Loading của tất cả các biến trong thang đo đều có giá trị lớn hơn 0,5 và các biến trong này đều nằm chung 1 nhân tố và có liên quan đến SCG nên tên biến là Sự cố gắng (SCG).
+Thang đo Sự tự hào (STH):
Bảng 4.11: Kết quả phân tích nhân tố biến phụ thuộc STH
Yếu tố đánh giá Giá trị chạy bảng So sánh
Hệ số KMO 0,708 0,5 < 0,708 < 1 Giá trị sig. nằm trong điều kiện Barlett 0,000 0,000 < 0,05 Tổng phương sai trích (TVE) 76,977% 76,977% > 50% Giá trị Eigenvalues 2,31 2,31 > 1
Nhân tố Hệ số tải nhân tố
STH3 0,909 STH2 0,882 STH1 0,840
(Xem phụ lục 3.2)
-Hệ số KMO = 0,708 nên phân tích nhân tố là phù hợp.
-Sig (Barlett’s Test) = 0,000 (sig. < 0,05) chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.
-Eigenvalues = 2,31 > 1. Đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố, thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất.
-Tổng phương sai trích Rolation Sums of Squared Loading (Cumulative%) = 76,977%> 50%. Điều này chứng chỏ 76,977% biến thiên của đo lường được giải thích bởi 6 nhân tố.
-Hệ số Factor Loading của tất cả các biến trong thang đo đều có giá trị lớn hơn 0,5 và các biến trong này đều nằm chung 1 nhân tố và có liên quan đến STH nên tên biến là Sự tự hào (STH).
+Thang đo Sự trung thành (STT):
Từ bảng 4.12, ta có nhận xét sau:
-Hệ số KMO = 0,732 nên phân tích nhân tố là phù hợp.
-Sig (Barlett’s Test) = 0,000 (sig. < 0,05) chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.
-Eigenvalues = 2,317 > 1. Đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố, thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất.
-Tổng phương sai trích Rolation Sums of Squared Loading (Cumulative%) = 77,221% > 50%. Điều này chứng chỏ 77,221% biến thiên của đo lường được giải thích bởi 6 nhân tố.
-Hệ số Factor Loading của tất cả các biến trong thang đo đều có giá trị lớn hơn 0,5 và các biến trong này đều nằm chung 1 nhân tố và có liên quan đến STT nên tên biến là Sự trung thành (STT).
Bảng 4.12: Kết quả phân tích nhân tố biến phụ thuộc STT
Yếu tố đánh giá Giá trị chạy bảng So sánh
Hệ số KMO 0,732 0,5 < 0,732 < 1 Giá trị sig. nằm trong điều kiện Barlett 0,000 0,000 < 0,05 Tổng phương sai trích (TVE) 77,221% 77,221% > 50% Giá trị Eigenvalues 2,317 2,317 > 1
Nhân tố Hệ số tải nhân tố
STT2 0,885 STT3 0,881 STT1 0,870
(Xem phụ lục 3.2)