Thảo luận và so sánh kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự gắn kết của nhân viên đối với tổng công ty cổ phần đầu tư VCN (Trang 82)

4.4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Sự hài lòng của nhân viên trở thành một tài sản quan trọng đối với Tổng công ty trong nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, giữ vững sự trung thành, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Sự hài lòng là một thứ có trước lòng trung thành. Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh cao về mặt nhân sự, sự hài lòng của nhân viên là một yếu tố quan trọng đối với sự gắn kết, vì sự hài lòng của nhân viên giúp công ty duy trì được đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao.

Những thành tích mà Công ty đã đạt được trong thời gian qua đã chứng minh được tính đúng đắn trong việc ban lãnh đạo đã thực hiện đúng những với sứ mệnh và tầm nhìn mà Công ty đặt ra.

Công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng các công trình thi công trong các khu đô thị. Chẳng hạn như, trong suốt những năm qua công tác giám sát chất lượng công trình tiếp tục được đề cao, không ngừng tìm ra các phương pháp cũng như cách thức thực hiện việc kiểm soát tốt nhất đối với chất lượng công trình, nhất là các hạng mục bị che khuất. Nhờ thế chất lượng công trình được đảm bảo, có tính cạnh tranh cao so với các sản phẩm khác cùng loại.

Đồng thời Công tác an toàn vệ sinh lao động và an toàn cháy nổ được củng cố và nghiêm túc thực hiện, vì vậy đã không có sự cố xảy ra trong thi công công trình.

Gắn với sự phát triển của Công ty; Công ty Cổ phần Đầu tư VCN cũng không ngừng cố gắng nỗ lực trong việc góp phần vào các vấn đề của nước nhà, điến hình như trong năm 2014 Công ty đã trích 500 triệu đồng tham gia vào các chương trình chung sức bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tổng số nhân viên đang làm việc tại Công ty là 190 nhân viên, trong đó nam giới chiếm khoản 3/4 điều này cũng dễ hiểu khi Công ty có ngành nghề chủ yếu là kinh doanh bất động sản liên quan đến ngành xây dựng nên Công ty chủ yếu là nam giới. Dựa trên kết quả nghiên cứu của ba mô hình đều cho thấy yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến mức độ gắn kết của nhân viên tại Công ty Cổ phần đầu tư VCN trong đó ảnh hưởng mạnh nhất là “KHPT – Khả năng phát triển nghề nghiệp của nhân viên trong Công ty”; kèm theo đó là 2 yếu tố cũng ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên đối với Công ty đó là “DN – Đãi ngộ và lương thưởng” và “TD – Tuyển dụng”. Như

vậy việc tạo điều kiện cho nhân viên được có cơ hội thăng tiến, phát triển được nghề nghiệp của bản thân là một việc hết sức quan trọng.

Đối với ngành đặc thù của Công ty là ngành xây dựng, ngành này tạo ra được nhiều việc làm nhưng cũng là một ngành kinh tế trong cơ chế thị trường, số lượng lao động làm trong ngành xây dựng cũng rất cao từ cấp quản lý cho đến cấp lao động phổ thông, đồng thời tiền lương giờ trả cho người lao động là tương đối cao; tiền lương được trả cũng phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm làm việc, loại hình công việc, mức độ phức tạp của dựa án và điều kiện địa lý. Tiền lương còn biến động theo tình hình thời tiết và tiến độ thi công của công việc do bộ phận khác làm trước trong di truyển thi công. Chính vì điều này nhân viên làm trong ngành xây dựng cũng chú trọng nhiều đến các chế độ đãi ngộ và lương thưởng cũng như là khả năng được phát triển nghề nghiệp của bản thân trong tương lai. Bên cạnh đó ngành xây dựng là một ngành đòi hỏi về tính chuyên môn cao, am hiểu về lĩnh vực xây dựng, nên trình độ chuyên môn cũng được chú trọng chính vì thế đối với nhiều Công ty làm trong ngành xây dựng cũng cần tuyển dụng đúng những nhân viên hiểu rõ cơ bản về các kỹ thuật trong ngành xây dựng, giúp cho Công ty hạn chế được phần nào về chi phí đào tạo cho nhân viên, nhân viên khi được tuyển về cũng sớm được sử dụng, không mất quá nhiều thời gian để thích nghi với môi trường làm việc của ngành nghề, cũng chính vì nhân viên được tuyển dụng một cách đúng đắn thì đây cũng là lý do giúp cho Công ty dễ dàng hơn trong việc tạo điều kiện cho nhân viên có một môi trường làm việc cởi mở, có cơ hội phát triển bản thân trong Công ty, cũng như là một chính sách đãi ngộ và lương thưởng tốt, chính vì những điều này giữa Công ty và nhân viên càng tạo ra sự gắn kết chặt chẽ hơn.

Riêng đối với Công ty Cổ phần Đầu tư VCN thì việc xác định, nguồn lực là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp, Công ty luôn quan tâm đến công tác tuyển dụng và đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên với kinh phí đào tạo hàng năm lên tới hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra, công ty còn chú trọng đến công tác bố trí và tuyển dụng nguồn nhân lực phù hợp với điều kiện thực tế để mỗi người có thể phất huy tôi đa khả năng của mình góp phần vào sự phát triển của công ty, đồng thời không chỉ tuyển dụng được nhân viên phù hợp Công ty cũng đã có những chính sách lương thưởng không ngừng được cải thiện để làm hải lòng hơn đối với phía nhân viên. Nhưng trong những

năm vừa qua các chính sách lương thưởng của Công ty cũng chưa đáp ứng được yêu cầu mong đợi từ phía nhân viên, mặc dù phúc lợi của nhân viên tại Công ty cũng rất tốt, tuy nhiên giữa nhân viên và các cấp lãnh đạo phòng ban có mức chênh lệch khá lớn, mà mức độ tính chất công việc thực chất chênh lệch không nhiều, chính vì vậy gây nên tâm lý cho hầu hết các nhân viên không hài lòng với chính sách lương thưởng của Công ty và cũng tạo ra được tâm lý muốn nghỉ việc của nhân viên trong Công ty. Đồng thời các cấp lãnh đạo vẫn chưa quan tâm nhiều đến cán bộ Công nhân viên trong Công ty, cũng như chưa nắm bắt được nguyện vọng của nhân viên trong Công ty, chính vì điều đó mà việc hạn chết phát triển nghề nghiệp của nhân viên cũng bị hạn chế, chính vì thế nhiều nhân viên đã rời bỏ Công ty, vậy nên chính sách giúp nhân viên phát triển nghề nghiệp trong Công ty lại mang một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên đối với Công ty, bởi khả năng phát triển nghề nghiệp của nhân viên trong Công ty không chỉ mang lại lợi ích cho nhân viên mà nó còn là động lức thúc đẩy nhân viên làm việc, và thu hút được nhân viên ở lại với Công ty.

Theo như kết quả nghiên cứu, khi ta lấy sự cố gắng làm đại diện cho sự gắn kết của nhân viên thì chỉ có 4 nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết, mà sự cố gắng chính là việc nhân viên luôn nỗ lực hết mình nâng cao kỹ năng để có thể cống hiến nhiều hơn cho công việc, cũng như là sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân khi cần thiết để giúp đỡ nhóm làm việc tốt hơn, điều này đỏi hỏi nhân viên đó phải hiểu biết và nắm vững được kỹ năng chuyên môn, tránh hiện tượng làm sai đè gánh nặng công việc lên người khác cũng như là gánh nặng lên tập thể điều này sẽ khiến cho công việc không hiệu quả. Đồng thời sự cố gắng của nhân viên cũng được khích lệ khi có các mục tiêu, và mục tiêu của người nhân viên khi làm việc chính là có được sự thăng tiến và lương thưởng tốt, chính vì thế ta có thể thấy được việc nắm bắt rõ công việc, cũng như là tạo ra được cơ hội phát triển đối với nhân viên là một điều hết sức quan trọng tạo ra sự cố gắng cho nhân viên. Trong Công ty, các nhân viên luôn không ngừng nỗ lực phấn đầu để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, hơn nữa trong công ty luôn thường luân chuyển công tác đối với nhân viên trong Công ty, chính vì thế việc nắm bắt công việc các được coi trọng, các nhân viên trong Công ty đã trao đổi kinh nghiệm cũng như kiến thức cho nhau để giúp nhau dễ dàng nắm

bắt được công việc khi bị luân chuyển công tác vì vậy nhân tố xác định công việc cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự cố gắng của nhân viên trong Công ty.

Đối với mô hình sự tự hảo thì sự gắn kết của nhân viên được thế hiện ở 5 nhân tố ảnh hưởng. việc tự hảo của nhân viên đối với một tổ chức đó là việc nhân viên luôn tin tưởng vào những gì mà Công ty làm ra, cũng như là cảm thấy vui sướng và hạnh phúc khi mình được làm trong một môi trường làm việc tốt, một công ty đẳng cấp và có tính chuyên nghiệp cao. Công ty đã không ngừng mở các lớp đào tạo bồi dưỡng nhân viên, cũng như là thường xuyên thay đổi các chỉ tiêu đánh giá, các chỉ tiêu đánh giá sát thực với công việc của nhân viên giúp cho nhân viên hiểu được những mong đợi của mình, chính vì thế đã tạo ra một môi trường làm việc tốt, cũng như là tạo điều kiện cho nhân viên phát biểu ý kiến, đóng góp ý kiến cho các hoạt động chung của Công ty, chính vì lòng tự hào chủ yếu tập trung vào các nhân tố tạo nên sự hòa đồng giữa các nhân viên, tạo nên sự gắn kết của các nhân viên và điều này xuất phát hầu hết từ phía Công ty, chính vì thế mà các yếu tố hoạt ảnh hưởng đến Công ty cũng liên quan không nhỏ đến các chính sách của Công ty. Không chỉ tạo ra môi trường đào tạo tiền đề cho sự phát triển của nhân viên trong Công ty, cũng như là được trả công xứng đáng, Công ty cũng tạo ra môi trường làm việc công bằng bằng việc đánh giá nhân viên một cách đúng đắn sẽ tạo cho nhân viên cảm thấy được an toàn, tin tưởng cấp lãnh đạo cũng như là môi trường cạnh tranh lành mạnh, giúp nhân viên cống hiến hết mình cho công việc, tăng chất lượng kết quả công việc, điều này làm cho nhân viên cảm thấy tự hào hơn vì được làm trong một môi trường tốt hơn. Chính vì thế các nhân tố ảnh hưởng đến sự tự hào của nhân viên không chỉ tạo ra sự hài lòng của nhân viên mà còn tạo ra được một môi trường tin tưởng cho nhân viên giúp nhân viên tự hào hơn đối với Công ty của mình.

Đối với mô hình sự trung thành thì sự gắn kết được thể hiện ở các 6 nhân tố ảnh hưởng. Sự trung thành đây có lẽ là điều mà bất ký Công ty nào cũng khao khát muốn có ở nhân viên của mình, đặc biệt là những nhân viên có năng lực tốt hay còn là những nhân tài, công thần tạo nên sự phát triển cho Công ty, bởi lẽ dù có thể nào đi nữa thì chính điều này sẽ giúp cho Công ty không chỉ duy trì, phát triển một cách ổn định mà còn là một chìa khóa khác giúp cho Công ty vượt qua những giai đoạn khó khăn, và để đạt được điều này có lẽ Công ty không chỉ có một phương pháp tuyển dụng khoa học mà còn có các hậu

chính sách sau khi tuyển dụng, tạo cho nhân viên có một cái nhìn thân thiện đối với Công ty cũng như là tôn trọng sùng bái Công ty, không chỉ là việc đánh giá đúng đắn năng lực, có một hệ thống đào tạo giúp nhân viên nâng cao được cơ hội phát triển tương lai của mình mà Công ty cũng cho được nhân viên một hiện thực tốt dành cho nhân viên đó là chính sách đãi ngộ và lương thưởng cũng như là một tương lai tốt đẹp của Công ty, mà sự phát triển của Công ty cũng gắn liền với sự phát triển của nhân viên. Cá nhân tập thể Công ty VCN, Công ty đã không ngừng mở lớp nâng cao bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ, việc đánh giá cũng dẫn được hoàn thiện tốt hơn, các tiêu chí đánh giá nhân viên rõ ràng, đo lường được, không đưa ra các tiêu chí "chung chung" dẫn tới sự hiểu lầm của cấp dưới. Tiêu chí đánh giá tại Công ty luôn gắn liền với nhiệm vụ được giao thực hiện và mục tiêu mà Công ty mong muốn đạt tới. Các tiêu chí được đưa ra từ đầu kỳ đánh giá để nhân viên hiểu các yêu cầu và sự mong đợi của người quản lý đối với mình, điều này tạo ra sự minh bạch rõ ràng hơn. Không những thế Công ty cũng tạo ra một môi trường đào tạo bồi dưỡng hơn về kỹ năng chuyên môn, và đương nhiên trước việc nâng cao kỹ năng chuyên môn Công ty cũng giúp cho nhân viên nắm bắt tốt hơn công việc hiện tại nhưng điều này hầu hết lại được thực hiện thông qua việc trao đổi thông tin giữa các nhân viên với nhau, chính vì thế việc xác định công việc cũng có sự ảnh hưởng không kém đến sự trung thành của nhân viên đối với Công ty, tạo ra môi trường làm việc tốt cũng như là tin tưởng vào một tương lai phát triển đối với nhân viên, cũng như khẳng định được câu nói của Công ty là mang đến những điều bạn muốn, không chỉ đối với khách hàng bên ngoài mà cả khách hàng nội bộ.

4.4.2. So sánh kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu cho thấy khác so với các nghiên cứu khác, có lẽ là do đặc thù của Công ty khác với những Công ty khác, nhưng cũng có một số giống so với những nghiên cứu có cùng mô hình.

Nghiên cứu cho thấy, “Sự cố gắng” được giải thích bởi 4 nhân tố đó là “KHPT – Khả năng phát triển nghề nghiệp của nhân viên trong Công ty”, “DN – Đãi ngộ và lương thưởng”, “CV – Xác định công việc”, “TD – Tuyển dụng”. “Sự tự hào” được giải thích bởi 5 nhân tố đó là “KHPT – Khả năng phát triển nghề nghiệp của nhân viên trong Công ty”, “DG – Đánh giá nhân viên”, “DN – Đãi ngộ và lương thưởng”, “DT – Đào tạo”, “TD

– Tuyển dụng”. “Sự trung thành” được giải thích bởi 6 nhân tố đó là “KHPT – Khả năng phát triển nghề nghiệp của nhân viên trong Công ty”, “DG – Đánh giá nhân viên”, “DN – Đãi ngộ và lương thưởng”, “DT – Đào tạo”, “CV – Xác định công việc”, “TD – Tuyển dụng”.

So sánh với các bài nghiên cứu khác thì nghiên cứu: “Thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đối với sự gắn kết của nhân viên trong điều kiện Công ty cổ phần Đông Á” của Phạm Thế Anh (2008) chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên mạnh nhất đầu tiên là Cơ hội phát triển nghề nghiệp, Chế độ đãi ngộ lương thưởng và cuối cùng hệ thống bản mô tả công việc. Nghiên cứu giống với nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Đầu tư VCN khi mà yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất tới sự gắn kết của nhân viên là khả năng phát triển nghề nghiệp của nhân viên trong Công ty, và kết tiếp là đãi ngộ và lương thưởng, điều này cũng dễ hiểu khi mà nhân viên quan tâm đến những yếu tố gắn bó với cuộc sống của mỗi con người chúng ta, khi ai cũng mong muốn có được một sự nghiệp tốt và có được một đồng lương tốt, bên cạnh đó vì Công ty cổ phần Đông Á và Công ty Cổ phần Đầu tư VCN không thuộc Công ty có vốn nhà nước nên lương thưởng hầu như dựa vào năng lực làm việc, cũng như chức vụ chính vì thế cơ hội phát triển nghề nghiệp và lương thưởng là hai yếu tố chính ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức của cả hai Công ty. Tuy nhiên nhân tố ưu tiên thứ ba ảnh hường đến sự gắng kết của nhân viên đối với Công ty VCN lại là tuyển dụng, điều này cũng được giải thích khi trong năm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự gắn kết của nhân viên đối với tổng công ty cổ phần đầu tư VCN (Trang 82)