trường là mặt hàng cá tra fillet thịt trắng và cá tra fillet thịt hồng.
Bảng 4.5. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của South Vina giai đoạn từ 2010 đến tháng 6/2013
Cá tra fillet thịt đỏ Cá tra fillet thịt trắng Tổng Năm 2010 Sản lượng (tấn) 8.914,99 6.623,64 15.538,63 Tỷ trọng (%) 57,37 42,63 100,00 GTXK (nghìn USD) 17.605,37 17.468,00 35.074,37 Tỷ trọng (%) 50,19 49,81 100,00 Năm 2011 Sản lượng (tấn) 10.099,00 10.622,42 20.721,42 Tỷ trọng (%) 48.74 51,26 100,00 GTXK (nghìn USD) 21.771,15 32.491,23 54.262,38 Tỷ trọng (%) 40,12 59,88 100,00 Năm 2012 Sản lượng (tấn) 6.176,72 12.361,95 18.538,67 Tỷ trọng (%) 33,32 66,68 100,00 GTXK (nghìn USD) 11.999,83 30.827,51 42.827,34 Tỷ trọng (%) 28,02 71,98 100,00 6/2012 Sản lượng (tấn) 3.660,00 4.278,34 7.938,34 Tỷ trọng (%) 46,11 53,89 100,00 GTXK (nghìn USD) 7.493,25 12.340,01 19.833,26 Tỷ trọng (%) 37,78 53,89 100,00 6/2013 Sản lượng (tấn) 2.132,90 5.669,56 7.802,46 Tỷ trọng (%) 27,34 72,66 100,00 GTXK (nghìn USD) 3.894,92 13.545,16 17.440,08 Tỷ trọng (%) 22,33 77,67 100,00
Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu công ty South Vina,2013
Nhìn chung thì sản lượng cá tra xuất khẩu từ năm 2010 đến tháng 6/2013 có sự chuyển biến rõ rệt. Năm 2011 có sự tăng trưởng đột biến cao so với năm 2010, bước sang năm 2012 có sự suy giảm mức tăng trưởng. Riêng 6 tháng đầu năm 2013 hiện nay có sự giảm nhẹ sản lượng cá tra xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2012. Trong năm 2010, sản lượng cá tra fillet thịt đỏ xuất khẩu là 8.914,99 tấn (chiếm tỷ trọng là 57,37% trong tổng số sản lượng xuất khẩu của công ty) với giá trị xuất khẩu là 15.934,29 nghìn USD. Tỷ trọng còn lại là cá tra fillet thịt trắng với 42,63% tương ứng với 6.623,64 tấn, đạt 49,81% trong tổng giá trị xuất khẩu thu về (tương đương 19.140,08 nghìn USD).
Sang năm 2011, có sự tăng trưởng rõ rệt, tổng sản lượng xuất khẩu tăng 33,35% trong đó cá tra fillet thịt trắng chiếm 10.622,42 tấn, đạt 51,26% trong tổng số sản lượng xuất khẩu. Riêng về cá tra fillet thịt đỏ thì ở cả sản lượng và giá trị đều có giảm so với năm trước, với giá trị xuất khẩu thu về chỉ đạt 21.771,15 nghìn USD, chiếm 40,12% trong tổng giá trị xuất khẩu, nguyên nhân là do trong năm này giá cá tra fillet thịt trắng có sự gia tăng đáng kể, với mức giá bình quân khá cao là 3,06 USD/kg, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu thu về của công ty. Trong năm 2011, sản lượng xuất khẩu có sự biến động tăng ở mặt hàng cá tra thịt trắng và giảm ở cá tra thịt đỏ, bởi do nhu cầu của từng mặt hàng riêng, đối với cá tra thịt đỏ có chất lượng dinh dưỡng tốt, giá rẻ phù hợp với chi tiêu của người dân, còn đối với cá tra thịt trắng thì có giá cao hơn song hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn cá thịt đỏ Tùy theo nhu cầu cũng như khả năng tiêu dùng cả hai loại sản phẩm trên đều đạt được sự ưa thích cao của người tiêu dùng. Đặc biệt trong năm 2011, nền kinh tế bắt đầu phục hồi nên người dân tăng mức chi trả cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày, một phần nào cũng là nguyên nhân làm tăng giá của các mặt hàng thủy sản lên.
Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu công ty South Vina, 2013
Hình 4.4 . Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty South Vina giai đoạn 2010 đến tháng 6/2013
Trên đà diễn biến của sự thay đổi tỷ trọng rõ rệt, tăng ở cá tra thịt trắng và giảm ở cá tra thịt đỏ, mặc dù nhìn chung hoạt động xuất khẩu của năm 2012 có sự giảm nhẹ so với năm 2011 song về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu trong năm 2012 cũng không có gì khác so với diễn biến của năm 2011 (theo hình 4.4 ở trên). Theo đó, năm 2012 công ty xuất khẩu 18.538,67 tấn cá tra, trong đó tỷ trọng của cá tra thịt đỏ chỉ chiếm 33,32% trong tổng sản lượng xuất
khẩu với giá trị xuất khẩu thu về đạt 11.999,83 nghìn USD, chỉ đạt 28,02% trong tổng giá trị xuất khẩu thu về là 42.827,34 nghìn USD. Một điều rõ ràng có thể thấy là tỷ trọng của mặt hàng cá tra thịt đỏ ngày càng giảm dần trong tổng cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty. Ngược lại với tỷ trọng ngày càng giảm của mặt hàng cá tra thịt đỏ thì mặt hàng cá tra thịt trắng có tỷ trọng ngày càng tăng cao trong tổng cơ cấu sản phẩm của công ty. Tuy nhiên, nếu so với cơ cấu chung của công ty là mức tăng trưởng của năm 2012 thấp hơn so với năm 2011 thì trong cơ cấu sản phẩm theo mặt hàng cá tra fillet thịt trắng này lại ngược lại. Sản lượng cá tra fillet thịt trắng đóng góp trong năm 2012 thì tăng 16,37% và giá trị xuất khẩu thu về là 30.872,51 nghìn USD, cả sản lượng và giá trị xuất khẩu thu về đều tăng hơn so với năm 2011, đồng thời thì tỷ trọng đóng góp trong tổng giá trị xuất khẩu của mặt hàng này lại tăng từ 59.88% (năm 2011) lên 71,98% trong năm 2012, việc tăng giá trị xuất khẩu này là do trong năm mức giá xuất khẩu của cá tra thịt trắng ở một số thị trường tăng khá cao.
Tính tới tháng 6 năm 2013 thì tổng sản lượng xuất khẩu của công ty đạt 7.802,46 tấn trong đó có 2.132 tấn cá tra thịt đỏ và 5.669,56 tấn cá tra thịt trắng với tỷ trọng lần lượt là 27,34% và 72,66%. Nếu so với cùng kỳ năm trước thì tỷ trọng của mặt hàng cá tra thịt trắng tiếp tục tăng cao và đóng góp ngày càng nhiều hơn vào tổng giá trị xuất khẩu thu về của công ty. Với giá trị xuất khẩu thu về là 13.545,16 nghìn USD trong sáu tháng đầu năm, mặt hàng cá tra thịt trắng chiếm 77,67% trong tổng số giá trị xuất khẩu thu về trong cùng khoảng thời gian này, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh việc tỷ trọng ngày càng tăng của mặt hàng cá tra thịt trắng thì ngược lại tỷ trọng của cá tra thịt đỏ ngày càng giảm, với sản lượng xuất khẩu chỉ chiếm 27,34%, giảm đến hơn 18% và cũng giảm đi 15,45% về giá trị xuất khẩu thu về (từ 37,78% trong cùng kỳ năm 2012 xuống còn 22,33% trong cùng kỳ sáu tháng đầu năm 2013). Thực sự có một dấu hiệu rõ ràng trong việc thay đổi ngày càng lớn tỷ trọng cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty, phần nào cũng do nhu cầu tiêu dùng của người dân các nước thay đổi, với mức sống ổn định hơn sau khi phục hồi dần dần nền kinh tế các nước, nhu cầu cho mức sống của người dân vì thế mà cũng tăng cao và có nhiều sự lựa chọn. Có thể nói việc lựa chọn sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao hơn để sử dụng là một điều tất yếu, công ty nên có cái nhìn tổng quan về vấn đề này và có những định hướng chiến lược trong hoạt động xuất khẩu sắp tới đây.